BCM- BĐS KCN liệu còn hấp dẫn để đầu tư?

1. Nguồn vốn FDI
Với 8 tháng năm 2024 VN đã thu hút gần 21 tỷ USD tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua.


Với lượng lớn dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,66 tỷ USD, chiếm 38,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc gần 1,7 tỷ USD, chiếm 14,2%; Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) 1,41 tỷ USD, chiếm 11,7%; Nhật Bản 1,24 tỷ USD, chiếm 10,3%; Thổ Nhĩ Kỳ 731,3 triệu USD, chiếm 6,1%; Đài Loan (Trung Quốc) 660,3 triệu USD, chiếm 5,5%.

Trong chỉ tính riêng 10 tỉnh gồm: Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Giang, Thái Nguyên đã chiếm 80,7% số dự án mới và 77,3% số vốn đầu tư nước ngoài của cả nước trong 8 tháng.

Chỉ tính riêng dòng vốn FDI từ Singapore tập trung nhiều nhất vào 5 tỉnh thành sau:

  • Thành phố Hồ Chí Minh : lĩnh vực bất động sản, bán lẻ, và công nghệ.
  • Hà Nội : lĩnh vực tài chính, bất động sản, và công nghệ thông tin.
  • Bình Dương : lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản và dịch vụ.
  • Bắc Ninh : lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
  • Đà Nẵng : dự án du lịch, nghỉ dưỡng và hạ tầng.

2. Ưu thế thu hút vốn FDI

  • Chi phí đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài.

  • Chiến lược “Trung Quốc+1” là một chiến lược mà các tập đoàn quốc tế vẫn đang áp dụng, tạo xu hướng chuyển dịch sang các quốc gia khác nơi mà có chi phí sản xuất thấp hơn. Ngoài ra, chỉ số PMI của Trung Quốc tháng 8 tiếp tục dưới 50 điểm, kéo dài 4 tháng giảm liên tiếp khiến nước này hạ dự báo tăng trưởng GDP. Đây được xem là hệ quả của cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc, thị trường nhà đất nguội lạnh khi bước sang năm thứ ba kéo theo nhu cầu mua sắm của hộ gia đình nói riêng và nền kinh tế nói chung bị kéo xuống, càng là lý do để đánh mất đi sự thu hút từ các nhóm này.

  • Đầu tháng 8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Thực hiện quy hoạch bảo gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (5 TP và 4 huyện) liên kết với các vùng thúc đẩy kết nối giao thông như cảng (Cái Mép Thị Vải, Cần Giờ), sân bay (Tân Sơn Nhất, Long Thành), cửa khẩu quốc tế ( Mộc Bài- Tây Ninh, Hoa Lư - Bình Phước)

  • Xu hướng nguồn cung KCN mới sẽ bùng nổ ở Bình Dương trong giai đoạn 2024-2026

    image

3. Tiềm năng tăng trưởng

  • Sở hữu lượng lớn quỹ đất KCN có thể cho thuê lớn tại Bình Dương, bên cạnh việc sở hữu 7 KCN tại Bình Dương khoảng 4.700 ha, đất cho KCN thuê hơn 2.900 ha. KCN Cây Trường (700 ha) đang khẩn trương hoàn tất, dự án sẽ được động thổ và khởi động vào 25/9/2024.

  • Ngoài ra, BCM còn hưởng lợi từ diện tích đất KCN đang hoạt động của VSIP (công ty liên kết BCM sở hữu 49%), tổng diện tích KCN đang hoạt động BCM sở hữu chủ động và bị động từ công ty liên kết VSIP khoảng 7.600 ha chiếm khoảng 62% quỹ đất KCN đang hoạt động thuộc tỉnh Bình Dương, chiếm khoảng 8% tổng diện tích các KCN đang hoạt động ở VN. Chỉ riêng VSIP hiện đang sở hữu 13 KCN trải dài khắp Bắc Trung Nam. Vào năm 2023, lợi nhuận từ công ty này chiếm 31% lợi nhuận ròng trước thuế của BCM.

  • BW được BCM sở hữu 24% được xem là công ty hàng đầu đối với lĩnh vực phát triển nhà kho và nhà xưởng xây sẵn. Tính đến cuối 2023, BW đang vận hành hơn 100 ha nhà kho và 900 ha quỹ đất công nghiệp. Hiện hơn một nửa quỹ đất BW ở khu vực Bình Dương đều ở gần các dự án KCN đang được vận hành bởi BCM.

  • Các dự án của riêng BCM được kỳ vọng trong năm này: dự án nhà ở The One Residences, nhà ở xã hội Việt Sing và Định Hòa, dự án Vòng xoay A1 (lợi nhuận sẽ được hạch toán vào BCTC quý 4). Ngoài ra, công ty đang nghiên cứu đề xuất các dự án giao thông trọng điểm tại Bình Dương như dự án Vành đai 4 TPHCM đoạn từ Câu Thủ Biên đến Sông Sài Gòn, dự án cao tốc TPHCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, dự án hoàn thiện tuyến đường Mỹ Phước Tân Tạo, dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc Lộ 13.

  • Phương án đấu giá 300 triệu cổ phiếu ước tính đem về cho BCM tối thiểu 15.000 tỷ sẽ giúp BCM nâng vốn, có nguồn tài chính thực hiện dự án KCN Cây Trường và KCN Bàu Bàng mở rộng, đồng thời tái cấu trúc tài chính. Việc có kế hoạch tận dụng triệt để nguồn tiền này kỳ vọng sẽ là bước đột phá về doanh thu và ổn định tài chính cho BCM trong ngắn hạn.

  • Nếu nhìn xa hơn câu chuyện thoái vốn 30% đến cuối 2025, việc thoái vốn từ nhà nước làm giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 65% sẽ là cơ hội làm tăng quy mô vốn chủ sở hữu, hạ tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và tận dụng nguồn vốn mới đầu tư vào các công ty con hoặc dự án trong tương lai.

7 Likes

BCM ở mức 70,8 thì có múc được chưa nhỉ

Theo cá nhân của e thì BCM có thể sẽ chỉnh về vùng giá 67x-68x (ưu tiên tăng tỷ trọng nếu BCM về vùng giá 65-66x vì đây là vùng giá đẹp), lợi nhuận của BCM thường sẽ đột biến vào quý 4 nên mình cứ chờ các nhịp chỉnh hãy tham gia và canh chốt lời khi sang quý 1/2025.

tại sao timing lại ngay quý 1 vậy bác nhỉ

Theo e thì quý 4/2024 BCM sẽ có lợi nhuận đột biến thông qua bán các dự án đưa vào BCTC, lúc này BCM sẽ có đủ sức hút với NĐT hơn, timing lúc này là vừa bước sang quý 1/2025 luôn ạ.

image
FDI tháng 9/2024
Singgapore vẫn tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư. Xét về dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới chiếm 29,3%
image
Bình Dương tiếp tục lọt vào top 3 tỉnh nhận được vốn FDI ở miền Nam

1 Likes
2 Likes