**BMP - Hưởng lợi nhờ GIÁ NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO GIẢM**

1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

  • Nhà máy công tư hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng công ty Công nghệ phẩm – Bộ Công nghiệp nhẹ được tạo nên từ sự sát nhập giữa Công ty Ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty nhựa Kiều Tinh.

  • Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là nhựa công nghiệp và vật liệu xây dựng bao gồm hệ thống nhà xưởng 1 sản xuất sản phẩm ép phun và xưởng 2 tại Khu công nghiệp Sóng Thần chuyên sản xuất các ống nhựa.

  • Hệ thống phân phối của Công ty bao gồm các kênh: cửa hàng bán sản phẩm, khách hàng riêng lẻ và đấu thầu các công trình. Trong đó, kênh tiêu thụ chính là hệ thống các cửa hàng.

  • Hiện Công ty có hệ thống bao phủ gần như toàn bộ khu cực miền Trung trở vào và đang mở rộng ra miền Bắc với việc xây dựng nhà máy mới tại Khu công nghiệp Phố Nối –Hưng Yên.

Cơ cấu cổ đông


2. TÌNH HÌNH KINH DOANH

  • Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 đã được công bố doanh thu đạt 1.555 tỷ đồng, tăng gần 7% so với cùng kỳ; doanh thu từ bán thành phẩm và vật tư lần lượt tăng 7% và 17%.

  • Điểm đặc biệt đối với một doanh nghiệp sản xuất như BMP là dù doanh thu tăng nhưng giá vốn lại được tiết giảm, còn hơn 8% so với quý 2/2021, cụ thể còn hơn 1,164 tỷ đồng. Kết quả giúp biên lãi gộp được cải thiện từ 12,9% lên 25,1%, tương ứng lợi nhuận gộp đạt 391 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ.

  • Mặc dù giá vốn được giảm nhưng các chi phí khác lại tăng khá cao, cụ thể là chi phí bán hàng và chi phí quản lý lần lượt tăng 76% và 13%, tương ứng với 145 tỷ đồng và 35 tỷ đồng. Giải thích cho vấn đề này đó là Công ty đã chi 106 tỷ đồng cho hệ thống phân phối, gấp gần 3 lần cùng kỳ.

  • Dù vậy, BMP vẫn báo lãi ròng hơn 145 tỷ đồng trong quý 2, gấp gần 3.5 lần cùng kỳ.

*Kế hoạch kinh doanh

  • Theo lũy kế 6 tháng đầu năm, Nhựa Bình Minh ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.905 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 273 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 117% so với cùng kỳ.

  • Vậy BMP đã thực hiện hiện được gần 61% mục tiêu lợi nhuận được Công ty đề ra cho năm 2022
    5

3. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

*ĐIỂM NHẤN 1: Giá nguyên vật liệu đầu vào - hạt nhựa PVC giảm sau nhiều tuần ổn định

  • Theo Bloomberg, giá hạt nhựa qua 6 tháng đầu năm 2022 đã quay về mức giá cân bằng và thậm chí còn giảm mạnh trong thời gian gần đây. Cụ thể, vào tháng 10 năm ngoái giá PVC đang ở mức 1.850 USD/tấn, sang năm 2022 PVC giảm xuống còn ở mức 1.400 USD/tấn và ổn định trong những tháng đầu năm, gần nhất giá bán giảm còn 947 USD/tấn vào ngày 25/8/2022.

=> Đây là dấu hiệu tích cực cho cả ngành nhựa nói chung và nhựa Bình Minh nói riêng khi chi phí hạt nhựa chiếm tới 70% chi phí sản xuất. Việc giá hạt nhựa được giảm mạnh sẽ giúp biên lợi nhuận gộp được giảm đáng kể.

  • Trong quý 2 năm 2022, biên lợi nhuận gộp đã được cải thiện lại ở mức 25,14%, thấp hơn quý 2/2020 là 3,8% và cao hơn 12,28% so với quý 2 cùng kỳ năm trước, kỳ vọng vẫn tiếp tục cải thiện ở mức ổn định ở các quý sau.

  • BMP chưa có kế hoạch điều chỉnh giá bán. Chi phí bán hàng có thể tăng nếu công ty tăng chiết khấu thương mại cho các nhà phân phối và tổ chức hội nghị khách hàng trong chương trình khuyến mãi kỷ niệm 45 năm. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận ròng vẫn được dự báo tăng so với nửa đầu năm.

*ĐIỂM NHẤN 2: Tiềm năng từ vị thế thị trường với lượng cầu lớn trở lại sau một năm êm đềm của dịch Covid.

  • Trong những tháng đầu năm 2022, giá thép trở nên ổn định sau nhiều đợt điều chỉnh đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xây dựng và cơ sở hạ tầng vào nửa cuối năm 2022, một lượng lớn cầu ống nhựa được đẩy mạnh đi kèm.

  • Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, sản lượng tiêu thụ được ghi nhận trong quý của nhựa Bình Minh đạt 26.353 tấn tăng 17% so với sản lượng quý 1 là 22.635 tấn. Những con số tăng trưởng ấy chưa thật sự nổi bật do nhu cầu trong nước phục hồi chậm sau các gián đoạn do dịch Covid-19, tuy nhiên nó cũng đã quay về đà tăng trưởng. Dựa vào nhu cầu vật liệu xây dựng phục hồi trong năm 2022, dự đoán quý 3/2022 sẽ có những đột phá mạnh mẽ hơn trên mức nền thấp của năm 2021.

