Bức tranh ngành ngân hàng - Cổ phiếu dẫn dắt

, ,

I. BỨC TRANH NGÀNH

Ngành Ngân hàng duy trì tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn. Tổng lợi nhuận trước thuế quý 1/2024 của 28 ngân hàng đạt hơn 72.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023


Vietcombank tiếp tục là “quán quân” toàn ngành về lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế quý 1/2024 của ngân hàng đạt 10.718 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái Techcombank đứng vị trí “á quân” với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Theo đó, Techcombank cũng bỏ khá xa các ngân hàng tư nhân trên thị trường

Trong nhóm ngân hàng tầm trung, ngân hàng lớn, LPBank có tăng trưởng cao nhất khi lợi nhuận tăng đến 84% và đạt 2.886 tỷ đồng. Theo đó, LPBank vượt qua loạt nhà băng như Sacombank, VIB, TPBank để vọt lên Top 10 toàn ngành.

Trong quý đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục giảm, giúp chi phí lãi của ngân hàng đi xuống. Lãi suất cho vay cũng hạ nhiệt nhưng với tốc độ chậm hơn, hỗ trợ cho biên lãi thuần (NIM) của một số ngân hàng ngân hàng, chẳng hạn như Techcombank, VietinBank, HDBank …

II. LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TĂNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NHÓM NGÀNH

Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.

Kể từ đầu tháng 5 trở lại đây có 12 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, gồm ACB, VIB, GPBank, NCB, BVBank, Sacombank, CB, Bac A Bank, Techcombank, TPBank, PGBank, và SeABank. Trước đó tháng 4, 15 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiết kiệm. Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm ngày càng lan rộng một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm trong đó có nơi điều chỉnh mạnh 0,5%-0,9%.

dd89a6924e4cef12b65d

TÁC ĐỘNG

1. Giảm áp lực lên tỷ giá

Ngân hàng nhà nước được kỳ vọng sẽ ưu tiên sử dụng công cụ lãi suất nhằm đảm bảo các yếu tố ổn định vĩ mô. Các động thái sẽ được điều hành theo từng bước, tránh giật cục, gây cú sốc trên thị trường. Mặt bằng lãi suất huy động có thể dâng cao hơn từ 0,5 đến 1 điểm % để thu hẹp mức chênh lệch lãi suất USD - VND, phần nào giải tỏa áp lực tỷ giá.

Để hạn chế việc ảnh hưởng NHNN sẽ sử dụng đồng thời nhiều hơn các công cụ về lãi suất với ưu tiên sử dụng là công cụ lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở . Động thái đầu tiên đã được ghi nhận vào ngày 23/4 khi lãi suất OMO được tăng từ 4% lên 4,25%.

Những diễn biến căng thẳng trên thị trường trong giai đoạn này cũng như trước đây có tác động không nhỏ từ tâm lý đầu cơ găm giữ trong ngắn hạn. Việc kiểm soát hạn chế tâm lý đầu cơ góp phần quan trọng trong việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô
2. Đối với ngân hàng

Một số doanh nghiệp lo ngại việc tăng lãi suất huy động sẽ kéo theo lãi suất cho vay cũng tăng theo. Tuy nhiên việc tăng lãi suất tiết kiệm lần này khó tác động mạnh đến lãi suất cho vay. Bởi cầu tín dụng còn đang yếu, lực hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, nên dù có tăng lãi suất huy động, phần đông các ngân hàng thương mại sẽ không tăng lãi suất cho vay trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm 2024. Việc tìm đầu ra cho khoản vay đã khó, lãi suất cho vay nếu tăng sẽ khó cho vay hoặc ngân hàng sẽ mất khách.

Còn đối với ngân hàng, khi tăng lãi suất huy động mà không tăng lãi suất cho vay, chắc chắn lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng nhưng không lớn vì mức tăng nếu có sẽ không quá lớn khoảng 0,5 đến 1 điểm % khi nhu cầu tín dụng trong giai đoạn này không quá đột biến và khó tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất huy động.

III. MỘT SỐ NGÂN HÀNG CHÚ Ý

Đối với ngành ngân hàng, áp lực về chất lượng tài sản, cân đối giữa tăng trưởng tín dụng và quản trị rủi ro, cũng như việc khả năng sinh lời bị ảnh hưởng do sự sụt giảm của các nguồn thu ngoài lãi… cũng là những thách thức riêng mà các ngân hàng đã và sẽ phải tiếp tục đương đầu trong năm 2024. Vì vậy việc đầu tư với nhóm này cũng có sự chọn lọc và riêng biệt với từng doanh nghiệp cụ thể.

1.TCB

TCB ngân hàng tư nhân có độ trẻ hoá và tính thị trường cao, tập trung phát triển khách hàng cá nhân, đầu tư theo hướng kỹ thuật số và dịch vụ khách hàng tốt.

LNST Q1/2024 tăng mạnh 38.3% so với cùng kỳ nhờ thu nhập hoạt động tăng 31.8% . CASA hiện tại cao nhất toàn ngành. Điểm tích cực đến từ việc CASA nhóm khách hàng cá nhân tăng 12% so với cuối năm 2023 , ngoài ra mảng cho vay bán lẻ bắt đầu cho thấy sự phục hồi tích cực


2. LPB

Đại cải tổ và lột xác sự sôi động trong công tác quản trị tại LPBank gắn với giai đoạn chuyển biến, mở ra một thời kỳ mới của ngân hàng. Năm hoạt động trọn vẹn đầu tiên của LPBank dưới sự lãnh đạo của thuyền trưởng mới – ông Nguyễn Đức Thụy. Bức tranh hoạt động và hiệu quả kinh doanh có sự chuyển biến rõ nét trong năm 2024.


3. ACB

KQKD của ACB quý I/2024 đạt khoảng 4.900 tỷ đồng, tín dụng tăng trưởng cao hơn gấp đôi toàn ngành. Cơ cấu tài chính an toàn, lành mạnh. ACB không tập trung cho vay các dự án bất động sản hay các nhà phát triển bất động sản. Dư nợ cho vay bất động sản đầu tư ở ACB là dưới 1% và không có nợ xấu

NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN NHẬN TƯ VẤN CHÍNH XÁC VÀ HIỆU QUẢ NHẤT ĐỐI VỚI TRẠNG THÁI DANH MỤC CỦA MÌNH CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP VỚI SIMPLEINVEST ĐỂ ĐƯỢC ĐỒNG HÀNH CHUYÊN SÂU HƠN NHÉ!

NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!

nay thị trường được hỗ trợ bởi nhiều tin tức vĩ mô, CPI giảm, DXY điều chỉnh. Nhóm bank bật tăng sẽ tăng độ tin cậy và thu hút dòng tiền hơn trên thị trường