Cổ phiếu BNA của CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc bị UBCKNN xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu, trong đó bà Nguyễn Thị Thơm đã sử dụng 9 tài khoản để tạo cung, cầu giả tạo và thao túng giá cổ phiếu. Trong thời gian thao túng giá, bà Thơm đã tăng giá cổ phiếu từ mức giá tham chiếu ngày chào sàn 20.000 đồng/ cp lên 67.900 đồng/ cp. Kết quả công ty công bố, 1.005 nhà đầu tư đã tham gia mua 7,9 triệu cổ phiếu BNA của CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc, thu về gần 158 tỷ đồng của 1.005 nhà đầu tư.
Thông tin chi tiết: http://Trong thời gian bị thao túng giá, giá cổ phiếu BNA của CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc tăng gấp hơn 3 lần, lượng cổ đông gấp 10. Tuy nhiên, giá cổ phiếu bắt đầu lao dốc kể từ quý II/2022, hiện mất 77% từ đỉnh khi kết quả kinh doanh của công ty đi xuống. Cổ phiếu BNA bị thao túng giá từ khi lên sàn đến khi trước ngày chốt quyền mua phát hành Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt bà Nguyễn Thị Thơm về hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 12/10/2020 đến ngày 6/10/2021, bà Thơm đã sử dụng 9 tài khoản gồm tài khoản của mình và 8 tài khoản của 8 nhà đầu tư để liên tục mua, bán cổ phiếu BNA của CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc nhằm tạo cung, cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu. Theo thông tin được UBCKNN công bố, cổ phiếu BNA bị thao túng giá ngay từ ngày đầu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Trong thời gian bà Thơm thao túng, giá cổ phiếu BNA đã tăng mạnh từ mức giá tham chiếu ngày chào sàn 20.000 đồng/cp (12/10/2020) lên 67.900 đồng/cp (ngày 6/10/2021). Như vậy, bà Nguyễn Thị Thơm kết thúc việc thao túng giá cổ phiếu ngay trước thời điểm Bảo Ngọc chốt quyền (7/10/2021) phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1 với giá 20.000 đồng/cp, chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ (10:2), phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ (10:3). Việc thị giá cổ phiếu cao gấp 3 lần mức giá phát hành là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công chon đợt chào bán của Bảo Ngọc. Kết quả công ty công bố, 1.005 nhà đầu tư đã tham gia mua 7,9 triệu cp trên tổng số 8 triệu cp. Nhà sản xuất bánh kẹo này thu về gần 158 tỷ đồng của 1.005 nhà đầu tư trên. Như vậy, lượng cổ đông nắm giữ cổ phần của Bảo Ngọc gấp 10 lần trong khoảng thời gian bà Thơm thao túng giá. Sau đợt tăng vốn và chia cổ tức, phát hành cổ phiếu khủng cuối năm 2021, giá cổ phiếu BNA lao dốc. Hiện giao dịch quanh 11.000 đồng/cp (sau điều chỉnh), tương đương mức giảm 77% từ đỉnh. Giá cổ phiếu BNA đi xuống khi Bảo Ngọc công bố tình hình kinh doanh kém sắc trong nửa đầu năm 2023. Cổ phiếu BNA của Bảo Ngọc mất 77% giá trị kể từ thời điểm bà Nguyễn Thị Thơm kết thúc thao túng giá. Ảnh: TradingView. Bánh kẹo Bảo Ngọc đang kinh doanh ra sao? Theo bản cáo bạch, năm 1986, tiệm bánh ngọt Bảo Ngọc được thành lập tại phố Trần Bình Trọng, phường Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Năm 1994, chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân bánh cao cấp Bảo Ngọc. Tháng 7/2012, thành lập CTCP Bảo Ngọc Akito. Đến tháng 2/2017, công ty đổi tên thành CTCP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. Tháng 5/2018, Bảo Ngọc chính thức trở thành công ty đại chúng. Ngày 12/10/2020, 8 triệu cổ phiếu BNA của công ty được giao dịch trên HNX với giá tham chiếu chào sàn 20.000 đồng/cp. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã thực hiện 6 lần tăng vốn, từ vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng (tháng 7/2012) lên gần 250 tỷ đồng ở hiện tại. Về lĩnh vực kinh doanh, Bảo Ngọc chuyên sản xuất, kinh doanh bánh với các sản phẩm chính là bánh tươi, bánh khô và bánh trung thu. Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng. (Biểu đồ: Diệu Nhi tổng hợp từ BCTC hợp nhất soát xét). Về tình hình kinh doanh, trong vòng 5 năm (2017 - 2021), doanh thu thuần của Bảo Ngọc đã tăng gấp 10 lần, từ 91 tỷ đồng (năm 2017) lên mức 1.001 tỷ đồng (năm 2021). Doanh thu thuần năm 2022 tiếp tục tăng nhẹ lên mức 1.015 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang đến nửa đầu năm 2023, kết quả kinh doanh BNA lại không mấy tích cực khi ghi nhận doanh thu thuần 467 tỷ đồng, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế 7,9 tỷ đồng, giảm 79,9%. Giải trình về kết quả này, Bảo Ngọc cho biết do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát kéo dài, lãi suất năm 2023 cao hơn năm 2022 dẫn đến chi phí vốn tăng, ngoài ra công ty bị truy thu thuế 3,03 tỷ đồng sau kỳ quyết toán thuế làm tăng chi phí khác và giảm lợi nhuận. Tại ngày 30/6, tổng giá trị tài sản Bảo Ngọc đạt 944,8 tỷ đồng, tăng 6,9% so với thời điểm đầu năm. Thông tin về nguồn vốn, cuối quý II, nợ phải trả công ty là 501,9 tỷ đồng, tăng hơn 53 tỷ sau 6 tháng. Biến động này chủ yếu đến từ việc nợ vay ngắn hạn công ty tăng nhanh từ 326,2 tỷ đồng lên 414,5 tỷ đồng. Giao dịch hàng hóa HCT bán ra TKG sau 3 ngày là cổ đông lớn Giao dịch hàng hóa HCT bán ra TKG sau 3 ngày là cổ đông lớn 10-10-2023 Cổ phiếu nổi sóng với câu chuyện phát hành riêng lẻ 10-10-2023 Công ty con của CII muốn tăng sở hữu tại Năm Bảy Bảy lên 12% Diệu Nhi