C4G - Mục tiêu trở thành nhà đầu tư hạ tầng giao thông số 1

Đề xuất chỉ định thầu để sớm hoàn thành 12 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025

Dự thảo nghị quyết giao Bộ Giao thông vận tải rà soát, tổ chức lập, phê duyệt, bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng cho các địa phương, cơ bản hoàn thành trước ngày 30-6-2022 để địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng.

Trước đó, ngày 11-1, Quốc hội đã có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có tổng mức đầu tư 146.990 tỉ đồng.

Dự án dài 279km được chia thành 12 dự án thành phần có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m; giải phóng mặt bằng thực hiện 1 lần theo quy mô quy hoạch được duyệt (quy mô cơ bản 6 làn xe, khu vực cửa ngõ các trung tâm kinh tế chính trị lớn quy mô 8-10 làn xe, đoạn Cần Thơ - Cà Mau 4 làn xe).

Dự án có tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026 để nối liền cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

----

Cỗ máy tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam bao gồm Xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư công. Trong bối cảnh tiêu dùng chưa thể hoàn toàn phục hồi do những tác động khủng khiếp mà đại dịch Covid-19 gây ra thì xuất khẩu và đầu tư công đang nổi lên như hai đầu kéo kéo theo triển vọng kinh tế đáng tích cực. Đặc biệt đầu tư công đang được nhận sự quan tâm lớn của Chính phủ và hàng loạt dự án hạ tầng như Sân bay Phan Thiết, Sân bay Long Thành, Cao tốc Tp.HCM – Thủ Dầu Một -Chơn Thành, Cao tốc Bắc Nam.

Năm 2022 con số kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến đạt 50 nghìn tỷ đồng, tâm điểm trong năm nay hướng đến 12 dự án thuộc dự án Cao Tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025, tổng chiều dài là 12 tuyến đường là 729 km, đầu tư theo mô hình phân kỳ 4 làn xe, tổng trị giá 146.990 tỷ đồng. Thậm chí, chỉ trong một thời gian hơn 2 tháng vừa qua, phương án đầu tư cho 12 dự án này được thay đổi đến 3 lần.

photo-1-1640943462579292573519

- - -

Việc hàng loạt các dự án cao tốc sẽ được đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn 2022-25 sẽ mở ra cơ hội bứt phá lợi nhuận cho nhóm các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông.

Các nhà thầu đã chứng minh được năng lực thi công và đang thực hiện hàng loạt dự án giao thông trọng điểm như VCG, HHV, C4G… sẽ được hưởng lợi chính từ chủ đề này. Bên cạnh đó, việc nhóm doanh nghiệp này đã vượt qua được những điều kiện đấu thầu khắt khe trước đây sẽ có tạo thêm ưu thế cho họ có thể tiếp tục tham gia các dự án hạ tầng lớn tiếp theo trong giai đoạn 2021-25.

- - -

Cá nhân mình BỎ QUA CII và các mã đầu tư công khác, chỉ tập trung vào C4G thôi. Mục tiêu 2022 là 4x hoặc hơn. Giá mua đẹp là dưới 20.

212 Likes

CIENCO4 lấy thi công hạ tầng giao thông làm trụ cột

Nói đến CIENCO4 (mã CK: C4G), mọi người sẽ nghĩ ngay đến một trong những nhà thầu có kinh nghiệm và năng lực lớn nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực thi công các dự án lớn về hạ tầng giao thông.

