Bức tranh Ngành Ngân hàng hiện tại

Luận điểm:

  • Báo cáo Quý 1/2024 của ngành ngân hàng cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn chậm dù nền lãi suất thấp đã duy trì từ Quý 3/2023.
  • Biên lãi thuần (NIM) của hệ thống trong Quý 1/2024 lại giảm so với Quý 4/2023 do lãi suất cho vay ra giảm nhanh để cạnh tranh tín dụng và tốc độ giảm nhanh hơn lãi suất huy động. Triển vọng tăng trưởng NIM của hệ thống trong năm 2024 là khó khan, vì dự báo lãi suất huy động sắp tăng lên, trong khi cầu tín dụng vẫn yếu.
  • Nợ xấu có xu hướng tăng dần qua thời gian. Trong khi chi phí trích lập dự phòng chưa tăng lên tương ứng. Số dư dự phòng hiện tại so với quy mô nợ xấu cũng đang mỏng dần.
  • Lãi dự thu (phải thu, chưa thu được) đang tăng lên, cho thấy rủi ro tiềm năng trong tương lai nếu các khoản lãi dự thu này không thu được. Tuy nhiên cả gánh nặng nợ xấu lẫn lãi dự thu đều chỉ đang xấu đi chứ chưa tới mức báo động ở mức có thể gây ra khủng hoảng hệ thống.
  • Định giá ngành ngân hàng đang trông không đắt khi so với lịch sự nhưng khó có thể upside.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đã niêm yết trên cả 3 sàn. Nhiều nhất là sàn HSX. Vì vậy, với số lượng gần 30 ngân hàng niêm yết, ngành ngân hàng là một ngành rất quan trọng đối với VN-INDEX vì chiếm khoảng 30% vố hóa và 50-60% tổng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết, tùy từng thời kỳ. Tỷ trộng vốn hóa lớn cũng khiến cho các cổ phiếu ngành ngân hàng xuất hiện và chi phối trong hầu hết các chỉ số ETF, ví dụ: VN30, Diamond, Finlead,…

Từ vị thế như vậy, có thể nói, ngành ngân hàng ảnh hưởng diễn biến tăng trưởng lợi nhuận của VN-INDEX, định giá của VN-INDEX. Do đó việc đánh giá triển vọng ngành ngân hàng, phần nào cũng cho thấy được room tăng trưởng của VN-INDEX trong tương lai.

BỨC TRANH LỢI NHUẬN QUÝ 1/2024, NHIỀU VẤN ĐỀ BỘC LỘ

  1. Tăng trưởng tín dụng Quý 1/2024 chậm, có sự phân hóa rõ nét ở từng ngân hàng

Phần lớn lợi nhuận của ngành ngân hàng đến từ thu nhập lãi thuần. Thông thường, tỷ trọng lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động chiếm khoảng 80%. Thu nhập lãi thuần được tính là chênh lệch giữa thu nhập lãi – chi phí lãi.

Vì vậy, triern vọng lợi nhuận của ngân hàng gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng tín dụng (bao gồm cho vay khách hàng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) và tăng/giảm của NIM (hiểu nôm na là chênh lệch giữa lãi suất cho vay tiền và lãi suất huy động trả cho người gửi tiền).

Tuy nhiên, quan sát tăng trưởng tín dụng Quý 1/2024 của các ngân hàng tại hình trên, cố 1 số vấn đề đáng quan tâm:

  • Mức độ phân hóa về tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng rất lớn. Trong khi các năm trước, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thường tương đối đồng đều, và không mấy khi xuất hiện tăng trưởng âm.
  • Những ngân hàng báo cáo tăng trưởng tốt trong Quý 1 đa phần đều là những ngân hàng có mức độ tập trung cho vay doanh nghiệp lớn, cho vay bất động sản, hoặc phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho người gửi tiền tiết kiệm trong các năm vừa qua.
  • Những ngân hàng tập trung nhiều cho vay bán lẻ (VPB với mảng tài chính tiêu dùng ở FE Credit, VIB khoảng 90% danh mục là cho vay cá nhân mua nhà, mua xe, chi tiêu thẻ tín dụng…) thì lại tăng trưởng khá khiêm tốn so với mọi năm.

Như vậy, có thể kết luận một điều, lực tăng trưởng tín dụng chủ yếu đến từ các Ngân hàng cho vay nhóm doanh nghiệp lớn, và các ngân hàng có tỷ trọng cho vay BĐS cao.
2) NIM tiếp tục suy giảm

Khi có tăng trưởng tín dụng có nghĩa là số dự cho vay phải tăng lên, mà NIM giữ nguyên thì một cách Logic là lợi nhuận đáng lẽ phải tăng lên. Trong tình huống lợi nhuận giảm, khả năng cao là do NIM giảm.

Cụ thể hơn:

  1. NIM bắt đầu suy giảm từ Quý 4/2022 đến Quý 3/2023 , từ mức hơn 4% do lãi suất huy động tăng vọt lên từ cuối Quý 4/2022 trước khi lãi suất cho vay kịp điều chỉnh theo.
  2. Tới hết Quý 2/2023, khi lãi suất huy động bắt đầu giảm, thì tình trạng cầu tín dụng yếu khiến cho các ngân hàng mạnh tay giảm lãi suất cho vay để cạnh tranh tăng trưởng. Điều đó khiến cho lãi suất cho vay ra giảm nhanh hơn cả tốc độ giảm lãi suất huy động và làm NIM suy giảm.
  3. Từ đó, NIM chỉ phục hồi được vào Quý 4/2023 rồi giảm lại . Tình trạng này sẽ càng trở nên nghiệm trọng hơn trong năm 2024, khi tín dụng 4 tháng đầu năm đang tăng trưởng chậm nhất so với 5 năm gần đây.

