Tích lũy
(Bamboo theory)
Phiên nay mà đang từ xanh nhảy sang đỏ thì chắc là có nhiều cụ bán tháo, bỏ của chạy giữ tiền.
Kê tham chiếu mà ko về tới.
Chả ai ngó gì kế hoạch BCGE lên sàn Nasdad, kể cũng tội cho DN. Trong khi Vinfast lên Nasdad thì báo chí tung hô 4 bể cả năm trời. Mà nói thiệt, cổ ô tô điện thì WARRANT BUFFET ko mê, nhưng cổ DN điện tái tạo thì cụ sẽ múc. Danh mục ẩn trị giá 40 tỷ Đô của cụ ấy nghe tin nói là ngành điện xanh tái tạo.
Con này chắc phải phi lên 20
Hiện nay, Bamboo Capital hoạt động ổn định theo mô hình tập đoàn đa ngành dựa trên 5 lĩnh vực chính là: năng lượng tái tạo, bất động sản, hạ tầng - xây dựng, dịch vụ tài chính - bảo hiểm và sản xuất - dược phẩm.
Ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Tập đoàn Bamboo Capital từng chia sẻ: “Thực ra, M&A là DNA (văn hóa và chiến lược) của Bamboo Capital được Bamboo Capital áp dụng xuyên suốt và linh hoạt từ trước tới nay. Nhờ vậy, tập đoàn phát triển mạnh trong hơn 10 năm qua”.
Trong thời điểm thị trường thuận lợi, Bamboo Capital đã âm thầm tích lũy nội lực và nguồn vốn; khi thị trường xuất hiện cơ hội phù hợp, Bamboo Capital sử dụng nguồn lực đã chuẩn bị để M&A các dự án tiềm năng với định giá hấp dẫn. Vào thời điểm thị trường khó khăn còn có thể kéo dài, Bamboo Capital áp dụng chiến lược thận trọng hơn, tập trung nguồn lực cho các hoạt động cốt lõi.
Song song đó, ngay khi nhận thấy thị trường và bối cảnh vĩ mô của ngành năng lượng có những tín hiệu tích cực, Bamboo Capital đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội M&A để mở rộng lĩnh vực năng lượng sang mảng điện rác sau một thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng trước đó.
Câu chuyện xử lý rác thải đang là bài toán nhức nhối tại nhiều đô thị lớn tại Việt Nam, cần thiết xây dựng nhà máy điện rác để xử lý rác thải và hoàn toàn đảm bảo môi trường, không ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, điện rác là ngành có tiềm năng kinh tế hấp dẫn, nguồn thu của một dự án điện rác rất đa dạng, ngoài doanh thu từ dịch vụ xử lý rác còn có doanh thu đến từ việc bán điện, và nguồn thu trong việc bán tín chỉ carbon từ lượng khí CO2 cắt giảm được. Đặc biệt, hiện nay, Chính phủ nói chung và TP.HCM nói riêng đang rất ủng hộ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển dự án xử lý điện rác.
Đầu năm 2024, Bamboo Capital chính thức bước vào lĩnh vực điện rác với việc BCG Energy M&A lại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Tâm Sinh Nghĩa đang hoạt động dưới hình thức nhà máy xử lý, phân loại và đốt rác tại TP.HCM, Long An và Kiên Giang.
BCG Energy sẽ triển khai xây dựng nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa đầu tiên tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Giai đoạn 1 của nhà máy có công suất xử lý rác là 2.000 tấn/ngày đêm và công suất phát điện lên tới 70 MW, dự kiến hoàn thành cuối năm 2025. Giai đoạn 2 với công suất xử lý 5.200 tấn rác/ngày đêm và công suất phát điện lên tới 130 MW, dự kiến hoàn thành trong năm 2026. Đồng thời, BCG Energy cũng sẽ nghiên cứu và xây dựng nhà máy đốt rác phát điện tại Long An và một số tỉnh thành khác.
Năm 2024 sẽ là thời điểm BCG Energy tái khởi động, tăng tốc triển khai hàng loạt dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn. Bamboo Capital kiên định với mảng năng lượng tái tạo vì đây là mảng kinh doanh tiềm năng và sẽ đem lại hiệu quả lớn cho BCG.
Chính sách hiện tại của Việt Nam thì doanh nghiệp NLTT khó khăn cụ ạ. Lợi nhuận thấp so với rủi ro nhận lại
Mình không thấy khó nếu so sánh nghành điện tái tạo với rất nhiều lĩnh vực khác. Đây là ngành được bao tiêu sản phẩm đầu ra (thậm chí với các Dự án hưởng giá FiT thì biên lợi nhuận tầm 30-40%). Mình từng ngồi với mấy ông CEO ngành này, khẳng định với các dự án đang hưởng FiT, tỷ suất lợi nhuận cực cao, chỉ hoàn vốn trong 5 năm, trong khi hưởng FiT 20 năm (làm 5 năm ăn ko dự án, coi như khấu hao xong).
