BMP update bVSC

Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu BMP

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Cổ phiếu BMP của CTCP Nhựa Bình Minh vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu của BVSC cho các theme đầu tư: (1) Rổ cổ phiếu cơ bản tốt (Bảng cân đối kế toán và dòng tiền mạnh; chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn và nhất quán, cùng với Ban lãnh đạo tâm huyết); (2) Bình ổn giá hàng hóa sau khi tăng nóng trong năm 2021 để hỗ trợ các công ty sản xuất cải thiện biên lợi nhuận và (3) Sự hợp nhất ngày càng tăng của ngành ống nhựa Việt Nam.

Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch tại mức P/E forward 1 năm và EV/EBITDA là 9,8x và 4,1x, thấp hơn 16,2%/ 21,2% so với mức trung bình lịch sử là 11,7x/ 5,2x.

Duy trì khuyến nghị OUTPERFROM và nâng giá mục tiêu 1 năm theo phương pháp DCF1 và EV/EBITDA lên 73.465 đồng/CP (Upside: 23,1%), chuyển định giá sang giữa năm 2022. Bất kỳ sự điều chỉnh giá nào trong ngắn hạn đều là cơ hội tốt để tích lũy BMP trước triển vọng giá PVC bình ổn.

1 Likes

Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 72.530 đồng/CP CTCK Bảo Việt (BVSC) Ban lãnh đạo CTCP Nhựa Bình Minh (BMP – sàn HOSE) tin rằng, BMP có thể chi trả cổ tức tốt hơn mức lợi nhuận thực hiện trong năm 2021, chủ yếu dựa trên: (i) vị thế tiền mặt ròng dồi dào; (ii) dòng tiền mạnh và (iii) kế hoạch đầu tư capex năm 2022 (dự kiến ở mức 100 tỷ để tăng cường hơn nữa việc tự động hóa trong các hoạt động sản xuất của Công ty, thấp hơn đáng kể so với mức 200 - 300 tỷ các năm trước). Sau khi điều chỉnh tăng dự báo giai đoạn 2022 - 2024, chúng tôi điều chỉnh tăng cổ tức tiền mặt giai đoạn 2022 - 2024 lên dao động trong khoảng 5.500 - 6.500 đồng/cổ phiếu. Suất cổ cổ tức tỏ ra rất hấp dẫn ở mức 8,7-10,3% so với mức giá hiện tại. BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với BMP, đồng thời nâng mục tiêu thêm 5,6% lên 72.530 đồng/cổ phiếu (Upside: 23,3%, bao gồm suất cổ tức dự báo 8,7%), chủ yếu do tăng dự báo kết quả kinh doanh. Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch ở mức P/E năm 2022 - 2023 lần lượt là 11,5x và 9,9x, với triển vọng lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ, vị trí đầu ngành, nền tảng cơ bản tốt và suất cổ tức hấp dẫn ở mức 8,7 - 10,3%.

huyến nghị nắm giữ cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 70.800 đồng/CP CTCK MB (MBS) Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu BMP của CTCP Nhựa Bình Minh với mức giá mục tiêu 70.800 đồng/CP. Luận điểm đầu tư đối với cổ phiếu BMP là doanh thu năm 2022 của Công ty có sự khởi sắc khi mà rủi ro giãn cách xã hội gần như không còn, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả kinh doanh của BMP trong năm 2021. Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp được cải thiện khi giá hạt nhựa PVC được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt cùng với việc gia tăng sản xuất sẽ giúp giảm áp lực lên định phí của BMP. Cơ cấu bảng cân đối kế toán của BMP vẫn rất lành mạnh với tỷ trọng tiền mặt cao, giúp đảm bảo cho công ty duy trì khả năng chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao của mình. Ngoài ra, việc không dùng đến vốn vay đã giúp cho doanh nghiệp vượt qua được quãng thời gian ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch mà không lo vấn đề về thanh khoản. Rủi ro đầu tư: Ngành nhựa, cụ thể là ngành ống nhựa vẫn sẽ chịu sự cạnh tranh cao trong những năm tới do rào cản gia nhập ngành thấp. Tuy nhiên, với vị thế là công ty có thị phần lớn nhất miền Nam cũng như cả nước, BMP hoàn toàn có đủ cơ sở để duy trì khả năng sinh lợi và cổ tức của mình. Bên cạnh đó, các lo ngại về giá dầu có thể lên cao liên quan đến căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ khiến cho giá hạt nhựa toàn cầu có sự gia tăng mạnh nếu tình hình không được kiểm soát. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp nhựa như BMP. Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2022 của BMP đạt 5.659 tỷ đồng (tăng 24,3% so với năm 2021), lợi nhuận sau thuế đạt 470 tỷ đồng.

