- Mới đây, số liệu tháng 8 công bố tổng vốn FDI đăng ký tăng 8.2% so với cùng kỳ, lên 18.2 tỷ USD – tăng mạnh đối với mức giảm gần 40% khi so sánh cùng kỳ trong quý 1/2023. Đây là thông tin rất tích cực và có tác động tốt đến các doanh nghiệp ngành Khu công nghiệp.
=> Trong bài viết hôm nay, SimpleInvest phân tích Top các cổ phiếu KHỎE NHẤT về trạng thái Dòng tiền trong ngắn hạn cũng như tiềm năng về ngành Khu công nghiệp trong dài hạn.
Mời nhà đầu tư tham khảo bài viết để có thêm góc nhìn tổng quan về ngành nghề, hiểu được câu chuyện tiềm năng của các cổ phiếu trong ngành, từ đó đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả nhất đối với nhóm ngành này nhé!
I. CÁC CỔ PHIẾU KHU CÔNG NGHIỆP CÓ TRẠNG THÁI DÒNG TIỀN MẠNH NHẤT
- Dựa vào công cụ Phân tích Dòng tiền SI-PRO của SimpleInvest, hệ thống đánh giá trạng thái của các cổ phiếu thuộc nhóm ngành Khu công nghiệp đang tốt dần lên, được thể hiện thông qua Lực bán chủ động đã thấp dần, thậm chí một số cổ phiếu đã bắt đầu xuất hiện lực mua mạnh, áp đảo hoàn toàn lực bán như KBC
=> Nhà đầu tư có thể theo dõi Lực Mua chủ động để theo dấu chân của dòng tiền lớn và đón đầu sóng Khu công nghiệp trong ngắn hạn. - Cũng dựa vào Phân tích Dòng tiền, SimpleInvest đánh giá được nhóm Khu công nghiệp đang bắt đầu có sự tham gia của dòng tiền lớn và sẽ tăng giá tốt trong thời gian ngắn tới. Dưới đây là TOP 4 cổ phiếu Khu công nghiệp đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của Dòng tiền lớn:
1. KBC – Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP
- KBC là cổ phiếu có trạng thái khỏe nhất trong nhóm ngành Khu công nghiệp bởi các yếu tố sau:
- KBC đã vượt MA20 và tiến về đỉnh cũ gần nhất vùng 33.x trong khi thị trường chung đang nằm dưới MA20
- Dòng tiền bắt đầu tham gia mua trở lại (cọng dây xanh hướng lên) và lực bán giảm mạnh (cọng dây đỏ hướng xuống). Trạng thái dòng tiền của cổ phiếu được thể hiện ở 2 cọng dây màu xanh và màu đỏ trên hình, cọng dây xanh thể hiện lực mua chủ động và Cọng dây đỏ thể hiện lực bán chủ động.
- Chỉ số sức mạnh đã bước vào vùng 30, là vùng khỏe đối với cổ phiếu
2. VGC – Tổng Công ty Viglacera – CTCP
- VGC cũng được đánh giá là cổ phiếu có trạng thái tích cực và khỏe so với các cổ phiếu trong ngành, được thể hiện qua:
- Đồ thị giá đang tiến về kháng cự MA20 và đã có lúc vượt được MA20 trong phiên, trong khi thị trường chung Vnindex đang giao dịch dưới MA20
- Lực bán chủ động (cọng dây màu đỏ) đã rất thấp cho thấy áp lực bán đã giảm mạnh so với trước, lực mua chủ động (cọng dây màu xanh) đang có xu hướng tăng lên cho thấy dòng tiền mua đang dần quay trở lại đối với cổ phiếu VGC
- Chỉ số đo lường mức mạnh của cổ phiếu đã bước vào vùng 11 (vùng lớn hơn 0 là vùng khỏe)
3. IDC – Tổng công ty IDICO
- IDC cũng được đánh giá là cổ phiếu có trạng thái tích cực và khỏe so với các cổ phiếu trong ngành, được thể hiện qua:
- Tương tự như VGC, IDC có đồ thị giá đang tiến về kháng cự MA20 và đã có lúc vượt được MA20 trong phiên, trong khi thị trường chung Vnindex đang giao dịch dưới MA20
- Lực bán chủ động (cọng dây màu đỏ) đã rất thấp cho thấy áp lực bán đã giảm mạnh so với trước, lực mua chủ động (cọng dây màu xanh) đang có xu hướng tăng lên cho thấy dòng tiền mua đang dần quay trở lại đối với cổ phiếu IDC
- Chỉ số đo lường mức mạnh của cổ phiếu đã bước vào vùng 1.65 (vùng lớn hơn 0 là vùng khỏe)
4. SZC – CTCP Sonadezi Châu Đức
- SZC cũng được đánh giá là cổ phiếu có trạng thái tích cực và khỏe so với các cổ phiếu trong ngành, được thể hiện qua:
- Cũng tương tự như VGC và IDC, đồ thị giá của SZC cũng đang tiến về kháng cự MA20 và có lúc vượt được MA20 trong phiên, trong khi thị trường chung Vnindex đang giao dịch dưới MA20
- Lực bán chủ động (cọng dây màu đỏ) đã rất thấp cho thấy áp lực bán đã giảm mạnh so với trước, lực mua chủ động (cọng dây màu xanh) đang có xu hướng tăng lên cho thấy dòng tiền mua đang dần quay trở lại đối với cổ phiếu SZC
- Chỉ số đo lường mức mạnh của cổ phiếu đang dần tiến về vùng khỏe (vùng lớn hơn 0 là vùng khỏe)
=> Trên đây là chia sẻ của SimpleInvest về trạng thái kỹ thuật - Dòng tiền của các cổ phiếu khỏe thuộc nhóm ngành Khu công nghiệp trong ngắn hạn. Hy vọng có thể giúp nhà đầu tư đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả và phù hợp nhất đối với trường phái đầu tư của mình.
