Bđs - sóng thần hay úp bô thần chưởng?

, , , ,

image

:sparkles: Thuận lợi

Sự quyết tâm của Chính Phủ trong việc giải quyết vướng mắc pháp lý dự án nhằm khôi phục ngành BĐS: Liên tục là các nghị quyết, luật sửa đối để hỗ trợ cho ngành BĐS được nhà nước đưa ra.

Áp lực trái phiếu đạo hạn thời cao điểm đã qua. Kỳ vọng việc thông suốt pháp lý tại các đại dự án và tác động của Nghị định 08/2023/NĐ-CP giúp các trái chủ và chủ nợ sẽ nhìn nhận lại khả năng thanh toán của các doanh nghiệp BĐS.

:sparkles: Mặc dù áp lực thanh khoản vẫn còn hiện hữu, nhưng giai đoạn khó khăn nhất đã qua, khi pháp lý dự án được khai thông thì:

(1) Nguồn tiền gửi tại các ngân hàng sẽ được “mở khóa” để giải tỏa áp lực thanh khoản trong ngắn hạn. Lãi suất vay mua nhà đã giảm đáng kể.

(2) Khả năng đàm phán giãn nợ sẽ thuận lợi hơn (hỗ trợ bởi Nghị định 08/2023/NĐ-CP)

(3) Khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cao hơn (hỗ trợ bởi Thông tư 02/2023/TT-NHNN)

(4) Doanh nghiệp đủ khả năng tiếp tục triển khai các dự án, bàn giao và thanh toán nợ.

Khả năng tiếp cận tín của các doanh nghiệp BĐS còn nhiều hạn chế khi lượng tín dụng đang vay tồn đọng, khả năng thanh toán nhiều rủi ro chưa đáp ứng yêu cầu về tín dụng hiện tại.

Gói hỗ trợ 120.000 tỷ nhà ở xã hội giải ngân còn rất hạn chế
Lượng tồn kho nhiều. Tính đến tháng 9 là khoảng
12 tỷ USD hàng tồn kho của các doanh nghiệp BĐS

Tâm lý thận trọng của người tiêu dùng vẫn còn cao khi bất động sản Trung Quốc vẫn rất khó khăn, “vay tiền mua nhà” còn nhiều vướng mắc.
đánh giá mặc dù nhìn chung ngành BĐS vẫn chưa có quá nhiều sự khởi sắc, tuy nhiên với rất nhiều nỗ lực từ Chính phủ, từ doanh nghiệp thì sớm muộn cũng sẽ “tan băng”. Đồng thời cũng kỳ vọng lợi nhuận ngành BĐS sẽ tạo đáy trong năm nay