Mình đánh giá Bình Dương là tỉnh có tiềm năng phát triển mạnh và rộng nhất trong thời gian tới, với nhiều yếu tố như sau:
Vị Trí Địa Lý: Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cửa ngõ giao thương giữa TP.HCM với các tỉnh phía Đông và Tây Nam Bộ. Về ranh giới, Bình Dương tiếp giáp:
Phía Bắc giáp Bình Phước;
Phía Nam giáp TP. Hồ Chí Minh;
Phía Đông giáp Đồng Nai;
Phía Tây giáp Tây Ninh và TP.Hồ Chí Minh.
Bình Dương không thuộc TP.HCM nhưng có 2 đô thị vệ tinh của TP Thủ Đức- TP.HCM là Dĩ An và Thuận An. Đây cũng chính là đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế lẫn hạ tầng tại Bình Dương.
Quy hoạch tổng thể xịn: Quy hoạch giao thông, đường sá, và quỹ đất cực lớn và khoa học, tầm nhìn cho tương lai. Xe cộ đi ở Bình Dương sẽ biết cảm giác này, Đại lộ Bình Dương trước mặt AEON Mall bao la.
Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước: Bình Dương là tỉnh có nhiều thành phố nhất Việt Nam hiện nay với 5 thành phố là: Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát.
Đất đai rộng, phát triển KCN mạnh, bổ trợ cho TP.HCM:** Theo phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp tỉnh Bình Dương mới nhất, đến năm 2030 tổng số KCN trên địa bàn là 43 KCN với tổng diện tích khoảng 18.600 ha. Các KCN ở Bình Dương vốn nổi tiếng về mức độ hút dân cư, lao động, các ngành nghề bổ trợ, ngành nghề công nghiệp dệt may, gỗ… - Dân số trẻ, trên đà phát triển: Với việc tập trung nhiều KCN và Doanh nghiệp mới, cơ cấu dân số của Bình Dương ngày càng trẻ, trong độ tuổi lao động, và giai đoạn lập gia đình, sinh con…
Hàng loạt cao tốc được xây dựng, kết nối ngày càng sâu rộng hướng về TP.HCM và các hướng khác như Bình Phước-Tây Nguyên, Đồng Nai, Tây Ninh… và đã có rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới về tham gia xây dựng đầu tư tại Bình Dương như Panasonic, Toshiba, Tokyu, Aeon Mall, Lego, Pandora…
Với mình, đầu tư vào các doanh nghiệp lớn, đầu ngành, dẫn dắt kinh tế Bình Dương sẽ là những cơ hội đầu tư vượt trội trong thời gian tới, nhất là khi tiềm năng phát triển của Bình Dương còn đầy triển vọng.
Điển hình như BCM (Becamex) BWE (Biwase) là 2 doanh nghiệp đầu ngành và gần như độc quyền tại Bình Dương. Becamex BCM thì khỏi phải bàn tới, thương hiệu Becamex và VSIP nổi tiếng không chỉ ở Bình Dương mà còn bắt đầu tham gia đầu tư trên 30 tỉnh thành của Việt Nam. BWE với việc độc quyền phân phối nước sạch, xử lý rác thải, sản xuất điện rác và phân bón đang mở rộng ra nhiều tỉnh như Long An, Cần Thơ, Đồng Nai, Quảng Bình…
Topic sẽ cập nhật về các DN tại Bình Dương, trao đổi thông tin và cơ hội đầu tư.
Bình Dương phát triển khu đô thị Cảng - Logistics - Dịch vụ dọc đường Vành đai 4
08/07/2024 08:53
(NLĐO) - Khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 - Khu số 1 có diện tích khoảng 2.700 ha, chức năng chính là Khu đô thị Cảng - Logistics - Dịch vụ; đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, cửa ngõ kết nối với TP HCM
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng vốn đầu tư vào Bình Dương
Cập nhật: 06-07-2024 | 08:37:59
6 tháng đầu năm 2024, Bình Dương thu hút hơn 824,6 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Kết quả này cho thấy Bình Dương vẫn có nhiều lợi thế trong thu hút FDI bởi cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bình Dương đã thu hút hơn 29.700 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có 2.971 doanh nghiệp đăng ký mới và hơn 550 doanh nghiệp tăng vốn. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 69.128 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đầu tư gần 759.000 tỷ đồng.
