Còn gần 36 tiếng nữa đến giờ chốt kết thúc đăng ký đại hội cổ đông
Có le nào, từ nay trở đi, EIB sẽ là chống lưng cho BCG!
xxx
Nguyễn Hồ Nam lên ngôi Thái Thượng Hoàng.
không giữ thì làm gì bác :)) còn họ vẫn bán nhiều các dự án (bán một phần, vẫn nắm tỷ lệ >51%)
BAMBOO CAPITAL CÓ TÂN CHỦ TỊCH, SẼ PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU THƯỞNG CHO CỔ ĐÔNG, ĐẶT MỤC TIÊU “KHỦNG” NĂM 2024
Ngày 27/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Ngoài kế hoạch kinh doanh ấn tượng giai đoạn 2024-2028 được Bamboo Capital đặt ra, ĐHĐCĐ 2024 còn đánh dấu sự kiện đặc biệt khi ông Nguyễn Hồ Nam từ nhiệm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital. Sau khi từ nhiệm, ông Nguyễn Hồ Nam vẫn đồng hành cùng Bamboo Capital với tư cách Chủ tịch Hội đồng Chiến lược.
Năm 2024, Bamboo Capital đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 6.102,5 tỷ đồng và tổng lợi nhuận sau thuế đạt 951,7 tỷ đồng. So với kết quả đạt được của năm 2023, kế hoạch kinh doanh 2024 của Tập đoàn Bamboo Capital dự kiến tăng trưởng 152% về doanh thu và tăng đến 556% về lợi nhuận.
Về mục tiêu giai đoạn 2024-2028, Bamboo Capital dự kiến doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 50% mỗi năm, tương đương với doanh thu thuần năm 2028 đạt 30.475,2 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2028 dự kiến đạt 4.535,6 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngoạn mục giai đoạn 2024-2028, Bamboo Capital cần chuẩn bị nguồn vốn lớn để triển khai hàng loạt dự án. Hồ sơ phát hành 2:1 của Công ty đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt ngày 25/4. Bamboo Capital đang thực hiện các thủ tục tiếp theo để tăng vốn điều lệ thông qua phát hành 2:1 cho cổ đông hiện hữu. Giá chào bán là 10.000 đồng/cp, thời gian thực hiện ngay trong quý 2/2024. Nếu phát hành thành công, Bamboo Capital sẽ huy động được 2.667 tỷ đồng.
Bamboo Capital cũng sẽ phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Tổng số cổ phiếu thưởng Bamboo Capital dự kiến phát hành là 80 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền là 100:10.
Về mặt nhân sự, Tập đoàn Bamboo Capital có sự thay đổi lớn khi ông Nguyễn Hồ Nam từ nhiệm Chủ tịch HĐQT BCG để tập trung cho việc lãnh đạo Hội đồng Chiến lược của Tập đoàn. Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Thế Tài cũng xin từ nhiệm để tập trung hơn vào nhiệm vụ tại Hội đồng Chiến lược. Ông Phạm Nguyễn Thiên Chương – Thành viên HĐQT độc lập xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Ông Kou Kok Yiow - thành viên Ban Kiểm soát - đã từ nhiệm để ứng cử vào HĐQT Tập đoàn Bamboo Capital nhiệm kỳ 2020-2025. Kết quả, ông Kou Kok Yiow đã trúng cử và trở thành tân Chủ tịch HĐQT. Ông Kou Kok Yiow có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán và điều hành, quản lý các công ty trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Ông tham gia vào Tập đoàn Bamboo Capital từ năm 2020 với vai trò thành viên của Ban kiểm soát. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ Giám đốc Công ty Harvest Global Investment Pte Ltd – một công ty đầu tư tài chính đa quốc gia có trụ sở tại Singapore.
Một thành viên mới là ông Hoàng Trung Thành cũng được bầu vào HĐQT Bamboo Capital nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Leong Kwek Choon được bầu bổ sung vào Ban Kiểm soát Bamboo Capital nhiệm kỳ 2020-2025.
Từ năm 2017, Bamboo Capital đã có định hướng trẻ hoá lãnh đạo và đến thời điểm này đã chuẩn bị được đội ngũ kế cận vị trí lãnh đạo gồm 12 thành viên, bên cạnh đó còn có thêm 24 nhân sự chiến lược, 42 nhân sự lõi. Phát triển được đội ngũ kế thừa, hệ thống quy chế và mô hình quản trị từ tập trung sang hướng phân tán đã giúp Bamboo Capital vận hành an toàn hơn, không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân hay nhóm nhỏ nào.