BMP - Dự kiến KQKD 2022 khôi phục mạnh, Q1/2022 LNST đạt 127 tỷ đồng

Ngày 26/04/2022, CTCP nhựa Bình Minh (BMP) đã tổ chức thành công ĐHCĐ năm 2022, chúng tôi tóm lượt các nội dung chính như sau:

  • Trong năm 2021: mặc dù bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 làm nguồn cầu giảm mạnh đặt biệt trong Q3/2021; trong khi đó giá nhựa PVC luôn duy trì ở mức cao. Công ty đã nổ lực và đạt kết quả kinh doanh tốt với LNST 214 tỷ đồng (-59% yoy). Trong năm 2021, BMP cũng đã điều chỉnh giá bán 4 lần do chi phí nguyên vật liệu tăng cao.

  • Cơ cấu sản phẩm hiện tại: khoảng 90% là sản phẩm từ nhưa PVC, phần còn lại là từ HDPE, PPR. Công ty sẽ duy trì cơ cấu sản phẩm như hiện tại

  • Kế hoạch đầu tư năm 2022: 100 tỷ đồng để mở rộng dây chuyển hoạt động (trong đó 15 tỷ từ các năm trước chuyển sang và 84 tỉ đồng đề xuất mới trong năm 2022)

  • Kế hoạch kinh doanh năm 2022: doanh thu 5,680 tỷ đồng (+24%yoy) và LNST 448 tỷ đồng (+108% yoy)

  • Kết quả kinh doanh Q1/2022 khả qua với tổng doanh thu 1,352 tỷ đồng (+17% yoy) và LNST 127 tỷ đồng (+51% yoy) nhờ nguồn cầu đã được khôi phục và giá PVC đầu vào không còn cao như cùng kỳ năm 2021. Triển vọng kinh doanh trong dài hạn tích cực nhờ hoạt động xây dựng và đầu tư công được mở rộng; tuy nhiên công ty phải đối mặt với cạnh tranh cao trong ngành.

Nhận định: hiện giá cổ phiếu đang đi ngang và được giao dịch ở vùng 60,000 đ/cp; BMP giữ giá khá tốt trong giai đoạn thị trường giảm mạnh trong các phiên vừa qua. Tuy nhiên cổ phiếu có thanh khoản tương đối thấp, nhà đầu tư có thể xem xét MUA tại các phiên điều chỉnh

