Bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường sẽ là động lực cho ngành dệt may năm 2022?!

1. Đôi nét về doanh nghiệp VGT

Tiền thân là Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập theo QĐ số 253/QĐ-TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ- Năm 2005. Vinatex tập trưng vào các ngành nghề cốt lõi để đảm bảo phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may của tập đoàn.

Vinatex có vai trò quản trị các khoản vốn của các công ty liên kết và người đại diện phần vốn để đảm bảo nguồn vốn của Tập đoàn được bảo toàn, phát triển và hướng hoạt động của các doanh nghiệp này đi theo định hướng chiến lược chung của Tập đoàn.

Vinatex có đầy đủ các thành phần cần thiết để xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh (Sơi-Dệt-Nhuộm hoàn tất-May và khâu nghiên cứu đào tạo) làm nền tảng để sản xuất xuất khẩu ODM.
Các công ty thành viên của Vinatex cũng tự xây dựng các hãng thời trang mang nhãn hiệu riêng phục vụ thị trường nội địa.

2. VGT sở hữu:

  • Mảng sợi

12 đơn vị lớn về sản xuất, kinh doanh sợi

890 nghìn cọc sợi

Sản lượng 148 tấn / năm

  • Mảng vải

5 đơn vị sản xuất vải dệt kim, sản lượng 18k tấn/ năm

5 đơn bị sản xuất vải dệt thoi, sản lượng vải dệt thoi 124 triệu mét/ năm

  • Mảng may mặc

24 tổng công ty và công ty

Hơn 1600 chuyền may, công suất 320 triệu sản phẩm/ năm

3. Sơ đồ các công ty liên kết của VGT

Có thể thấy các doanh nghiệp trên tập trung rất mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh chính là may mặc và VGT không có định hướng phát triển thành tập đoàn đa ngành như trường hợp của TNG hay GIL, 2 doanh nghiệp này đang muốn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản.

4. Ban lãnh đạo VGT là ai?

Có thể thấy tháng 8/2020 có một sự cơ cấu về ban quản trị của VGT, và dễ dàng thấy quý 2 năm 2020 trở đi, tập đoàn đã có sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh của mình.

5. Điểm nhấn đầu tư của VGT

A. Doanh thu của VGT tăng trưởng khá ổn định từ quý 2/2020, cho thấy sự cơ cấu về ban quản trị là một nước đi mang tính chất cách mạng đối với doanh nghiệp này.

Doanh thu, lợi nhuận trong 4 quý năm 2021 tăng trưởng khoảng 10-15% mỗi quý.

B. Điều quan trọng là sự nới rộng biên lợi nhuận của VGT. Có thể thấy VGT từ quý 1 năm 2019 đến đầu quý 1 năm 2020 doanh nghiệp vẫn chưa có sự nới rộng về biên lợi nhuận, hoặc chúng ta có thể hiểu VGT chỉ dừng lại ở mức duy trì chứ chưa có sự đột phá. Qua giữa năm 2020, đó là một câu chuyện khác, VGT đã thực sự tham gia cuộc chơi thống lĩnh thị trường xuất khẩu may mặc

C. Với sự tăng trưởng tốt từ khi thay đổi ban lãnh đạo thì định giá của VGT tăng trưởng EPS gấp 3 lần. Khác với GIL hay TNG, EPS được thổi lên giờ mảng đất động sản, chỉ có VGT đã thực sự có màn lột xác ngoạn mục và việc leading ngành may mặc trên thị trường chứng khoán là điều có thể xảy ra.

D. VGT thực sự rất đáng để đầu tư dài hạn khi tài sản cố định luôn duy trì ổn định và tài sản cố định dở dang đã tạo đỉnh vào quý 2-3 năm 2021, và quý 4, VGT đã khánh thành nhà máy Phú Hưng. Câu chuyện mở rộng quy mô đã được dồn nén từ quý 2-3, quý 4 đã hoàn thành nhà máy. Vậy mình có nên kỳ vọng vào quý 02-2022 với sự bùng nổ đến từ hoạt động kinh doanh phục hồi sau đại dịch của VGT?

https://vinatex.com.vn/cong-ty-cp-vinatex-phu-hung-khanh-thanh-nha-may-soi-quy-mo-228-van-coc/

Và còn khoảng 3 nhà máy được nâng cấp nữa….

Một điểm khá đáng chú ý ở VGT khi hàng tồn kho của VGT tăng khá đều đặn từ quý 3/2021 từ 2,5 nghìn tỷ lên đến hơn 2,9 nghìn tỷ cuối quý I/2022. Cộng thêm yếu tố doanh thu vẫn tăng trưởng tốt, và VGT vẫn chưa dừng lại ở đà tăng trưởng này và vẫn còn dư địa tăng khá tốt.

E. Nói thêm về dư địa tăng trưởng của VGT, mọi người dễ dàng thấy sự lưu chuyển tiền tệ của VGT khá tốt khi 3 quý liên tục có dòng tiền dương đến từ hoạt động kinh doanh (may mặc) và 3 quý vừa rồi cũng ghi nhận VGT đã đầu tư hơn 1000 tỷ vào các công ty liên kết.
Nguồn vốn huy động thị trường ổn định. Vậy VGT còn có thể mở rộng quy mô lên đến mức nào?

:point_right: Theo Tổng cục Hải quan, trong quý I/2022, trị giá xuất khẩu nhóm hàng dệt may đạt 8,68 tỉ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 1,46 tỉ USD. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, tính từ năm 2012 đến nay. Xuất khẩu may mặc của Việt Nam vào EU trong năm 2022 tiếp tục duy trì ở mức quanh 3 tỉ Euro.
:point_right: Nhu cầu mặt hàng dệt may ở các thị trường chính sẽ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường sẽ là động lực cho ngành dệt may năm 2022. Vì vậy tới đây các cp dệt may có thể sẽ có những con sóng mạnh

Mọi người có thể kết bạn và giao lưu với mình Hoàng Huy ITP - 0702 763 009