I.BIẾN ĐỘNG Ở BANGLADESH
Dệt may là một trong số ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng trong top đầu cả nước với 6 tháng đầu năm 2024 đạt 16,282 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Sự kiện bạo động diễn ra tại Bangladesh khiến chuỗi cung ứng ngành dệt may tạm thời bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty may mặc toàn cầu - ngành chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu của Bangladesh vào năm 2023. Các thương hiệu thời trang hàng đầu từ Châu Âu (H&M, Zara…) đều là những mặt hàng xuất khẩu chính của Bangladesh. Nhiều nhà máy đã phải đóng cửa, do đó, nhiều khách hàng đã cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Bangladesh hiện nay là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ ba thế giới và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành dệt may. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam có thể đón nhận những đơn hàng dịch chuyển từ quốc gia này. Hiện tại cũng là cao điểm mùa xuất khẩu đối với các mặt hàng may mặc nhằm phục vụ mùa lễ hội cuối năm.
Các doanh nghiệp FDI chắc chắn sẽ suy nghĩ đến việc tìm một quốc gia thay thế Bangladesh trong chuỗi cung ứng ngành dệt may bởi tình trạng bất ổn và những rủi ro gián đoạn tiềm ẩn. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế như nguồn nhân công giá rẻ, có tay nghề cao, các chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp FDI, cơ sở hạ tầng cũng đang ngày càng hoàn thiện.
→ xuất khẩu dệt may đang quay lại đà phục hồi, các doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng đến hết quý III và cuối năm 2024. Các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu kiềm chế được lạm phát giúp sức mua tăng lên. Lượng hàng tồn kho trong năm 2023 của các nhãn hàng đã giảm, nhu cầu tiếp tục tăng tốt trong các quý cuối năm.
II. KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH
Biên gộp doanh nghiệp dệt may khó tăng cao trong nửa cuối 2024 do mức lương tối thiểu tăng 6% kể từ tháng 7/2024 và giá bán khó tăng cao. Chi phí nhân công tại các doanh nghiệp dệt may thường chiếm từ 30-50% tổng chi phí sản xuất nên mức lương tăng sẽ kìm hãm đà tăng biên gộp.
Về giá bán, giá bán khó tăng cao do sự cạnh tranh của các nước đối thủ khi dự báo đồng tiền của Bangladesh, Indonesia và Mexico đều mất giá cao so với VND.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chuyển dịch dần sang sản phẩm giá trị gia tăng cao và phức tạp khi Bangladesh có lợi thế về chi phí ở sản phẩm giá trị thấp với sản lượng cao.
→ Việt Nam sẽ có lợi thế ở mặt hàng có giá trị cao như đồ thể thao, áo khoác ngoài và phức tạp như Găng tay, quần áo nỉ, đồ thể thao đan len hoặc móc, trong khi mất dần lợi thế ở mặt hàng áo khoác, áo len, áo phông. Và mặt hàng giá trị cao thì thường sản lượng sẽ thấp, thời gian vận chuyển nhanh và đòi hỏi tay nghề cao
III. DOANH NGHIỆP HƯỞNG LỢI CHÍNH
Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hưởng lợi là các doanh nghiệp có năng lực sản xuất đủ để tiếp nhận các đơn hàng mới dịch chuyển sang từ thị trường Bangladesh. Để đánh giá cao các doanh nghiệp có tỷ trọng đơn hàng fob cao trong cơ cấu doanh thu kể đến như MSH, TNG. Trong đó TNG sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do có tỷ trọng đóng góp cao từ thị trường Châu Âu và tỷ lệ đơn đặt hàng CMT cao hơn so với các công ty cùng ngành như TCM và MSH.
1 TNG
1.1 Các thị trường mục tiêu hồi phục kéo theo số lượng đơn hàng tăng
Trong nửa đầu năm 2024, TNG đã công bố tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là +6% và +30% so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo cho biết, kết quả này phản ánh một phần về sự thay đổi trong các đơn đặt hàng được chuyển từ Bangladesh kể từ đầu năm. Trong quý 2/2024, doanh thu của TNG tăng 61% so với quý trước. TNG có đủ đơn đặt hàng cho đến cuối năm và đang đàm phán giá cho các đơn đặt hàng trong năm 2025.