  • Với khát vọng trở thành Công ty dẫn đầu thị phần sản lượng tiêu thụ tại Việt Nam, Công ty nhựa Bình Minh vẫn phát huy tốt ở khu vực miền Nam khi vẫn luôn là thương hiệu ống nhựa hàng đầu được người dân tin dùng, BMP liên tiếp chấm bút ký kết các hợp đồng cung cấp vật liệu cho các dự án thoát nước và hạ tầng tại các tỉnh miền Tây và Cao Nguyên.

  • Theo Ban lãnh đạo của BMP, thị trường trọng điểm của nhựa Bình Minh vẫn là thị trường phía Nam cụ thể là từ Huế trở vào, chiếm 95% sản lượng của của công ty. Trong đó, phía Đông và miền Tây góp phần lớn nhất.

  • Song hành với việc mở rộng thị trường, BMP không ngừng thực hiện các chiến dịch thúc đẩy ở các khu vực khác của thị trường miền Nam bằng cách miễn phí giao hàng cho các đơn hàng trên 50 triệu và các sự kiện giới thiệu sản phẩm, chính sách cho khách hàng dự án.

=> Từ những dấu hiệu đó nói lên rằng Công ty nhựa Bình Minh có rất nhiều dư địa để có thể khai thác tăng sản lượng tiêu thụ cho cônng ty, thúc đẩy tăng thị phần phát triển ở các khu vực khác của thị trường miền Nam. Một dấu hiệu lạc quan cho triển vọng nửa cuối năm nay.

*ĐIỂM NHẤN 3: Cơ cấu tài chính lành mạnh

  • Có thể nói cơ cấu tài chính của nhựa Bình Minh là rất mạnh khi hầu như không có nợ vay, vị thế rất giàu tiền mặt cộng với dòng tiền hoạt động mạnh mẽ, doanh nghiệp luôn duy trì tỷ lệ trả cổ tức cao và đều đặn hàng năm.

  • Việc doanh nghiệp có nhiều tiền mặt cũng có nhiều điểm tốt vì nhà đầu tư không thể trực tiếp tham gia vào công đoạn sản xuất, chỉ có thể thấy doanh nghiệp hoạt động thông qua khoản mục tiền mặt trên bảng cân đối kế toán nhiều bao nhiêu, nên sẽ yên tâm hơn so với các doanh nghiệp có lượng tiền mặt ít. Theo báo cáo ghi nhận, lượng tiền mặt của BMP 3 quý gần nhất liên tục tăng đều đặn và ổn định, nó là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động rất tốt, đang phát triển rất mạnh.

  • Ngoài ra, việc duy trì lượng tiền mặt lớn giúp cho Công ty duy trì và dự phóng phát triển cho kế hoạch tương lai khi cần nguồn vốn để phát triển, xây đựng thêm nhà máy, nhập hàng. Có lượng tiền mặt càng nhiều khi thị trường đi xuống sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện mua nguyên vật liệu giá vốn rẻ, từ đó giảm mạnh chi phí đầu vào.

  • Theo lý luận, nếu doanh nghiệp có bất cứ lượng tiền mặt nào cao hơn mức cần thiết thì lượng tiền mặt đó sẽ được phân phối lại cho cổ đông thông qua cổ tức hoặc dùng để mua lại cổ phần. Dự báo tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt các năm tới còn tăng lên khi BMP chưa có kế hoạch đầu tư nào mới khi công suất vẫn được đảm bảo.

4. RỦI RO DOANH NGHIỆP

  • Tác động của tồn kho nhựa nguyên liệu đầu vào giá thấp sẽ giảm trong thời gian còn lại của năm 2022 => không đạt được giá trị kỳ vọng.

  • Doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt lớn => đối mặt với chi phí cơ hội cao.

=> Nhà đầu tư có chưa có vị thế mong muốn được hỗ trợ điểm MUA phù hợp đối với cổ phiếu này có thể comment bên dưới phần Bình luận để được hỗ trợ.

=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!

2 Likes

nguyên liệu đầu vào giảm, tiền mặt nhiều, nhu cầu thị trường lại có => BMP lại ngon

2 Likes

Giá đầu vào giảm khá nhiều

2 Likes

BMP chia cổ tức lớn. năm nào cũng trên 20%, mua để lấy cổ tức cũng ngon

2 Likes

Mà đoạn này thị trường đánh chát quá. Tùy vị thế đầu tư mà mình cân nhắc nhé bạn. Hàng có câu chuyện cơ bản nhưng mình kết hợp thêm phân tích kỹ thuật để có được vị thế đầu tư tối ưu nhất

2 Likes

Vị thế đầu tư dài hạn thì cổ phiếu có câu chuyện cơ bản là phù hợp để đầu tư. Mình kết hợp thêm phân tích kỹ thuật để có vị thế đầu tư tốt bạn nhé

2 Likes

Ừ đoạn này chát thật. mua con gì cũng lỗ, phải kiểu mua để đó, giảm lại gom thì may ra còn có ăn

1 Likes

Đầu tư dài hạn thì được chứ con này khó lướt

ừ mình cũng thấy thế, mà thấy cổ tức ngon mua để dài

1 Likes

con hàng này khỏe. cũng bị giảm nhưng hồi phục nhanh. Hôm qua mới chia cổ tức 3100đ

2 Likes

Nhìn chart cổ này ổn định, vừa rồi cả thị trường giảm sâu mà cổ khỏe vẫn duy trì tốt. Ai có hàng lợi thế

2 Likes

nay chạy 1 cây xanh dài

1 Likes