Nhìn xa hơn trong năm 2024, NIM của cả ngành ngân hàng rất khó để tăng trở lại, nếu không muốn nói có thể sẽ tiếp tục suy giảm. Nguyên do: Đầu vào là lãi suất huy động thì đang có dấu hiệu tăng lên. Trong khi đầu ra, chủ yếu là cho vay khách hàng, thì lại rất khó tăng trưởng trong bối cảnh cầu tín dụng yếu. Các ngân hàng tiếp tục phải vật vã chào mời các gói vay lãi suất thấp cố định 2 – 3 năm ở mức 6 – 7% để thu hút được khách vay. Như vậy thì khả năng NIM tiếp tục suy giảm trong các quý tới là rất cao.
3) Rủi ro nợ xấu tăng lên trong khi trích lập dự phòng chưa đủ

  1. Tỷ lệ nợ xấu trong Quý 4/2024 đều có dấu hiệu tăng lên so với Quý 4/2023.
  2. Tỷ lệ nợ tái cơ cấu trong 2 giai đoạn Quý 2/2020 – Quý 2/2021 và Quý 3/2021 – Quý 4/2022 đều theo xu hướng giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nợ tái cơ cấu trong giai đoạn Quý 1/2023 – Quý 1/2024 lại theo xu hướng tăng lên. Điều đó cho thấy, đối với giai đoạn gần nhất này, số lượng khách hàng vay nợ cần được tái cơ cấu đang có xu hướng gia tăng từ 2023 tới nay. Điều này có thể xảy ra vì (i) Những doanh nghiệp đã được tái cơ cấu trước đó vẫn tiếp tục gặp khó khan trong việc trả nợ do hoạt động kinh doanh chưa khởi sắc nên cần tiếp tục cơ cấu nợ (ii) Xuất hiện thêm lớp doanh nghiệp mới gặp khó khan cần cơ cấu nợ.

Để xử lý gánh nặng nợ xấu đang tăng lên, các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng. Chi phí dự phòng làm giảm bớt lợi nhuận của ngân hàng.

Tuy vậy, trên số liệu thực tế, mặc dù nợ xấu đang có dấu hiệu tăng lên, nhưng chi phí dự phòng của các ngân hàng trong Quý 1/2024 vẫn chưa tăng nhiều so với Quý 1/2023 và so với với Quý 3/2023.

Cụ thể hơn, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu - LLR (Loan loss coverage ratio – Số dư dự phòng hiện tại/100 đồng nợ xấu) cũng cho thấy xu hướng giảm theo thời gian như ở bảng dưới đây:

Vấn đề nợ xấu tích tụ lại là phần “tảng băng chìm" tạo ra rủi ro sụt giảm lợi nhuận cho các Ngân hàng trong tương lai.

4)Lãi dự thu tăng dần

Điểm cuối cùng đáng lưu ý về chất lượng lợi nhuận của ngành ngân hàng là thông tin về lãi dự thu. Hiểu nôm na, khi ngân hàng cho vay thì sẽ ghi nhận thu nhập lãi, bao gồm: lãi thực thu và lãi dự thu. Lãi dự thu là số lãi cần phải thu của khách hàng, nhưng chưa đến kỳ trả nợ thì khách hàng chưa trả ngân hàng, nhưng ngân hàng vẫn ghi nhận dự thu đều đặn theo từng ngày cho tới khi thu được thì chuyển thành lãi thực thu, và lại bắt đầu ghi nhận lãi dự thu cho kỳ mới.

Số liệu cho thấy tỷ lệ lãi dự thu/tổng các tài sản sinh lãi của nhóm Ngân hàng đang tăng dần theo thời gian. Cụ thể nhìn vào các cột xanh đậm ở hình dưới có thể thấy lãi dự thu (tỷ đồng) bắt đầu tăng lại từ Q3/2022 cho tới nay.

Đặc biệt, khi tính toán riêng lẻ cho từng ngân hàng, các chỉ số về lãi dự thu sẽ cho ta biết bức tranh khá chuẩn xác về sức khỏe của mỗi ngân hàng. Liệu các ngân hàng cho vay ra bao nhiêu % thực thu được lãi hay đang chỉ “dự" thu và có thể trở thành nợ xấu.

KẾT LUẬN
Tảng băng chìm nợ xấu thể hiện trên lãi dự thu và tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu là vấn đề trọng yếu trong bức tranh trung dài hạn. Việc tái cơ cấu giai đoạn này như thế nào, nhanh gọn hay kéo giãn sẽ ảnh hưởng tới triển vọng lợi nhuận của ngành Ngân hàng.

Lãi suất huy động tăng trở lại, và lãi suất cho vay khó tăng do cầu tín dụng èo uột là tác nhân ngắn hạn cho bức tranh không mấy sáng sủa của ngành ngân hàng trong nử cuối năm 2024.

Định giá Ngân hàng theo PB không phải đắt so với lịch sử, nhưng cũng không phải giai đoạn có thể tăng trưởng vì rẻ mà thậm chí có thể rẻ hơn.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%

Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày

Có hàng T0

Điện thoại ở Avatar