Ông Nguyễn Hồ Nam và ông Nguyễn Thế Tài sẽ chuyển lên Hội đồng Chiến lược để sát cánh cùng Tập đoàn với một tâm thế mới hơn, với không gian hoạt động rộng hơn, từ đó có thời gian nhiều hơn trong công tác định hướng, giám sát, hỗ trợ, tìm kiếm thêm những cơ hội mới mang tính đột phá cho Tập đoàn. Đây là chiến lược táo bạo, là một dịch chuyển tốt cho Tập đoàn, tạo ra nhiều cơ hội phát triển để gia tăng giá trị cho Bamboo Capital và cổ đông.
Dứt khoát phát hành thêm ở thời điểm này. Lí do ẩn sâu là gì?
Không có sự đứng sang một bên của cụ Trần Mộng Hùng trong quá khứ thì hẳn là không có một Trần Hùng Huy của hôm nay.
Bài viết của Trương Huy San về ACB và cụ Trần Mộng Hùng, cổ đông sáng lập ACB.
ACB & ÔNG TRẦN MỘNG HÙNG
Rất ít người biết ông Trần Mộng Hùng mới thực sự là người sáng lập ngân hàng ACB [cùng hai cổ đông khác là ông Phạm Trung Cang và ông Trịnh Kim Quang, vào năm 1993]. Có lẽ do ông ít khi sử dụng siêu xe [của ACB] và tên ông không gắn với đội bóng [cũng của ACB]. Một đôi lần tôi thấy ông giữ mình lặng lẽ ở những chỗ đông người và, rất nhanh, kéo sụp chiếc mũ lưỡi trai xuống rồi rời đi trong chốc lát.
Phần lớn con đường học vấn của ông Trần Mộng Hùng được trang bị từ nền tảng giáo dục miền Nam. Dù, sau năm 1975, ông mới hoàn thành chương trình đại học.
Nếu không có những năm tháng Sài Gòn khánh kiệt bởi “cải tạo”, “đánh tư sản” và thay thế thị trường bằng “phân phối, quan liêu, bao cấp”, có thể ông Trần Mộng Hùng vẫn là một thầy giáo ở trường đại học. Ông từng là giảng viên trường cao cấp nghiệp vụ ngân hàng [1978-1980]. Ngày ấy, để có thể đứng được trên bục giảng, nhiều giảng viên khác như ông đã phải làm đủ nghề, từ nấu xà bông [từ xút và dầu dừa], đến làm nhựa tái chế và “nước giải khát có gaz”.
Chính sách thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng [đầu thập niên 1990s] đã giúp ông có một quyết định đúng đắn, chọn ngành kinh doanh đúng với chuyên môn của mình: Thành lập một ngân hàng thương mại cổ phần [TMCP].
Trong gần hai thập niên sau đó, ở Sài Gòn có 3 ngân hàng TMCP hoạt động rất ấn tượng: ACB, Đông Á và Sacombank. Đông Á và Sacombank từng là những ngân hàng bán lẻ tốt nhất. Đông Á còn là ngân hàng tiên phong triển khai dịch vụ ATM.
Tôi không chắc, việc Ban Tài chánh Quản trị Thành ủy TP HCM có cổ phần trong ngân hàng Đông Á hay những sai lầm của ông Trần Phương Bình mới là yếu tố chính “giết chết” ngân hàng lừng lẫy một thời này. Nhưng, ở khu vực hoàn toàn tư, yếu tố minh bạch thường đảm bảo tốt hơn nơi công tư lẫn lộn.
Đáng tiếc nhất là Sacombank. Cổ đông sáng lập Sacombank, ông Đặng Văn Thành, bị suy yếu sau những thất bại của Sacomreal [khi thị trường địa ốc đóng băng sau khủng hoẳng 2008]. Gặp lúc phải đối diện với những âm mưu thôn tính bằng những công cụ phi thị trường, Sacombank, một ngân hàng đang cường tráng bị buộc phải trao cho một ngân hàng, khi ấy, đã “chết” trên thực tế.
Ông Trần Mộng Hùng là Tổng Giám Đốc đầu tiên và Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB từ năm 1994 đến 2008. Ông “điều hành ACB bằng sự thận trọng, đặt tính minh bạch lên hàng đầu”. Năm 2008, ACB đã tiên phong khi mời Cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá làm Chủ tịch bên cạnh Tổng giám đốc Lý Xuân Hải, một người trẻ tuổi, tài năng. Và, người có ảnh hưởng trong giai đoạn này phải công nhận là “Bầu Kiên”.
