BCM - Ông trùm BĐS KCN - Liệu có nên xuống tiền trước đợt phát hành 300 triệu?

BCM là cổ phiếu tiềm năng trong nhóm BĐS công nghiệp nhờ sở hữu quỹ đất lớn, hưởng lợi từ xu hướng thu hút FDI và chính sách mở rộng hạ tầng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần cân nhắc các rủi ro liên quan đến thanh khoản và chi phí tài chính khi đưa ra quyết định đầu tư.

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (BCM) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam. Hiện BCM sở hữu 950 ha đất KCN thương phẩm1.200 ha đất khu đô thị (KĐT) thương phẩm, với 30% thị phần tại Bình Dương3,6% thị phần toàn quốc.

BCM có kế hoạch phát hành 300 triệu cổ phiếu, huy động tối thiểu 882,6 triệu USD nhằm mở rộng các KCN và tăng thanh khoản cổ phiếu. Đợt phát hành này được kỳ vọng giúp BCM thu hút dòng vốn mới và cải thiện khả năng đầu tư dài hạn.

  1. Phân Tích Tài Chính BCM

Doanh Thu Và Lợi Nhuận

Dự báo năm 2025:

  • Doanh thu: 7,2 nghìn tỷ đồng (+40% so với năm trước).

  • Lợi nhuận sau thuế: 3,64 nghìn tỷ đồng (+57,5% so với năm trước).

  • Thu nhập tài chính từ liên doanh VSIP chiếm phần lớn lợi nhuận.

Cơ cấu tài chính:

Nguồn : SSTOCK

  • Tổng nợ phải trả cuối năm 2024: 38.298 tỷ đồng (+13% so với đầu năm).

  • Nợ vay ngắn và dài hạn: 23.600 tỷ đồng, chiếm 62% tổng nợ.

  • Tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu: 1 lần, cao hơn mức trung bình ngành.

  1. Tiềm Năng Tăng Trưởng BCM

Mở rộng KCN: - Theo kế hoạch 2025-2026, BCM sẽ lấp đầy các KCN Bàu Bàng và Cây Trường, thu hút các tập đoàn lớn sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.

KCN Bàu Bàng mở rộng (380 ha đất còn lại) sẽ được lấp đầy trong giai đoạn 2025-2026.

KCN Cây Trường (700 ha) dự kiến bắt đầu cho thuê vào Q1/2026.

Thu hút FDI: Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. BCM với quỹ đất lớn và các liên doanh chiến lược như VSIP (BCM sở hữu 49%) được kỳ vọng sẽ hưởng lợi.

Đô thị hóa tại Bình Dương: Thành phố mới Bình Dương với 452 ha đất thương phẩm có tiềm năng gia tăng giá trị khi hạ tầng hoàn thiện. Kỳ vọng doanh thu từ bất động sản tăng trưởng mạnh khi các dự án đô thị được triển khai.

BCM là doanh nghiệp dẫn đầu với quỹ đất lớn, hưởng lợi từ thu hút FDI. Cơ cấu liên doanh hiệu quả, đặc biệt là VSIP (BCM sở hữu 49%). Tiềm năng tăng giá nhờ cải thiện thanh khoản và huy động vốn. Thách thức: Tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao (95,4%), dù giảm sau phát hành vẫn chi phối. Thanh khoản BĐS nhà ở tại TP mới Bình Dương thấp. Quá trình triển khai KCN có thể bị đình trệ do thủ tục pháp lý và chi phí bồi thường cao. Chi phí lãi vay cao, lãi suất tăng 1% có thể khiến chi phí tăng 151 tỷ đồng, tương đương 5% lợi nhuậuận sau thuế.

  1. Định Giá BCM

Dự báo doanh thu 7,2 nghìn tỷ (+40% YoY), lợi nhuận sau thuế 3,64 nghìn tỷ (+57,5% YoY), định giá trị hợp lý 91.000 đồng/cp (UPSIDE ), xem đợt phát hành như bước ngoặt giúp BCM tăng giá trị. BCM sẽ tiếp tục là cái tên đáng chú ý trên thị trường BĐS công nghiệp, hưởng lợi từ xu hướng thu hút FDI và nâng hạng TTCK.

Rủi ro chính:

  • Thanh khoản thấp tại TP mới Bình Dương có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển dự án.

  • Triển khai KCN có thể gặp khó khăn do thủ tục pháp lý và chi phí bồi thường cao.

  • Chi phí lãi suất tăng có thể làm giảm lợi nhuận.