Xung đột chứ bác, nhìn từ Hà Nội với Hà Tây là thấy sẽ có đầy xung đột ra rồi. Điểm khác biệt là TpHCM, BD hay BRVT đều là những tỉnh nằm trong top 5 đóng góp tăng trưởng GDP, gộp lại thì quy mô quá lớn. Hơn nữa mỗi tỉnh, thành phố đều chuyên biệt vùng kinh tế, không có lý do chính đáng để sáp nhập. Vì vậy làm cho tin đồn không đáng tin.
Hôm nay thì ngược lại cho TTN đây bác. Điểm rơi của TTN là khi BCM thoái vốn thành công.
Trong hệ thống các dn con của BCM, mình thấy chỉ có TTN là độc đáo nhất. mình rất bất ngờ khi biết BCM có 1 công ty chuyên phụ trách công nghệ, dữ liệu cho các khách thuê trong các kcn của nó là TTN. Mà tốc độ mở kcn của BCM/VSIP thần tốc chóng mặt khắp cả nước, các khách thuê đều phải dùng dịch vụ CNTT của TTN. TTN nghiêm nhiên đã có sẵn luôn hàng trăm nghìn khách hàng doanh nghiệp, nên Quỹ VinaCapital họ phải vừa rót vốn nắm 7% TTN là có nghiên cứu cả rồi.
Với diễn biến như hiện tại, có thể giải thích cho câu hỏi hôm đầu tiên của bác rồi. Hôm đấy là tăng do tin đồn sáp nhập BD HCM nên mấy mã bđs tăng, BCM thuận nước đẩy thuyền lên theo. Sau đấy thấy tin đồn không hợp lý nên chỉ những mã có câu chuyện mới tăng được tiếp. Vậy là có BCM và TTN. Thương vụ này BCM là chủ trì nhưng TTN mới là mũi nhọn kiếm tiền cho nhà đầu tư có chuyên môn, khẳng định như vậy bác ạ.
Phần 2: Tại sao Thương vụ Này Quan trọng với BCM?
Tóm tắt: Thương vụ chào bán 300 triệu cổ phiếu không chỉ là một đợt huy động vốn – nó là nước cờ sống còn để Becamex IDC (BCM) vượt qua áp lực tài chính, củng cố vị thế trong ngành bất động sản công nghiệp. Nhưng tại sao BCM đặt tất cả vào đấu giá này giữa lúc dòng vốn ngoại liên tục rút khỏi Việt Nam?
Người Khổng lồ dưới Áp lực
Như đã đề cập ở bài viết trước Redirecting... , vị thế dẫn đầu của BCM trong ngành Bất động sản Công nghiệp là không thể chối cãi. Tuy nhiên, báo cáo tài chính năm 2024 cho thấy lợi nhuận BCM giảm 13% so với năm ngoái xuống còn 2.105 tỷ đồng, do chi phí lãi vay tăng mạnh lên gần 23.600 tỷ đồng (tăng 4.000 tỷ đồng so với 2023).
Thương vụ này là cơ hội để BCM lấy lại đà tăng trưởng, đồng thời cũng là thử thách để chứng minh khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong một thời điểm không dễ dàng.
Huy động Vốn: Giải pháp cứu cánh cho vấn đề tài chính
Thương vụ chào bán 300 triệu cổ phiếu, giá khởi điểm 69.600 đồng, dự kiến huy động 20.880 tỷ đồng (~840 triệu USD) từ 3/2 đến 3/5/2025. Số tiền này được phân bổ rõ ràng:
- 5.066 tỷ đồng trả nợ: Bao gồm gốc vay ngân hàng và trái phiếu BCMH2025002 phát hành năm 2020. (1)
- 2.800 tỷ đồng cho KCN Cây Trường: Dự án 700 ha tại Bình Dương, chưa khai thác.
