Bid- định giá cao nhưng đắt xắt ra miếng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

  • Ngân hàng BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất Việt Nam hiện nay - hơn 2.5 triệu tỷ đồng. BIDV là ngân hàng có vốn chủ sở hữu nhà nước lớn, có vai trò chủ lực góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Tệp khách hàng của ngân hàng với tỷ trọng bán buôn lớn, tập trung vào các lĩnh vực được ưu tiên của nền kinh tế. Chất lượng tài sản của ngân hàng nằm trong top đầu ngành với bộ đệm dự phòng vững chắc được tích lũy qua nhiều năm và tỷ lệ nợ xấu thấp (≈1.5%)

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ: P/B cao nhưng vẫn được xem là một cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn

P/B (Price/Book value) của BIDV nằm trong top 2 cổ phiếu có P/B cao nhất ngành ngân hàng, chỉ sau Vietcombank. Tỷ số P/B hiện đang ở mức cao, chứng tỏ cổ phiếu này đang được định giá cao so với giá trị sổ sách (book value) của ngân hàng. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá BIDV vẫn là một cổ phiếu hấp dẫn do:

1. Tín dụng tăng trưởng ổn định với mức trung bình 12%/ năm trong giai đoạn 2024-2025. Năm 2023, BIDV ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 16.3% so với đầu năm, nổi bật hơn so với ngành (13.8%). Sau đó, dư nợ tín dụng của BIDV Q1/24 ghi nhận 1,882,083 tỷ đồng, tăng 3.5% so với cuối năm 2023. Trong đó, mảng cho vay khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng chính với 44% tổng dư nợ, mảng doanh nghiệp và SME lần lượt là 34%/22% tổng dư nợ. Đối với mảng ngân hàng bán lẻ, mảng cho vay kinh doanh hộ gia đình vẫn chiếm cơ cấu lớn nhất với 41.4% tổng dư nợ cho vay bán lẻ, theo sau là cho vay mua nhà (31.3%) và tiêu dùng (16.6%).

Cho cả năm 2024, chúng tôi kỳ vọng tín dụng tăng 14% svck, nhờ (1) việc hạ lãi suất cho vay kích thích nhu cầu tín dụng trong 2024; (2) mảng khách hàng doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ là mảng hỗ trợ chính cho tăng trưởng tín dụng trong năm 2024, chiếm 56% tổng dư nợ cho vay của BIDV trong nhiều năm qua (bao gồm cả SME và doanh nghiệp lớn); (3) động lực đến từ sự hồi phục của hầu hết các mảng kinh doanh, trong đó mảng cho vay mua nhà ở sẽ tích cực tăng trưởng

Hình: Tăng trưởng tín dụng của BIDV so với toàn ngành

2. Chất lượng tài sản nổi bật so với toàn ngành

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) thuộc nhóm NHTMCP có sở hữu nhà nước với quy mô tài sản tính đến hết Q2 năm 2024 đứng đầu toàn ngành ngân hàng, đạt hơn 2.5 triệu tỷ đồng. Tại thời điểm cuối Q2/2024, tổng tài sản của BIDV đạt mức tăng trưởng 8.26% so với Q1/2024 và 15.72% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đơn vị: tỷ VND

Tính đến cuối Q1/24, chúng tôi nhận thấy rằng, tình trạng nợ xấu tăng trở lại trong diễn ra ở hầu hết các ngân hàng niêm yết (NHNY). Tỷ lệ nợ xấu trung bình ở các NHNY ở mức 2.5% cuối Q1/24, cao hơn so với số 2.2% cuối 2023. Tỷ lệ nợ xấu tăng, trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng yếu trong Q1/24 khiến chúng tôi quan ngại về khả năng cải thiện chất lượng tài sản của các NHNY nói chung, và BIDV nói riêng.

Hình: Hầu hết các NHNY đều có tỷ lệ nợ xấu tăng trong Q1/24 so với 2023.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung giữa các NHNY, chất lượng tài sản của BIDV vẫn nổi bật hơn so với toàn ngành, khi (1) tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với trung bình ngành: 1,51% so với 2.5% tại thời điểm cuối Q1/24; (2) tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cao thứ 2 trong các ngân hàng niêm yết, qua đó đảm bảo tính linh động trong công tác trích lập dự phòng trong nửa cuối năm.

Hình: Tỷ lệ LLR nổi bật với vị trí thứ 2 toàn ngành trong Q1/24

Trong năm 2024, chất lượng tài sản của BIDV được kỳ vọng cải thiện hơn trong nửa cuối năm, khi (1) tín dụng tăng trở lại; (2) kinh tế phục hồi cũng như gia hạn thêm 6 tháng Thông tư 02/2023/TT-NHNN (quy định về việc tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn) sẽ góp phần cải thiện khả năng trả nợ của người dân; (3) Lợi nhuận tăng trưởng ổn định giúp ngân hàng có nhiều dư địa gia tăng bộ đệm dự phòng; và (4) tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ giúp ngân hàng có nhiều dư địa để sử dụng dự phòng xử lý nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu ổn định quanh 1,5% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu tại Q2/2024 là 132%. Mặc dù bộ đệm dự phòng đã suy giảm đáng kể tuy nhiên chất lượng tài sản của BIDV vẫn nằm trong top đầu ngành. Nợ nhóm 2 của BIDV quý 2/2024 giảm 19% svck sau khi tăng mạnh 31% svck trong quý 1/2024 cùng với diễn biến sức khỏe nền kinh tế hồi phục tốt hơn trong những tháng gần đây chúng tôi kỳ vọng áp lực nợ xấu sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm và chất lượng tài sản của BIDV vẫn thuộc top đầu ngành.

