BWE: Ngành thiết yếu, triển vọng tăng trưởng KQKD trong dài hạn nhờ lợi thế địa bàn kinh doanh

1. KQKD Q4/2021 tăng trưởng mạnh mẽ

:black_small_square: Q4/2021: Doanh thu thuần đạt 1.013,9 tỷ đồng (+17,9% yoy) và LNST đạt 244,3 tỷ đồng (+62,8% yoy) nhờ

(1) Số lượng khách hàng đấu nối sử dụng nước,

(2) Khối lượng nước sạch và rác thải xử lý tăng cao so với cùng kỳ,

(3) Tỷ lệ thất thoát nước giảm giúp tiết giảm chi phí sản xuất và gia tăng biên LNG.

(4) Hoàn nhập khoản đầu tư tài chính dài hạn với tổng giá trị là 33,7 tỷ đồng.

:black_small_square: Như vậy, mặc dù KQKD 9 tháng đầu năm chững lại do ảnh hưởng từ việc giảm giá nước sạch sinh hoạt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 nhưng lũy kế cả năm 2021, BWE đạt 3.115,6 tỷ đồng doanh thu thuần (+3% yoy) và 750,4 tỷ đồng LNST (+40% yoy).

2. Triển vọng dài hạn khả quan và rủi ro đầu tư của doanh nghiệp

:black_small_square: Vị thế độc quyền cung cấp nước sạch tại Bình Dương:

− BWE là công ty độc quyền trong việc cung cấp nước sạch và xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt trên tỉnh Bình Dương. Trong đó, nguồn thu từ cung cấp nước sạch chiếm hơn 60% doanh thu và đóng góp hơn 80% lợi nhuận của công ty. Lợi thế độc quyền giúp sản lượng nước tiêu thụ của BWE vẫn tăng trưởng trong bối cảnh dịch Covid-19.

− Giá bán lẻ nước sạch trung bình tăng 3%-5% YoY: Giá bán nước của BWE được UBND tỉnh Bình Dương cho phép tăng 5%/năm theo quyết định 04/2018/QĐ-UBND từ năm 2018 đến hết năm 2022. Sau khi chính sách theo QĐ này hết hiệu lực, dự báo các chính sách mới cũng sẽ duy trì xu hướng tăng giá nước qua các năm để đảm bảo bù đắp sự gia tăng các chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

:black_small_square: Triển vọng tăng trưởng tích cực nhờ việc thu hút nguồn vốn FDI của tỉnh Bình Dương:

− Tỉnh Bình Dương là một trong những trung tâm công nghiệp của Việt Nam với số lượng khu công nghiệp và công ty FDI rất lớn. Các công ty FDI đầu tư xây dựng nhà máy tại tỉnh Bình Dương thu hút lực lượng lao động từ các tỉnh lân cân chuyển đến làm việc và sinh sống, kéo theo nhu cầu tiêu thụ nước và sử dụng dịch vụ xử lý rác thải, chất thải tăng trưởng liên tục.

− Theo quy hoạch về tài nguyên nước tỉnh Bình Dương được UBND tỉnh phê duyệt, công suất nhà máy cấp nước trên địa bàn tỉnh quy hoạch đến năm 2025 đạt 294.5 triệu m3 /năm, tương đương mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 11.5% trong giai đoạn 2020 – 2025.

:black_small_square: Tỷ lệ thất thoát nước tiếp tục giảm giúp công ty cải thiện biên lợi nhuận. Tỷ lệ thất thoát nước trung bình ước tính giảm từ 19,5% trong 2021 lên 18,7% trong 2022 do các công ty nước nâng cấp hệ thống giảm thất thoát nước, nhằm cải thiện mạng lưới đường ống nước sạch cho người tiêu dùng.

:black_small_square: Dòng tiền kinh doanh thặng dư: Tính đến 31/12/2021, dòng tiền kinh doanh của công ty đã thặng dư 892,2 tỷ đồng, qua đó phần nào đáp ứng nhu cầu dòng tiền đầu tư lớn vào tài sản cố định.

:black_small_square: Hoàn tất mở rộng công suất trong năm 2021: Với việc nhu cầu tiêu thụ nước liên tục gia tăng (do Bình Dương liên tục thu hút nguồn FDI vào việc xây dựng các nhà máy sản xuất và BWE vẫn giữ ví trí độc quyền trong việc sản xuất và cấp nước sạch), BWE đã thực hiện đầu tư mở rộng công suất nhà máy nước. Tính đến tháng 10/2021, tổng công suất trung bình các nhà máy nước của BWE đạt 760.000 m3/ngày đêm, công suất xử lý chạy tăng cường tối đa đạt gần 1 triệu m3/ngày đêm – đáp ứng đủ nhu cầu gia tăng trong vài năm tới.

:black_small_square: Kế hoạch thâm nhập sâu hơn vào thị trường cấp nước sạch Đồng Nai: BWE đã đặt mục tiêu chiếm 20%-30% thị phần tại Đồng Nai. Hiện tại, BWE nắm 18% cổ phần tại Công ty Nước Đồng Nai (công suất 500.000 m3/ngày – khoảng 70% công suất của BWE) và 32% cổ phần tại Công ty Nước Gia Tân (với công suất dài hạn 200.000 m3/ngày). Đây là chiến lược phát triển phù hợp trong dài hạn khi thị trường cấp nước sạch tại tỉnh Bình Dương đã hoàn toàn do BWE độc quyền cung cấp.

3. Rủi ro:

Dư nợ vay lớn và còn có thể gia tăng: do nhu cầu đầu tư lớn, nợ vay của công ty vẫn đang có xu hướng gia tăng với tổng dư nợ đến 31/12/2021 là 3.580,9 tỷ đồng, chiếm 39,5% cơ cấu nguồn vốn của công ty, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 0,91 lần. Tuy nhiên, BWE có lợi thế khi tiếp cận nguồn vốn nước ngoài ưu đãi, BWE cùng ADB và Jica đã ký kết Hợp đồng tài trợ tín dụng dài hạn (ODA) với tổng giá trị vay tín chấp lên tới 16 triệu USD trong thời hạn từ 7 đến 16 năm.

Tham khảo thêm nội dung tại Phân tích cổ phiếu BWE: Ngành thiết yếu, lợi thế địa bàn kinh doanh, triển vọng tăng trưởng sáng - YouTube