- 3.500 tỷ đồng mở rộng KCN Bàu Bàng: Thêm 1.000 ha vào giai đoạn 2, hiện lấp đầy 80% giai đoạn 1.
- 3.634 tỷ đồng góp vốn VSIP: Hỗ trợ các KCN như VSIP Cần Thơ (900 ha) và VSIP Quảng Trị (500 ha).
Nếu thất bại, BCM sẽ khó giảm áp lực nợ, bỏ lỡ cơ hội khai thác 36 tỷ USD FDI vào bất động sản công nghiệp, và rất nhiều hệ lụy đến thị trường chung.
Sống còn: Thoái vốn và Uy tín Thị trường
Sở hữu Nhà nước hiện chiếm 95,44% BCM, dự kiến giảm xuống 74% sau đấu giá, hướng tới mục tiêu 65% cuối 2025 theo Quyết định 426/QĐ-TTg. Với room ngoại còn 31% (~330 triệu cổ phiếu, thương vụ này là bước tiến để BCM minh bạch hơn, thu hút quỹ ngoại như Sembcorp hoặc Sumitomo. Thất bại sẽ lặp lại kịch bản 2017-2018 (chỉ bán 6% lượng chào bán), làm mất niềm tin nhà đầu tư và ảnh hưởng lộ trình thoái vốn Nhà nước.
Và câu hỏi quan trọng nhất: Nhà đầu tư nào sẽ phù hợp tham gia thương vụ này? Hãy đón xem chủ đề tiếp theo nhé.
Những ngày qua VSIP liên tục thắng lớn với các dự án kcn mới. Nên nhớ, Becamex và VSIP (cty liên kết của BCM) đi tới đâu là TTN sẽ có thêm khách hàng mới tới đó. TTN chả mất tí chi phí marketting nào mà nghiêm nhiên có hệ sinh thái các khách hàng FDIs chất lượng.
BCM lượng trôi nổi bên ngoài có khoảng 30 triệu cp trong đó Tây giữ 20tr rồi. Liệu có game đánh lên để phát hành thành công không add ơi?
Cảm ơn câu hỏi của bác, đây chắc chắn cũng là nỗi băn khoăn của tất cả nhà đầu tư theo dõi thương vụ này. Chắc chắn với bác là để thương vụ này thành công, thì giá cổ phiếu phải đánh lên và giữ ở vùng cao, như vậy mới thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư. Ước tính của Chủ thớt là khi giá tăng 30% so với giá chào bán, thì báo chí sẽ tự động truyền thông cho BCM, và nếu tính thêm sứ mệnh mở đường cho các deal thoái vốn tiếp theo, BCM sẽ phải giữ giá ở vùng cao sau khi chào bán kết thúc để đảm bảo uy tín trong mắt các nhà đầu tư. Tóm lại câu chuyện đã rõ ràng, BCM sẽ còn tăng, việc cần làm là chờ đợi.
Thất bại 2017-2018: Bài học từ Quá khứ
Tóm tắt: Hai đợt chào bán cổ phần của Becamex IDC (BCM) vào cuối 2017 và đầu 2018 đều không thành công khi chỉ bán được 6% và 1,17% lượng cổ phiếu. Điều gì đã khiến BCM “ê chề” trong quá khứ, và bài học nào có thể giúp thương vụ 2025 thành công?
Nỗi buồn nhân đôi 2017-2018
- Đợt 1 - IPO 1/12/2017: BCM chào bán 311,2 triệu cổ phiếu (23,63% vốn điều lệ) với giá khởi điểm 31.000 đồng/cổ phiếu tại HoSE. Kết quả chỉ bán được 18,7 triệu cổ phiếu (6%), thu 579 tỷ đồng, giá trúng thầu dao động từ 31.000 đến 40.000 đồng.
