BCM- tiềm năng bđs KCN

I. Ngành nghề kinh doanh, cổ đông

  • Đầu tư và xây dựng hạ tầng KCN, khu dân cư, đô thị và hạ tầng giao thông
  • Về cổ đông: cổ đông của BCm khá cô đặc khi UBND tỉnh Bình Dương nắm 95,44% cổ phần.

II. Vị thế của BCM so với các đơn vị khác trong cùng ngành

  • Lĩnh vực phát triển công nghiệp - đô thị
    BCM là nhà phát triển bất động sản công nghiệp lớn nhất Việt Nam.
    Tổng quy mô các dự án do BCM quản lý (bao gồm các liên doanh VSIP - BCM sở hữu 49% và BW - sở hữu 30%) lên đến 15.000 ha.

BCM còn sở hữu gần 1.000 ha đất các dự án thành phố mới Bình Dương. BCM hiện có hệ sinh thái hoàn thiện giữ KCN - dịch vụ và đô thị.

  • Lĩnh vực xây dựng dân dụng - công nghiệp - giao thông
    BCM có chuỗi giá trị cung ứng khép kín với đơn vị thành viên trong hoạt động xây dựng, đầu tư, có năng lực đảm nhiệm công trình, dự án từ khâu thiết kế, cung cấp vật liệu xây dựng đến công đoạn xây lắp.
    So với doanh nghiệp hoạt động cùng ngành hoặc có ngành chung thì BCM dẫn đầu về doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh KCN bởi như GVR, TID hoạt động đa ngành.
    ** III. Luận điểm đầu tư

  • Kỳ vọng thoái vốn nhà nước
    BCM đang đợi phê duyệt của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương về lộ trình thoái vốn và tỷ lệ Nhà nước nắm giữ tại Tổng công ty.

  • Kỳ vọng tăng vốn điều lệ 10.350 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng
    Tại buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, BCM đã có tờ trình về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm 2020, và thống nhất rằng:
    Khi có sự chỉ đạo về lộ trình thoái vốn nhà nước, BCM sẽ trình cổ đông phê duyệt phương án phát hành tăng vốn điều lệ từ 10.350 tỷ đồng lên 20.000 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cho cổ đông hiện hữu và phát hành riêng lẻ.

  • Các công ty con tăng vốn, và kỳ vọng thoái vốn

  • TDC: dự kiến tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu gói 350 tỷ, với tỷ lệ pha loãng dự kiến 35% vào năm 2021.

  • TTN: tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 2:1, phát hànhg cổ phiếu theo hình thức riêng lẻ, và phát hành ESOP trong năm 2021 -2022.

  • BĐS KCN cùng với mảng thi công xây dựng công trình hồi phục sau dịch:
  • Dòng tiền từ phí câù đường, thi công xây dựng công trình bởi giãn cách xã hội được cải thiện sau dịch.
  • BĐS KCN hồi phục: Tình hình giải ngân vốn FDI vẫn tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng hàng năm giai đoạn 2015-2020 đạt 9%/năm.

Quy hoạch Khu công nghiệp mới của Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025 có thể gia tăng diện tích đất khu công nghiệp mới trong tương lai, đặc biệt đối với các khu công nghiệp lớn với tổng diện tích đất trên 1000 ha đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI.

Đối với BCM, BCM có KCN mới đang thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy thấp

Như KCN Bàu Bàng mở rộng có tỷ lệ lấp đầy 37%, với diện tích kinh doanh còn lại gần 4.00 ha, có giao thông tốt. Với nhu cầu thuê đất KCN hàng năm từ 100 ha, quỹ đất còn lại tại KCN Bàu Bàng mở rộng đủ để BCM kinh doanh đến hết năm 2024.
Ngoài ra, BCM có tổng quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê đạt khoảng 710 ha, tập trung chủ yếu tại địa bàn tỉnh Bình Dương, điểm nóng thu hút FDI.

cổ tốt, nhưng giá và thanh khoản ko dành cho số đông, vote VGC iDC

Giá tăng thanh khoản sẽ tăng bác