- Tuy nhiên, Phân tích kỹ thuật hay đánh giá trạng thái Dòng tiền chỉ giúp ta xác định được xu hướng trong ngắn hạn của ngành nghề/cổ phiếu. Để 1 ngành nghề/cổ phiếu có thể tăng giá tốt và biên tăng trưởng rộng (vài chục đến vài trăm %)… thì ngành nghề/cổ phiếu đó phải có câu chuyện về vĩ mô, cơ bản ủng hộ. Đối với nhóm Khu công nghiệp, SimpleInvest đánh giá đây là ngành nghề tiềm năng và có câu chuyện, cụ thể:
II. TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG LỚN CỦA NGÀNH KHU CÔNG NGHIỆP
1. Dòng vốn FDI tiếp tục đà tăng trong 8 tháng đầu năm 2023
- Trong 8 tháng đầu năm 2023, tổng vốn FDI đăng ký tăng 8.2% so với cùng kỳ, lên 18.2 tỷ USD – tăng mạnh đối với mức giảm gần 40% khi so sánh với cùng kỳ trong quý 1/2023. Trong khi đó, vốn FDI giải ngân tăng 1.3% so với cùng kỳ, đạt 13.1 tỷ USD.
- Trong tổng vốn đăng ký, lĩnh vực sản xuất & chế biến (12.3 tỷ USD) vẫn là lĩnh vực thu hút nhất, chiếm 67.8% tổng số đăng ký trong 8 tháng năm 2023.
- Xét theo quốc gia/vùng lãnh thổ, Singapore đứng đầu với 3.8 tỷ USD, chiếm 21.1% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Trung Quốc với 2.7 tỷ USD, chiếm 14.8%; Nhật Bản với 2.6 tỷ USD, chiếm 14.2% và Hàn Quốc với 2.5 tỷ USD, chiếm 13.5%.
=> Việt Nam hiện vẫn đang là điểm đến thu hút nhờ lợi thế cơ bản như: Vị trí địa lý, Danh sách dài các hiệp định FTAs, Chi phí nhân công thấp, cùng nhiều lợi thế khác….
=> Doanh nghiệp BDS KCN là những doanh nghiệp hưởng ứng tích cực với thông tin, đặc biệt là những doanh nghiệp có diện tích đất thương phẩm sẵn sàng cho thuê còn lớn.
2. Nguồn cung mới thiếu hụt tác động đến giá cả cho thuê
*** Ở phía Nam:**
- Thị trường miền Nam tiếp tục chứng kiến một quý khan hiếm nguồn cung mới khi không có dự án mới nào đi vào hoạt động trong Qúy 1/2023. Tổng diện tích đất KCN tăng 5.3% so với cùng kỳ và không đổi so với quý trước, ở mức khoảng 41,950 ha. Trong đó, 66.6% là diện tích cho thuê, khoảng 27,950 ha
=> Với nhu cầu cao trong khi nguồn cung mới thiếu hụt, 5 tỉnh/thành phố công nghiệp trọng điểm miền Nam đều chia sẻ chung một kịch bản là xu hướng giá cho thuê và tỷ lệ lấp đầy đều tăng lên
*** Ở phía Bắc:**
- Trong quý 1/2023, không có nguồn cung mới nào được đưa vào hoạt động ở khu vực miền Bắc. Tổng diện tích đất tăng 6.5% so với cùng kỳ và không đổi so với quý trước, ở mức 16,915 ha.
- Tổng diện tích cho thuê ổn định ở mức 11,923 ha, chiếm 70.5% tổng diện tích đất. Hải Phòng vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường miền Bắc, chiếm 29.1% tổng diện tích đất.
=> Việc thiếu hụt nguồn cung đã làm cho giá cả cho thuê và tỷ lệ lấp đầy tăng lên ở cả khu vực miền Bắc và miền Nam.
TỔNG KẾT: Như vậy, đánh giá về cả Cơ bản (Câu chuyện tiềm năng ngành nghề) lẫn Kỹ thuật (Trạng thái Dòng tiền) thì nhóm Khu công nghiệp đều thõa điều kiện tăng giá. Nhà đầu tư nên đặc biệt chú ý đến nhóm ngành này để chủ động lấy vị thế đón đầu sóng tăng sắp tới của ngành nhé!
=> Đăng ký tham gia ngay chương trình “SĂN CỔ PHIẾU VÀO SIÊU SÓNG” đang diễn ra hoàn toàn MIỄN PHÍ của SimpleInvest bằng cách liên hệ trực tiếp với đội ngũ để cùng sở hữu ngay những SIÊU CỔ MẠNH NHẤT THỊ TRƯỜNG sắp tới nhé!
Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu nhé!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!