- Đợt 2 - 3/1/2018: Tiếp tục đấu giá 292,5 triệu cổ phiếu còn lại từ IPO, giá khởi điểm 31.000 đồng, kỳ vọng thu 9.068 tỷ đồng. Kết quả chỉ bán được 3,43 triệu cổ phiếu (1,17%), thu 106,33 tỷ đồng, để lại 289,07 triệu cổ phiếu không ai mua.
Nguyên nhân Thất bại:
- Minh bạch Kém: Cả hai đợt đều không cung cấp kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng. Báo cáo tài chính 2017 ghi nhận lợi nhuận 672 tỷ đồng, định giá P/E ~15x, không đủ hấp dẫn với giá khởi điểm 31.000 đồng. Nhà đầu tư lo ngại về quản trị khi Nhà nước nắm 95,44%.
- Thanh khoản Thấp: Trên UPCoM, BCM chỉ giao dịch 10.000-20.000 cp/ngày, không tạo niềm tin cho nhà đầu tư lớn hay quỹ ngoại.
- Thị trường Bất lợi: VN-Index giảm 9,3% trong 2018 (từ 984 xuống 891 điểm) do ảnh hưởng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, làm giảm nhu cầu IPO.
- Thiếu Sức hút: Doanh thu từ khu công nghiệp năm 2016 chỉ 619 tỷ đồng, không đủ để thuyết phục nhà đầu tư về tiềm năng tăng trưởng, một loạt các vụ IPO trước đó của POW SAB cũng đã thu hút phần lớn dòng tiền tìm cơ hội.
So sánh với các thương vụ lớn cùng thời điểm:
- POW (PetroVietnam Power, 2018): Chào bán 468,8 triệu cổ phiếu (20% vốn), giá khởi điểm 14.900 đồng, huy động 6.986 tỷ đồng với giá trúng thầu trung bình 14.974 đồng. Thành công nhờ định giá hợp lý và sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức trong nước, dù thị trường suy yếu.
- PLX (Petrolimex, 2016): Chào bán 103,5 triệu cổ phiếu (10% vốn), giá khởi điểm 36.000 đồng, huy động 4.118 tỷ đồng, giá trúng thầu trung bình 39.800 đồng . Thành công nhờ thương hiệu lớn, thanh khoản cao (~300.000 đơn vị/ngày sau IPO), và thị trường tích cực (VN-Index tăng 18% năm 2016).
- SAB (Sabeco, 2017): Bán 53,59% cổ phần (343 triệu cổ phiếu), giá khởi điểm 151.000 đồng, huy động 110.000 tỷ đồng, giá trúng thầu 320.000 đồng nhờ ThaiBev tham gia. Thành công do thương hiệu mạnh, thanh khoản tốt (~500.000 đơn vị/ngày).
BCM tại thời điểm đó thua POW, PLX, SAB ở minh bạch và sức hút thương hiệu, đồng thời chịu bất lợi từ thị trường yếu hơn.
Nhưng, lần này đã khác:
Hai lần thất bại chỉ BCM rằng: (1) Minh bạch là yếu tố sống còn – thương vụ 2025 đã công bố rõ phân bổ 20.880 tỷ đồng (2) Thanh khoản cần cải thiện – hiện đạt 300.000-500.000 cp/ngày (3) Thời điểm thị trường thuận lợi – VN-Index hiện ~1.320 điểm, FDI 36 tỷ USD năm 2024 Liệu BCM có vượt qua bóng ma quá khứ? Đón chờ bài viết tiếp theo để biết được nhà đầu tư nào sẽ có lợi thế khi tham gia thương vụ này nhé.
Thuận nước đẩy thuyền, tin đồn sáp nhập cũng được, tranh thủ lên trần để gọi vốn nào.
Cơ hội cho nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn đã đến khi BCM chiết khấu theo nhịp điều chỉnh của thị trường, vùng giá 75 - 77 đã đủ rẻ để tham gia. Thương vụ mang tính sống còn với doanh nghiệp, có đáng để đánh cược?
Còn 19 phiên nữa kkk