Theo đó, những dự án điện gió đã vận hành và hưởng giá FIT như công bố đang được tìm mua với giá khoảng 2,1-2,2 triệu USD/MW; những dự án chưa có FIT, nhưng giấy tờ chuẩn cũng được mua tới 1,7-1,9 triệu USD/MW. Các dự án chưa đủ giấy tờ cũng vẫn được tìm mua, nhưng thiếu giấy tờ gì thì trừ đi giá của loại giấy tờ đó.
TCD có tin gì vui mà nước ngoài mua ròng phiên nay?
Đầu tư công không thể thiếu nhóm này.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết: Một trong những mục tiêu của thị trường tín chỉ carbon là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
P/S: BCG đã có sự chuẩn bị và kế hoạch rõ ràng cho thị trường Carbon.
Bamboo Capital chuẩn bị tham gia thị trường tỷ USD.
Dòng điện dòng tiền đang rút ra
HDG đi nạng rồi, cẩn trọng gex bcg vnd
P/S: BCG vừa có phiên ATC đầy cảm xúc
BCG Land (BCR) - Tracodi (TCD) và Địa ốc Hoàng Quân (HQC) muốn làm dự án NOXH hơn 2.100 tỷ đồng
Liên danh BCG Land (mã cổ phiếu BCR) và Tracodi (mã cổ phiếu TCD) vừa đăng ký thực hiện dự án nhà ở xã hội quy mô hơn 2.100 tỷ đồng tại TP.Đà Nẵng. Đồng thời, Địa ốc Hoàng Quân (mã cổ phiếu HQC) cũng đăng ký thực hiện dự án này.
Con bcr mỗi ngày nó cưa chân 1 khúc đau thiệt chớ
Con này bà con kỳ vọng lên sàn cứu giá BCG mà lên sàn cái cắm đầu luôn. Lịch sử họ nhà này in giấy thì khỏi bàn.
Báo cáo quý 4 đã có khả quan, tạo đà cho 2024
BAMBOO CAPITAL TIẾN VÀO LĨNH VỰC ĐIỆN RÁC
Ngày 31/01/2024, BCG Energy (một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital) đã ký kết hợp đồng nguyên tắc về việc mua bán cổ phần với Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa (công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý rác thải tại TP.HCM), qua đó đưa doanh nghiệp này trở thành một thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn Bamboo Capital.
Sự kiện đánh dấu việc Tập đoàn Bamboo Capital chính thức bước chân vào mảng điện rác.
Sau khi sáp nhập, bằng kinh nghiệm và năng lực phát triển các dự án năng lượng tái tạo, BCG Energy sẽ xây dựng 2 nhà máy đốt rác phát điện của Tâm Sinh Nghĩa tại TP.HCM và Long An.
Hiện nay, Tâm Sinh Nghĩa đang hoạt động dưới hình thức nhà máy xử lý, phân loại và đốt rác tại tại TP.HCM, Long An, Kiên Giang.
Giai đoạn 2024-2025, BCG Energy sẽ xây dựng nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa đầu tiên tại TP.HCM.
Dự án sẽ được xây dựng tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - huyện Củ Chi. Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, xây dựng trên tổng diện tích 20 ha, công suất xử lý đốt rác phát điện 2.000 tấn/ngày đêm. Ngoài hiệu quả xử lý rác thải, nhà máy sẽ tạo ra công suất phát điện dự kiến 40 MW. Sau khi hoàn thành xây dựng, giai đoạn tiếp theo, nhà máy đốt rác phát điện tại TP.HCM có thể nâng công suất xử lý lên đến 5.200 tấn rác/ngày và công suất phát điện lên tới 130 MW.
Song song với việc xây dựng nhà máy đốt rác phát điện tại TP.HCM, BCG Energy sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy điện rác tại Long An.
Tại tỉnh Long An, nhà máy sẽ được xây dựng tại xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa. Tổng vốn đầu tư nhà máy Long An dự kiến khoảng 1.586 tỷ đồng, công suất xử lý rác dự kiến là 500 tấn/ngày, công suất phát điện dự kiến là 10 MW.
Tại Kiên Giang, Tâm Sinh Nghĩa hiện đang vận hành Nhà máy xử lý rác Thành phố Rạch Giá tại xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng, công suất xử lý rác đạt khoảng 200 tấn/ngày.
BCG Energy sẽ nghiên cứu cơ hội đầu tư, mở rộng quy mô công suất nhà máy, phát triển theo hướng nhà máy đốt rác phát điện trong tương lai.
Việc Tập đoàn Bamboo Capital tham gia xây dựng nhà máy điện rác có công suất lên đến 2.000 tấn/ngày và có thể tiếp tục nâng công suất lên 5.200 tấn/ngày có ý nghĩa xã hội to lớn, giúp giảm thiểu áp lực xử lý rác thải đang ngày càng lớn tại TP.HCM, đồng thời góp phần cung cấp điện năng cho thành phố để phục vụ sinh hoạt và sản xuất, nhất là khi nhu cầu điện tăng cao lúc kinh tế hồi phục.
Sự kiện tham gia vào mảng điện rác càng khẳng định vị thế một trong những công ty năng lượng lớn nhất Việt Nam của BCG Energy, công ty thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital.
Các doanh nghiệp đầu tư vào mảng năng lượng luôn sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao. Thông thường theo sổ sách là 70% - 80% vay tín dụng. Nhưng hiện tại nhiều dự án không thể phát hết công suất, nợ và lãi ngân hàng vẫn phải trả định kỳ dẫn đến mất cân đối thu chi.
Dòng tiền béo bở chủ yếu chảy vào túi riêng của cổ đông lớn sau trong quá trình triển khai xây dựng dự án. Cổ đông nhỏ lẻ, ngồi đó mà bỏ tiền ra mua sao trời