TNG dự kiến nâng tổng công suất thêm 15% với việc triển khai thêm 45 dây chuyền may và tuyển thêm 3.000 công nhân. Bên cạnh đó, TNG chú trọng vào ESG giúp doanh nghiệp có thể thu hút các hãng thời trang hướng tới xu hướng xanh.
1.2 Mảng Bất động sản
Triển khai dự án NOXH mới từ tháng 04/2024: Dự án Khu dân cư Đại Thắng (Khu đô thị Peace Village) có tổng diện tích 11,08 ha, quy mô 250 lô đất, bao gồm 100 lô shophouse xây 3 tầng, 150 lô đất nền. Khu nhà ở xã hội thuộc dự án đã được cấp phép xây dựng 395 căn gồm 34 căn nhà ở liền kề, và 1 tòa chung cư cao 18 tầng với 361 căn hộ, có tổng diện tích sàn xây dựng trên 24.600 m2. Dự án được khởi công vào đầu tháng 4/2024 và dự kiến bàn giao trong Q4.2025.
Ngoài ra TNG chuẩn bị chốt ngày chia cổ tức tiền mặt 4%
2. TCM
Không tập trung vào các thị trường Mỹ và EU nhiều như TNG, TCM có cơ cấu thị trường an toàn hơn khi khoảng trên 70% doanh thu đến từ khối nước Châu Á. Tính đến thời điểm hiện tại TCM đã nhận được 90% và 86% đơn đặt hàng cho Q3 và Q4/2024.
Tình hình KQKD trong Q2/2024 của TCM ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào hiệu ứng nền thấp cũng như lượng đơn hàng đang phục hồi tích cực. Doanh thu và LNST của TCM 6T/2024 vì vậy lần lượt đạt mức 1.781 tỷ (+12% YoY) và 135 tỷ đồng (+136% YoY) lần lượt hoàn thành 47% và 85% kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2024.
Trong quý vừa rồi TCM đã tiến hành việc sát nhập nhà máy SY Vina với giá trị 468 tỷ đồng tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhà máy SY Vina dự kiến sẽ mang lại khoảng 17 triệu USD doanh thu cho TCM trong năm nay và doanh thu sẽ bắt đầu được ghi nhận vào Q3
Cơ cấu tài chính lành mạnh như hiện nay không chỉ giúp TCM không gặp rủi ro về mặt thanh khoản mà còn giúp cho doanh nghiệp có dư địa lớn để có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai khi mà ngành dệt may phục hồi hoàn toàn trở lại.
3. MSH
Trong Q2/2024, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MSH lần lượt đạt mức 1.333 tỷ (-14% YoY) và 92 tỷ (+8% YoY). Doanh thu của MSH suy giảm chủ yếu do mức nền vào Q2/2023 là khá cao tuy nhiên nếu so với quý liền trước, doanh thu thuần của MSH vẫn tăng mạnh đến hơn 77%.
Trong Q2/2024, lượng hàng tồn kho của MSH tăng 25% so với hồi đầu năm trong đó đáng chú ý là lượng hàng thành phẩm đã tăng hơn gấp đôi cho thấy doanh nghiệp đang tích cực tích trữ HTK cho mùa cao điểm vào cuối năm.
Tuy nhiên MSH đang liên tục xây dựng các nhà máy mới trong thời gian vừa qua. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ vay/VCSH của doanh nghiệp đã đạt mức sấp xỉ 68% từ đó dẫn đến áp lực về chi phí lãi vay ngày càng lớn
Nhà đầu tư quan tâm đến ĐIỂM MUA chính xác đối với các cổ phiếu nhóm dệt may được chọn lọc, phân tích kĩ càng thì hãy liên hệ ngay với SimpleInvest để được tư vấn điểm gom mua lấy hàng ngay nhé!
=> NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN HỖ TRỢ CẬP NHẬT LIÊN TỤC VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHÍNH XÁC VÀ HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ NHẤT CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐỂ THAM GIA HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHÍNH THỨC VÀ NHẬN TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ!
NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!
SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường