Hiện tại, đây vẫn đang là nhóm ngành thu hút được dòng tiền và giữ được trend tăng giá khá tích cực từ 1-2 tháng gần đây.
Trong năm 2024, nhóm BĐS KCN đã ghi nhận mức sinh lời ấn tượng tăng 17,7%, vượt trội so với mức tăng của chỉ số VNIndex (12,1%), tiêu biểu là các cổ phiếu:
-
GVR tăng 52% nhờ giá cao su tăng mạnh và thu nhập từ việc chuyển đổi đất trồng cao su sang đất KCN
-
SZC đã tăng 41%, chủ yếu đến từ việc giá cho thuê và diện tích MOU cao kỷ lục
Điểm sáng lớn trọng trong 2024 đó là quốc hội đã thông qua luật sửa đổi và bổ sung 4 luật khác nhau (quy hoạch, đầu tư, PPP, đấu thầu). Đáng chú ý nhất là Luật sửa đổi Luật Đầu tư quy định chuyển quyền phê duyệt dự án đầu tư KCN cho Ủy ban Nhân dân Tỉnh thay vì Thủ tướng. Điều này giống như việc chuyển từ đi bộ sang đi xe máy, giúp quá trình phê duyệt nhanh hơn đáng kể.
Và cũng trong 2024 Nguồn cung BĐS KCN tiếp tục được mở rộng nhiều hơn.
- Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 8 khu công nghiệp mới bắt đầu hoạt động (S= 3.029 ha) tăng 3,3% so với tổng diện tích các khu công nghiệp đang hoạt động,
- Có 27 dự án đầu tư cho các KCN trên toàn quốc được Thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 8.886 ha phần lớn các dự án mới đều nằm ở các tỉnh như Bắc Giang, Hà Nam, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu và Tây Ninh.
Đây cũng là tiền đề quan trọng để phân khúc BĐS Khu Công nghiệp tiếp tục trở thành tâm điểm đáng chú ý trong 2025
Trong năm nay, việc Chuyển đổi đất trồng cao su sang đất KCN dần có dấu hiệu tích cực khi các doanh nghiệp trồng cây cao su như GVR, TRC và DPR bắt đầu tạo ra doanh thu từ việc chuyển nhượng đất trồng cây cao su thành các KCN từ năm 2025.
Trong bối cách Giá thuê sẽ tiếp tục tăng 3-5% ở cả 2 khu vực phía BẮc và Phía nam với tỷ lệ lắp đầy dự kiến hơn 80%
-
Phía Bắc: dự báo sẽ đạt 145 USD/m2/chu kỳ thuê
-
Phía Nam: dự kiến sẽ đạt 178 USD/m2/chu kỳ thuê
Bên cạnh đó, Các chính sách của Trump ngày càng trở nên rõ ràng hơn khiến FDI tăng theo xu hướng Trung Quốc +1: đây là xu hướng mà các tập đoàn quốc tế giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, tìm kiếm thêm điểm đến sản xuất mới nhằm đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro. Trong đó một lượng lớn FDI đã đổ về Việt Nam trời gian vừa qua.
Tuy nhiên Việt Nam sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khi thu hút vốn đầu tư FDI
Một trong những thách thức lớn nhất chính là vấn đề biến động tỷ giá. Tỷ giá thường xuyên biến động có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp FDI, khiến dòng vốn vào Việt Nam có nguy cơ chậm lại trong năm 2025.
Hơn nữa, Indonesia một quốc gia láng giềng của VN, đã triển khai Luật Omnibus nhằm cải thiện môi trường đầu tư FDI, mà giá thuê đất tại các khu công nghiệp lớn của nước này chỉ ngang bằng với khu vực phía Nam Việt Nam. Do đó, mà giá thuê đất cũng có thể bị chậm lại để tăng khả năng cạnh tranh.
Áp lực này lại càng trở nên lớn hơn khi mà Cơ sở hạ tầng của nước ta còn hạn chế dẫn đến chi phí logistic tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của các khu công nghiệp . Nên gần đây Chính phủ đang nỗ lực cải thiện tình hình này thông qua các dự án lớn như tuyến cao tốc Bắc - Nam và đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc.
Các Doanh nghiệp không còn quỹ đất sẵn sàng cho thuê nhiều trừ một số DN lớn như KBC, SIP, BCM, IDC