CTCP Nhựa Bình Minh (HOSE: BMP) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các loại ống nhựa (PVC, HDPE và PPR) dùng trong xây dựng. BMP có vị thế là doanh nghiệp thị phần ống nhựa dẫn đầu tại miền Nam với gần 50% thị phần trong khu vực và khoảng 27% cả nước. BMP ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý II/2022 với doanh thu đạt 1.518 tỷ đồng (tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 182 tỷ đồng (tăng 248%). Qua đó 6 tháng đầu năm 2022 BMP ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 2.911 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái) và 341 tỷ đồng (gấp 2,2 lần cùng kỳ). Tăng trưởng tích cực của BMP đến từ việc giá nguyên vật liệu đầu vào hạt nhựa PVC giảm giúp cải thiện biên lợi nhuận. Ngoài ra nhu cầu tiêu thụ cũng đang dần phục hồi hậu đại dịch Covid 19. Từ đầu năm 2022 tới nay giá hạt nhựa PVC đã trở nên ổn định hơn và thậm chí còn suy giảm trong thời gian gần đây xuống còn khoảng 960 USD/tấn, giảm từ mức trung bình 1.400 USD/tấn trong những tháng đầu năm và giảm từ mức đỉnh 1.850 USD/tấn vào tháng 10 năm ngoái. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành nhựa nói chung và cho BMP nói riêng khi chi phí hạt nhựa chiếm khoảng 70% chi phí sản xuất. Giá hạt nhựa giảm sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp lên đáng kể. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp của BMP đã giảm xuống còn 15,4% trong năm 2021 so với mức 26,5% của năm 2020. Trong quý 1 năm 2022, biên lợi nhuận gộp đã cải thiện lên lại mức 23,6% và tiếp tục được kỳ vọng cải thiện trong các quý sau đó. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, sản lượng trong quý 2 của BMP đạt 26.400 tấn, tiếp tục tăng 17% so với sản lượng quý 1 là 22.588 tấn. Chúng tôi cho rằng sản lượng sẽ tiếp tục phục hồi trong các quý tiếp theo, đặc biệt là quý 3 khi năm ngoái BMP bị ảnh hưởng nặng bởi đợt bùng phát dịch Covid 19 tại khu vực phía Nam. Quý III/2021, BMP ghi nhận doanh thu sụt giảm đến hơn 50% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 26 tỷ đồng. Quý III năm nay chúng tôi kỳ vọng BMP sẽ có tăng trưởng đột biến trên mức nền thấp của năm 2021. BMP có cơ cấu tài chính lành mạnh khi hầu như không có nợ vay. Doanh nghiệp luôn duy trì tỷ lệ trả cổ tức cao và đều đặn hàng năm. Chúng tôi dự báo tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt các năm tới còn tăng lên khi BMP chưa có kế hoạch đầu tư nào mới khi công suất vẫn được đảm bảo BMP được hưởng lợi từ việc giá nguyên liệu đầu vào giảm và nhu cầu dần phục hồi trên mức nền thấp của năm 2021. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ và được kỳ vọng tiếp tục duy trì trong quý 3 khi năm ngoái bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid ở khu vực miền Nam. Chúng tôi đánh giá khả quan và khuyến nghị mua cổ phiếu BMP với giá mục tiêu là 68.000 đồng/cp (upside 18,3%), cắt lỗ khi giá đóng cửa dưới vùng 53.000 đồng/cp.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP – sàn HOSE) đạt 2.905 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 273 tỷ đồng (tăng 117%). Biên lợi nhuận gộp phục hồi về mức 24,4% (tăng 930 bps). Sản lượng tiêu thụ 6 tháng năm 2022 giảm 12%, đạt mức 48.988 nghìn tấn. BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của BMP trong năm 2022 lần lượt ở mức 5.527 tỷ đồng (tăng 21,4% so với năm trước) và 513 tỷ đồng (tăng 139,7%) với giả định: sản lượng tăng 5,8%, biên lợi nhuận gộp tăng lên 23,6% nhờ giá bán tăng 15% và giá nguyên liệu đi ngang so với năm 2021. Năm 2023, BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt ở mức 5.937 tỷ đồng (tăng 7,1% so với năm trước) và 531 tỷ đồng (tăng 3,5%) với giả định sản lượng tiêu thụ phục hồi về mức 105-110 nghìn tấn trước dịch, tiệm cận mức công suất tối đa. BSC khuyến nghị mua cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 76.900 đồng/CP, tương đương upside 24% so với giá ngày 07/09/2022 dựa trên 2 phương pháp định giá PE và FCFF, tỷ lệ 50:50.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) đạt lợi nhuận 448 tỷ đồng (tăng 349% so với cùng kỳ năm ngoái) với doanh thu đạt 4.400 tỷ đồng (tăng 40,5%) và sản lượng đạt hơn 74 triệu tấn (tăng 11%). Sản lượng hồi phục, giá bán tăng trong khi nguyên vật liệu chính có xu hướng đi xuống là các yếu tố chính giúp kết quả kinh doanh cải thiện đáng kể. Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn tiềm năng bởi kỳ vọng đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, dòng vốn FDI dịch chuyển một phần từ Trung Quốc sang Việt Nam và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khả quan của Việt Nam trong dài hạn. BMP chiếm thị phần lớn nhất trong ngành ống nhựa, sở hữu nhiều lợi thế bền vững như thương hiệu lớn, hiệu quả hoạt động, hệ thống phân phối rộng khắp, dòng tiền mạnh và có lợi thế về nguồn cung nguyên vật liệu với TPC Vina. Nguyên liệu chủ yếu là PVC - chiếm khoảng 70% đã giảm mạnh về vùng thấp nhất giai đoạn 2016-2022, tương ứng giảm khoảng 35% so với trung bình năm 2021 và 60% so với đỉnh cao nhất giúp biên lợi nhuận tiếp tục duy trì ở mức cao. Chúng tôi dự báo BMP sẽ duy trì chính sách cổ tức tiền mặt cao trong khoảng 5,000 – 7,000 VND/cp giai đoạn 2022-2026, tương ứng lợi suất cổ tức ở mức 9-12%. Khuyến nghị Nắm giữ, giá mục tiêu 67,300 VND/cp, tiềm năng tăng giá 12.2% so với giá đóng cửa ngày 19/12/2022.

