Mặc dù tăng 9 điểm nhưng phần lớn trong đó là VIC, phần còn lại đà xanh chỉ đến một số dòng khỏe sẵn như bđs hay việc kéo lại của bank phục vụ cho đáo hạn PS. Các nhóm còn lại cơ bản là đều chỉnh nhẹ nhàng
Việc kéo hay đạp đáo hạn sẽ đều có trả điểm phía sau, tháng này OI cũng gần như về ngưỡng thấp rồi, nên ngày mai khả năng vẫn tiếp tục trạng thái lình xình không có biến động mạnh|
Chính vì sự kiện đáo hạn nên thanh khoản khá thấp 19k tỷ và vol thì chỉ khoảng 850tr cổ phiếu. Nếu với trạng thái giao dịch như này thì cũng chưa phải một trong cá dấu hiệu của việc đạt đỉnh
=> Tất nhiên sẽ luôn đi kèm với việc cần sự trở lại của thanh khoản sau đáo hạn. Không thanh khoản thấp cũng đồng nghĩa sẽ là thiếu cầu vùng cao, khi đó phải lắc mới có cầu
Với mẫu hình kỹ thuật, thì bản chất sau khi lấp gap thì chuyển thành gap sideway, cho nên TT xu hướng chung là đi ngang thôi, nay dù tăng nhưng biên không quá nhiều, vẫn kịch bản cũ dễ chạm đỉnh cũ hoặc vượt qua vùng này trong biên 1250-1260 mới có nhịp rũ trở lại
Với danh mục, thì gần như ngồi yên 2 hôm nay, chưa có update gì thêm, cách đánh y nguyên vậy , chủ yếu vẫn là nắm giữ hàng , gom hàng thì đã gom từ đoạn trước rồi , nhưng giờ là lúc mn cần sự quyết đoán trong việc đưa ra quyết định mua bán hơn
ngày mùng 1 tháng mới thế này là viên mãn rồi , chia sẻ các kinh nghiệm về TT, nhìn nhận CP thêm trên video ytb nhé , ae theo dõi
UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1 và 2 tại Bình Dương. Theo đó, nhà đầu tư được chấp thuận là CTCP Bất động sản Đầu tư và Phát triển Cao ốc Hòa Phú - Công ty con của Phát Đạt.
Nước ta có khoảng 36.500 dự án FDI đang có hiệu lực, trong đó, khoảng 3% dự án, doanh nghiệp được ưu đãi thuế và là đối tượng chịu tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.
Đầu tư công mặc dù còn nhiều nút thắt cần được tháo gỡ để có thể đạt kế hoạch đặt ra, tốc độ giải ngân nhanh hơn cũng sẽ tạo tính lan tỏa sang các thành phần kinh tế khác.
Trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt hơn 4,2 triệu tấn, trị giá 2,26 tỷ USD, tăng trên 21% về lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu mức giá xuất khẩu gạo cao nhất trong 10 năm qua.
Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp có xu hướng cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh, tăng cường thắt chặt tài khóa, các ngân hàng trung ương đưa ra chính sách giảm mua tài sản, giảm lượng tiền tung vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng
Huy động vốn trên thị trường vẫn đạt ở mức cao, đa số các doanh nghiệp niêm yết hoạt động ổn định, có lãi. Sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Giá cước vận tải đường thủy vẫn đang duy trì ở vùng thấp so với đợt cao điểm mùa dịch Covid-19, và với nguồn cung dồi dào tàu và container trong thời điểm hiện tại cũng giúp việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường nước ngoài gặp nhiều thuận lợi hơn trong nửa cuối năm
Sản xuất công nghiệp trong nước đã có những bước hồi phục mạnh mẽ, từng bước khắc phục và nối lại được các chuỗi cung ứng trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, với sản lượng sản phẩm và số lượng đơn hàng mới đều gia tăng.
Các cân đối vĩ mô vẫn tiếp tục được ổn định: lãi suất, lạm phát, tỷ giá được kiểm soát; thu ngân sách tiếp tục được giữ vững; nợ công, bội chi ngân sách đảm bảo các chỉ tiêu của Quốc hội
Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam và Thái Lan đã tăng đột biến lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, do lệnh cấm xuất khẩu từ Ấn Độ đã làm dấy lên lo ngại về nguồn cung hàng hóa chủ lực này.