3. Tốc độ cải thiện NIM chậm hơn so với xu hướng ngành, tuy nhiên dự báo sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm nhờ động lực từ chi phí vốn thấp

Hình: Mức chênh lệch NIM của các ngân hàng tại Q1/2024 so với 2023

Biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng niêm yết (NHNY) cho thấy sự phân hóa trong Q1/2024, mặc dù NIM trung bình ngành vẫn tăng nhẹ 0.4%. Chúng tôi cho rằng xu hướng giảm NIM này diễn ra chủ yếu ở nhóm các NHNY cho vay chính ở mảng bán lẻ, như ACB, VIB, MSB, … và BIDV với danh mục cho vay bán lẻ luôn chiếm khoảng 44% tổng danh mục cho vay trong nhiều năm nay, cũng không nằm ngoài xu hướng này. NIM Q2/24 tiếp tục giảm so với 2023 (-0.05%) và so với cùng kỳ (-0.26%), ghi nhận mức 2.50% cuối Q2/24.

Hình: Biến động NIM của BIDV theo quý

Chúng tôi cho rằng NIM của BIDV giảm với nguyên nhân chủ yếu đến từ (1) lãi suất cho vay của BIDV liên tục giảm nhiều hơn so với chi phí vốn khi BID đẩy mạnh giảm lãi suất cho vay, thực hiện nhiều gói vay ưu đãi để hỗ trợ nền kinh tế. Với vai trò là ngân hàng đầu ngành, BID liên tục đưa ra các gói vay ưu đãi lãi suất để thúc đẩy nhu cầu tín dụng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Điển hình có thể kể đến gói 200,000 tỷ VND tín dụng lãi suất từ 4.5% cho khách hàng cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng hay gói lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà từ 6.5% (thuộc nhóm sản phẩm có lãi suất thấp nhất thị trường cho vay mua nhà). (2) Tốc độ tăng trưởng tiền gửi Q2/24 cao hơn 2 lần so với tăng trưởng cho vay.

Chúng tôi kỳ vọng NIM của BIDV sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm nhờ động lực từ chi phí vốn thấp do:

(1) Các khoản huy động khách hàng lãi suất cao giai đoạn Q4/2022 – Q1/2023 dần đáo hạn sẽ kéo chi phí huy động xuống mức thấp.

(2) Lãi suất huy động được duy trì ở mức thấp. Tính tới thời điểm hiện tại, lãi suất huy động cá nhân kỳ hạn 12 tháng của BID đang ở mức 4.7%, thấp hơn mức lãi suất huy động năm 2022 (~5.5%), là giai đoạn BID có mức chi phí vốn tốt nhất trong các năm trở lại đây.

4. CAR thấp so với các ngân hàng cùng ngành

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của BIDV năm 2024 đã giảm 0,16% so với mức 9,34% của năm 2022. Tỷ lệ này tiếp tục cao hơn mức tối thiểu là 8% theo BASEL II nhưng CAR của BIDV lại thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác. Lý do là vì nợ xấu của BIDV Q2/24 đã tăng 20.9% so với nợ xấu năm 2023 và tăng 4.14% so với cùng kỳ (svck), chủ yếu đến từ sự gia tăng của nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) (+10.4% so với 2023).

Nợ xấu của BIDV Q2/24 tăng 20.9% so với nợ xấu năm 2023 và tăng 4.14% so với cùng kỳ (svck), chủ yếu đến từ sự gia tăng của nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) (+10.4% so với 2023).

4 Likes

BID về 47 mua :smiley:

1 Likes

BID quá khoẻ, từ dn đến cp

2 Likes

Cảm ơn phân tích của ad nhé, ad có view upside bao nhiêu nếu vào đoạn này không nhỉ

1 Likes

BID vẫn sẽ lead của thị trường và xét cơ bản thì target gần nhất vẫn sẽ vùng 55.x.

2 Likes

Tuy định giá cao thật nhưng xung lực dòng tiền nội tại cổ phiếu quá khỏe nên có thể nói đắt xắt ra miếng là hợp lý.

1 Likes

Múc vội 47-48 đã đủ tiền chơi lễ, cầm lâu chắc làm con xe mới :smile:

Ad có view cao thật nhưng mà cứ khoẻ thì giá nào cũng sẽ có khả năng cả :sweat_smile:

1 Likes

bid khỏe vải

1 Likes