CTCP Nhựa Bình Minh (BMP - sàn HOSE) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 khởi sắc: Lợi nhuận ròng tăng kỷ lục, đạt 260,8 tỷ đồng (tăng 41,9% so với quý trước; tăng 117,1% so với cùng kỳ năm trước), với doanh thu thuần đạt 1.407,9 tỷ đồng (giảm 5,9% so với quý trước; đi ngang so với cùng kỳ). Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của BMP đạt 5.808,3 tỷ đồng (tăng trưởng 27,6% so với năm trước) và 696,3 tỷ đồng (tăng trưởng 224,9%), tương đương 100,1%/ 116,4% so với dự báo của BVSC. Nhờ vào kết quả kinh doanh năm ấn tượng và việc cổ đông lớn nhất mua vào gần đây, giá cổ phiếu BMP đã tăng vượt trội (tăng 7,7%) so với mức giảm 26,4% của VN-Index trong vòng 1 năm qua. Do triển vọng ngắn hạn sẽ khó khăn hơn từ cả hai phía đầu vào và đầu ra, chúng tôi duy trì khuyến nghị Neutral. Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch ở mức P/E 2023 là 10,9x, và suất cổ tức ở mức 10,4%.

Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) ghi nhận kết quả kinh doanh quý IV/2022 với lợi nhuận đạt 248,4 tỷ đồng (tăng 42% so với quý trước) và doanh thu đạt 1.415 tỷ đồng (giảm 6% so với quý trước). Lợi nhuận tích cực nhờ giá nhựa đầu vào giảm mạnh trong khi giá bán tiếp tục duy trì ở mức cao. Lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận của BMP đạt 696 tỷ đồng (tăng 225% so với cùng kỳ), doanh thu đạt 5.808 tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ) và sản lượng đạt 97,7 nghìn tấn (tăng 5,5% so với cùng kỳ). Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng giá PVC đã hồi phục về quanh mức trung bình giai đoạn 2018-2020 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức nền cao 2021/2022. Năm 2023, KBSV duy trì dự báo giá PVC hồi phục lên mức trung bình 1.050 USD/tấn, do kỳ vọng nhu cầu PVC cải thiện từ thị trường Trung Quốc. Mặc dù vậy, đây vẫn là mức giá trung bình trong lịch sử và đảm bảo biên lợi nhuận vẫn ở mức tốt khi giá bán đầu ra đã tăng đáng kể so với giai đoạn trước. Với kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2022, dòng tiền mạnh, BMP hiện chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản lớn, KBSV cho rằng BMP tiếp tục duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt năm 2022 ở mức cao trong khoảng 7.000 – 8.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng lợi suất cổ tức ở mức hơn 10%. Năm 2023, trên quan điểm thận trọng, KBSV dự phóng lợi nhuận đạt 528,4 tỷ đồng (giảm 24,2% so với cùng kỳ) và doanh thu 5.391 tỷ đồng (giảm 7%) với giả định giá bán giảm 7,8% xuống mức trung bình khoảng 54,8 triệu đồng/tấn bởi áp lực từ nhu cầu giảm, giá nguyên liệu xuống mức trung bình 7 năm và cạnh tranh cao hơn, sản lượng tiêu thụ đi ngang mức 98 triệu tấn. Tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 24,7% với dự báo giá nguyên vật liệu biến động quanh mức trung bình 7 năm và giá bán giảm. Bên cạnh đó, chiết khấu thanh toán tiếp tục được dự phóng ở mức cao theo doanh thu để duy trì thị phần. KBSV khuyến nghị nắm giữ đối với BMP, giá mục tiêu là 68.500 đồng/cổ phiếu. Mức giá mục tiêu được tính toán dựa trên hai phương pháp DCF và phương pháp chiết khấu cổ tức DDM với tỷ lệ tương ứng 50/50.