TPHCM dự chi 3.300 tỉ đồng làm đoạn đường dẫn dài khoảng 1,65km, rộng 60m từ nút giao Gò Dưa kết nối tuyến cao tốc TPHCM - Chơn Thành.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM vừa đề xuất UBND TPHCM đưa vào kế hoạch ưu tiên đầu tư dự án xây dựng đường nối từ nút giao Gò Dưa đến cao tốc TPHCM - Chơn Thành (đoạn trên địa bàn TPHCM) trong giai đoạn từ nay đến 2030. Tuyến cao tốc TPHCM - Chơn Thành dài gần 55km, nối TPHCM với hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Điểm đầu cao tốc kết nối với Vành đai 3 TPHCM, đoạn qua Bình Dương. Từ điểm này, đoạn đường dẫn sẽ xây nối đến nút giao Gò Dưa (thuộc Vành đai 2 TPHCM), tổng chiều dài gần 9km. Trong đó, 1,65km đi qua địa bàn TPHCM, kết nối từ nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) dọc theo đường Bình Chiểu đến đường ĐT 743 sang Bình Dương.TPHCM dự kiến chi 3.300 tỉ đồng đầu tư đoạn đường dẫn cao tốc này rộng 60m, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.660 tỉ đồng. Quy mô tuyến đường này đã được cập nhật trong Đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TPHCM đến năm 2040. UBND TPHCM cũng đã giao Sở GTVT TPHCM lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư đoạn dẫn cao tốc này, triển khai giai đoạn 2024 - 2028.Trước đó, tháng 12.2023, HĐND tỉnh Bình Dương đã có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư đoạn cao tốc TPHCM - Chơn Thành qua địa bàn tỉnh, dài khoảng 45,6km. Tổng mức đầu tư dự án hơn 17.400 tỉ đồng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Dự án giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh 60m, đầu tư trước giai đoạn một, 4 làn cao tốc (riêng đoạn cao tốc trùng đường ĐT 743 đã được đầu tư xây dựng 6 làn xe). Giai đoạn 2 của dự án, Bình Dương tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh nâng từ 4 lên 6 làn cao tốc. Hiện tỉnh Bình Dương đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ cắm mốc giải phóng mặt bằng, hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng BOT… Dự kiến, tỉnh Bình Dương sẽ triển khai thi công cao tốc trong dịp 2.9 năm nay, hoàn thành năm 2027. Đoạn cao tốc dài 6,6km qua tỉnh Bình Phước có tổng vốn 1.474 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương dự kiến là 1.000 tỉ đồng, phần còn lại là ngân sách địa phương, thực hiện từ năm 2024 - 2026. Hiện xe từ TPHCM đi Thủ Dầu Một (Bình Dương) theo Quốc lộ 13 đến Bình Phước với quãng đường dài khoảng 120km. Tuyến cao tốc TPHCM - Chơn Thành khi được triển khai giúp tăng năng lực vận tải, giao thương hàng hoá và rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương.
BCM chốt giá cao nhất phiên, xác nhận tạo nền thoát đáy thành công.
Golden Cross và các đường MA chụm lại chuẩn bị mở ra siêu sóng.
Hiện tại chỉ mới là bắt đầu, lệnh vào phiên chiều và ATC cho thấy sự quyết liệt rõ rệt.
Cuối 2024 thị trường sẽ còn nhắc đến BCM nhiều nữa.
Ngày 15/7, Ban Quản lý dự án Công ty cổ phần cấp nước Đồng Nai cho biết dự án tuyến ống cấp nước cho sân bay Long Thành đã hoàn thành được 95%, khánh thành vào cuối tháng này để đưa nước về cho siêu dự án sân bay.
BWE nắm ~19% ở DNW.
https://nld.com.vn/tien-do-du-an-du…nh-doan-qua-binh-duong-196240718122209409.htm
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh đã có kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Hiện Ban đã có công văn gửi UBND TP Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên và huyện Bàu Bàng về việc giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thành phần 1.
Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương, qua báo cáo kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, có 1 nhà thầu quan tâm nộp hồ sơ là Liên danh Tổng Công ty Becamex IDC - Công ty cổ phần phát triển Hạ tầng kỹ thuật Becamex Bình Phước - Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả.
→ Còn ai trồng khoai đất này