Trong giai đoạn này, ACB nắm bắt đúng cơ hội, tăng trưởng mạnh và đã có những bước đột phá. Nhưng giai đoạn này, “Bầu Kiên” cũng đưa ACB phát triển theo hướng gây băn khoăn, lo lắng.
Năm 2012, xảy ra vụ án “Bầu Kiên”; một vụ án mà về mặt pháp lý có rất nhiều vấn đề. Nhưng đối với ACB, đây là một tình huống không chỉ buộc ngân hàng này phải xử lý tốt khủng hoảng tức thời mà còn phải cải tổ để đưa ACB trở lại đúng với chiến lược phát triển của người sáng lập.
Con trai ông Trần Mộng Hùng, Trần Hùng Huy, năm ấy 34 tuổi, được đào tạo bài bản từ nước ngoài, lên làm Chủ tịch. Ông Hùng quay trở lại HĐQT và khi ACB đã bắt đầu đi đúng quỹ đạo, ông rời HĐQT về giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Quản Lý Rủi Ro [2018 – 2023].
Vào những lúc mà thị trường đất đai đang sôi động nhất, ông Trần Mộng Hùng nói với tôi, ông nhận được rất nhiều lời chào mời kể cả những lời chào mời từ phía chính quyền, nhưng ACB vẫn kiên quyết không đầu tư vào địa ốc. Đây không chỉ là vấn đề nguyên tắc, đây là “sự đối lập giữa đạo đức kinh doanh và tinh thần liều lĩnh”.
Đã lâu, tôi không có dịp gặp lại ông Trần Mộng Hùng nhưng biết, ACB vẫn giữ được những giá trị cốt lõi ấy, vẫn là một ngân hàng kiên định với nghề ngân hàng chứ không sử dụng ngân hàng như một công cụ huy động vốn cho các công ty trong cùng “hệ sinh thái”.
Ông Trần Mộng Hùng ra đi thật đột ngột [chỉ vừa 72 tuổi]. Nhưng ACB không bị đặt trong tình huống bất ngờ.
Ông Trần Mộng Hùng không những nằm trong số không nhiều những nhà doanh nghiệp Việt Nam tạo được cho mình một đế chế mà còn nằm trong số rất ít người chuẩn bị cho đế chế ấy sự thừa kế; xét cả từ góc độ gia đình và xã hội.
Trong hơn 30 năm qua, thay vì liên tục bám trụ “ngai vàng”, có những thời gian ông đứng hẳn ra ngoài dành sân cho thế hệ khác. Nhưng dù đứng ở vị trí nào, ông vẫn được coi là một “người thầy nghiêm khắc”. Trước khi ra đi, vì thế, ông đã kịp xây dựng cho ACB một nền tảng quản trị hiện đại, hình thành được triết lý kinh doanh và về mặt con người, chuẩn bị được cho ACB một đội ngũ.
BCR sẽ đổi sàn trong hai năm tới
Trong năm 2024 bán xong Malibu Hội An và Hội An dOr thì lợi nhuận sẽ cao hẳn lên
Sang tuần giá sẽ trên 10k và ko quay trở lại nữa.
Chứ ai lại để phát hành thêm với giá trên cả giá tự do thị trường.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Long An, Công ty Cổ phần Năng lượng BCG - Băng Dương đã được UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá cho thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời BCG - Băng Dương với diện tích hơn 50ha tại xã Thạnh An, huyện Thạnh Hóa. Sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Long An đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty.
Đến ngày 28-4-2023, Thanh tra Chính phủ có Kết luận thanh tra số 1027/KL- TTCP về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo quy hoạch điện VII và quy hoạch điện VII điều chỉnh. Theo đó, trong việc cho thuê đất, UBND tỉnh Long An đã cho chủ đầu tư thuê đất để thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời BCG - Băng Dương vượt 1,29ha, vi phạm quy định tại khoản 4, Điều, 10 Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12-9-2017 của Bộ Công Thương. Trên cơ sở kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Long An đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét, xử lý việc thu hồi diện tích đất cho thuê vượt định mức quy định. Đồng thời, Công ty Cổ phần Năng lượng BCG - Băng Dương đã có văn bản về việc tự nguyện trả lại đất với diện tích này. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định và tham mưu UBND tỉnh Long An ban hành quyết định thu hồi.
bài từ năm trước, báo đăng lại