Chính sách hiện tại và tương lai hoàn toàn hỗ trợ điện tái tạo như: quy hoạch điện VIII, chính sách thị trường bán điện cạnh tranh (cho phép Dn bán điện cho mọi khách mà ko cần thông qua EVN), chính sách môi trường xanh, tín chỉ carbon mà VN buộc phải thực hiện theo cam kết quốc tế… Bối cảnh hiện tại nếu nhìn cho DN lần đầu dấn chân vào ngành thì ko dễ, đơn giản vì không còn dự án, muốn xin dự án giờ khó như lên trời, vì quy hoạch ntn, địa phương giờ rén sau đoạn cấp dự án tràn lan. Nhưng với DN đang có tệp dự án vài chục dự án, đang trong đoạn thi công phát triển khoảng 1300mw - 2000mw thì có nghĩa là dn đã có sẵn dự án, giờ chỉ việc làm.
Khoá dự án cấp mới thêm thì càng tốt cho BCG. Khó với người khó, còn với BCG thì chỉ cần tiền bơm là cực dễ (dự án sạch, có sẵn, chỉ việc đẩy tốc độ làm, làm xong COD tự nhiên tiền chảy về). Lưu ý các dự án điện đang phát triển của BCG là đều đã ký PPA với EVN, được bao tiêu rồi.
Rủi ro kinh doanh ngành nào cũng có, nhưng mình khẳng điện ngành điện tái tạo rủi ro kinh doanh là cực thấp. ở phía cầu, EVN bao tiêu, và chính sách giờ còn cho phép bán tự do ko qua EVN, trong khi tổng sức tiêu thụ điện VN tăng ko ngừng do là nước đang công nghiệp hoá. Rủi ro lớn nhất trong kinh doanh là thị trường tiêu thụ đầu ra, cái này với điện tái tạo là lợi thế được bảo đảm. Có lĩnh vực nào được bảo đảm thị trường bán điện đâu. Rủi ro kỹ thuật vận hành = 0. Rủi ro chính sách = 0, vì chính sách Vn lẫn thế giới là ủng hộ tuyệt đối. Rủi rủi ro tín dụng = 0, vì đây là ngành được bank rất thích cho vay. Như BCG, thậm chí đc vay quốc tế với lãi suất ưu đãi vì BCG là DN đáp ứng ESG chứng chỉ phát triển xanh bền vững. Mọi người hay nói tới rủi ro lãnh đạo? Mình thấy ae đôi khi đánh giá lão Nam chưa đúng đâu, nhìn BCG có lịch sử phát triển 10 năm, mà giờ có 5-6 mảng kinh doanh (báo chí viết hôm qua), mình nghĩ là bộ óc cực khủng. Giai đoạn phát triển, bắt buộc phải tăng vốn để tăng quy mô, tăng sức lực M&A… qua đoạn phát triển, đầu tư (đoạn khổ), là vào đoạn vận hành (năm chơi đếm tiền). Haha
BCG mảng kinh doanh tiềm năng giá chưa đến 10k, ngon bác nhỉ
Hành trình của FRT thật đáng kinh ngạc. Mình cầm mã này hồi tháng 7-8/2021 những không giữ được qua phiên sóng gió. Đến khi FRT vào đoạn kéo cuối năm 2021 thì mình hoàn toàn xóa khỏi danh mục vì thấy nó lên tới 35-40 quá cao. Sau biến thiên 2-3 năm, giờ đã 170k/ cổ.
Câu hỏi tự hỏi mình giờ là: liệu mình sẽ bỏ BCG đoạn này không nếu TT rung mạnh???
Nhìn lại lịch sử, thấy cách làm của Hồ Nam và cộng sự tại BCG rất giống với những gì cụ W.B đã làm năm xưa với B.H ở phần mục:
Bỏ tiền mua kiểu M&A + Bố trí người tham gia HĐQT và điều hành công ty sau M&A
BCG của để giành!
Bác Stockpro đãi cát tìm vàng tốt thật. Tôi hóng hớt thấy bên đó đã phát lệnh về BCG
1 DN từ lỗ thành lãi thì cổ phiếu tăng tối thiểu X2 là bình thường, cứ nhìn mấy tấm gương gần nhất.
-
HVN từ lỗ âm vốn chủ sở hữu giờ mới có lãi quý đầu tiên thì giá đã gần X3 rồi, từ 10K lên 28.x
-
MWG từ lãi vài chục tỷ hàng quý (thì có khác gì là lỗ đâu), giờ Quý 1 đã lãi 900 tỷ rồi. Cũng không khác gì từ lỗ thành lãi khủng, mà thấy bảo Quý 2 cũng khủng thì phải AE check giúp
-
FRT cũng từ lỗ thành lãi có mấy chục tỷ thì giá đã mấy trăm cả chia tách rồi…
Anh em để ý BCG nhé!