Theo kiểm tra mới nhất của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) trên Bloomberg, giá hạt nhựa PVC duy trì ổn định trong 6 tháng qua (từ tháng 9/2022), giao dịch trong biên độ hẹp từ 800 - 900 USD/tấn (tương đương mức trước dịch). Điều thuận lợi là mức giá này thấp hơn lần lượt 42,5% và 31,5% so với giá trung bình trong nửa đầu năm 2022 và cả năm 2022, báo hiệu triển vọng mở rộng biên lợi nhuận của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP), đặc biệt là trong nửa đầu năm 2023, khi giá nguyên liệu đầu vào đang giảm nhanh hơn giá bán. Đáng chú ý, dù giá PVC điều chỉnh mạnh, BMP vẫn duy trì giá bán ở mức cố định khi giá bán thường do các doanh nghiệp lớn trong nước quyết định (như BMP và NTP; khác với thép khi giá bán chịu ảnh hưởng bởi cung cầu quốc tế). Một số đợt tăng chiết khấu ngắn hạn có thể được các doanh nghiệp sản xuất ống nhựa áp dụng linh hoạt để hạn chế tình trạng nhu cầu suy giảm. BVSC hiện dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của BMP giảm 4,9% xuống 660,3 tỷ đồng (khá sát với mục tiêu của doanh nghiệp là 651 tỷ đồng, giảm 6,5%), doanh thu thuần dự báo đạt 5.683 tỷ đồng (giảm 2,1%). Cho 2024, BVSC kỳ vọng doanh thu thuần của BMP tăng 5,9%, đạt 6.020 tỷ (sản lượng tăng trưởng 7%) và lợi nhuận ròng tăng 6,8% lên 705,5 tỷ. BVSC đưa ra dự báo lợi nhuận ròng năm 2025 của BMP tăng 5,6% lên 745,2 tỷ đồng, với dự báo doanh thu thuần là 6.322 tỷ đồng (tăng 5%). Theo BVSC, BMP vẫn duy trì vị thế hưởng lợi từ sự hợp nhất đang diễn ra của ngành, nơi mà các “ông lớn” với lợi thế tài chính và vận hành đang chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp nhỏ, và giành được thêm nhiều thị phần hơn. Đây là động lực gia tăng sản lượng, chưa kể tới các khoản đầu tư công lớn hơn từ Chính phủ. Trong khi đó, năng lực quyết định giá bán đảm bảo triển vọng biên lợi nhuận của BMP, bên cạnh lợi thế kinh tế gia tăng theo quy mô (hiệu suất sử dụng cao hơn). Cho năm 2023, BMP đang trình cổ đông thông qua kế hoạch trả cổ tức tiền mặt DPS 8.400 đồng/cổ phiếu (từ lợi nhuận ròng trong 2022), tương ứng tỷ lệ chi trả 99% và suất cổ tức hấp dẫn 13,4% so với hiện giá. Đồng thời, kế hoạch capex 2023 rất khiêm tốn ở mức 55 tỷ, theo như tài liệu ĐHCĐ thường niên. Với triển vọng vững chắc cùng capex khiêm tốn và tình trạng không vay nợ, BVSC kỳ vọng BMP duy trì tỷ lệ chi trả cao, dự báo cổ tức tiền mặt năm 2023-2025 trong khoảng 8.000 - 8.500 đồng/cổ phiếu. Suất cổ tức rất hấp dẫn ở mức 12,8 - 13,6%. BVSC nâng giá mục tiêu dựa trên DCF cho BMP thêm 12,1% lên 80.895 đồng/cổ phiếu (từ 72.159 đồng/cổ phiếu trước đó), tương ứng với upside 29%. Giá mục tiêu tăng là do điều chỉnh tăng dự báo kết quả kinh doanh; và sử dụng mức ERP ít thận trọng hơn là 10% (so với 11% trước đây). Ở giá mục tiêu mới, BVSC đang định giá BMP ở mức P/E hợp lý cho 2023 là 10 lần, duy trì khuyến nghị khả quan. Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch ở mức P/E lần lượt là 7,8 lần (năm 2023) và 7,3 lần (năm 2024), theo BVSC là hấp dẫn, với mức trung bình 5 năm 11,5 lần; triển vọng vững chắc nhờ vị thế đầu ngành; bảng cân đối kế toán mạnh; và suất cổ tức hấp dẫn.

CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2023 khả quan với doanh thu đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (tăng 57% so với quý trước, tăng 3% so với cùng) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 257 tỷ đồng (tăng 23% so với quý trước, tăng 3% so với cùng kỳ). Kết quả kinh doanh quý 4/2023 tăng mạnh nhờ doanh thu tăng mạnh, mà chúng tôi cho rằng do nhu cầu vật liệu xây dựng tăng dần vào mùa cao điểm cuối năm. Tuy nhiên, biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm từ mức 28,6% trong quý 3/2023 còn 22,7% trong quý 4/2023, do 1) biên lợi nhuận gộp giảm còn 40,6% từ mức cao kỷ lục là 43,0% vào quý 3/2023 do giá nhựa tăng dần từ mức cơ sở thấp và 2) chi phí SG&A trên doanh thu tăng từ 14,5% trong quý 3/2023 lên 17,9%, chủ yếu do chiết khấu thương mại tăng 2,2 lần. Chiết khấu thương mại cả năm 2023 của BMP đạt 509 tỷ đồng (tăng 49% so với cùng kỳ) — tương đương 10% doanh thu thuần. Trong năm 2023, doanh thu đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (giảm 11% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 1,0 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 50%). Kết quả doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023 cao hơn nhẹ so với kỳ vọng của chúng tôi và lần lượt hoàn thành 108% và 105% dự báo cả năm 2023. Do đó, chúng tôi nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo của chúng tôi cho BMP, dù cần thêm đánh giá chi tiết.