Trong những năm qua, Công ty đã trúng thầu hàng loạt dự án lớn với tổng giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Có thể kể đến các dự án hạ tầng hàng không như cải tạo, nâng cấp đường băng Sân bay Tân Sơn Nhất; Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; hệ thống đường lăn và sân đỗ máy bay, cung cấp, lắp đặt hệ thống chiếu sáng Sân bay Phú Quốc; các đường cất, hạ cánh sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Pleiku; mở rộng sân đỗ máy bay - Cảng hàng không quốc tế Cát Bi - giai đoạn I…

Lĩnh vực hạ tầng giao thông có Gói thầu số 1 Dự án Mai Dịch - Nam Thăng Long; Dự án cầu Cửa Hội (Nghệ An - Hà Tĩnh); Dự án Vành đai 2 phía Tây Đà Nẵng, cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng); Dự án Cam Lộ - La Sơn (Huế); Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên, hầm chui Nguyễn Văn Linh và Gói thầu J3 thuộc Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành (TP.HCM)…

Về dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông, CIENCO4 là nhà đầu tư trúng thầu Gói thầu XL-02 Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ giai đoạn I với giá trị hơn 705 tỷ đồng, Gói thầu số 2-XL Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây với giá trị hơn 1.910 tỷ đồng và Gói thầu XL04 Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, giá trị hơn 1.139 tỷ đồng.

Với gói thầu đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt với giá trị hơn 9.249,67 tỷ đồng, CIENCO4 là một trong các nhà đầu tư được lựa chọn cùng liên doanh với giá đề nghị trúng thầu (vốn góp của Nhà nước - VGF) là 4.159,59 tỷ đồng.

Tháng 10/2021, CIENCO4 và Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492 đã trúng thầu Dự án Xây dựng Cầu Bạch Đằng 2, giá trị 314 tỷ đồng. Tháng 12/2021, CIENCO4 và Samwhan Corporation đã trúng thầu Dự án xây dựng cầu Xóm Bóng thuộc Dự án cải tạo cầu yếu và kết nối trên các quốc lộ (giai đoạn I) sử dụng vốn vay EDCF trị giá 152,6 tỷ đồng.

Định hướng trở thành tập đoàn kinh tế lớn

Với chiến lược chuyển dần từ doanh nghiệp chuyên thi công kết cấu hạ tầng thành tập đoàn kinh tế đa ngành, CIENCO4 đã tập trung nguồn lực để tham gia thực hiện đầu tư xây dựng các dự án theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) và đầu tư dự án bất động sản.

Trong đó, mảng BOT đang mang lại lợi nhuận ổn định cho Tập đoàn với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hàng năm 11,5%/năm. Chẳng hạn, Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Cầu Giát (Nghệ An) với tổng mức đầu tư trên 3.338 tỷ đồng, đem lại tổng lợi nhuận đến cuối dự án (năm 2037) là hơn 3.215 tỷ đồng.

Hay Dự án BOT tuyến tránh TP. Vinh (Nghệ An) và Dự án Quốc lộ 1A từ Nam Bến Thủy - Tuyến tránh TP. Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) giai đoạn I vào tháng 6/2003 với tổng mức đầu tư gần 378 tỷ đồng, giai đoạn II từ tháng 9/2012 với tổng mức đầu tư gần 2.083 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận hơn 1.123 tỷ đồng đến năm 2035.

Với mảng bất động sản, sau khi chuyển nhượng 2 khu đô thị Long Sơn 2 và Long Sơn 4, ghi nhận lợi nhuận trong năm 2020, Tập đoàn tiếp tục triển khai xây dựng các khu đô thị Long Sơn 1 và Long Sơn 3.

Giai đoạn 2021 - 2025, CIENCO4 sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm quốc gia và các dự án đầu tư bất động sản cho thuê tại Hà Nội và TP.HCM, đồng thời phát triển quỹ đất liền kề tại các tỉnh, thành phố và một số lĩnh vực năng lượng khác. Riêng năm 2021, dự báo doanh thu đạt hơn 3.005 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 227 tỷ đồng.

Công ty dự kiến đưa cổ phiếu lên niêm yết trên HoSE vào đầu năm 2022 và tăng vốn để thực hiện các dự án lớn đầu tư theo hình thức PPP, cũng như đầu tư công. Đặc biệt, giá trị hợp đồng lớn từ năm 2021 chuyển sang năm 2022 trên 12.000 tỷ đồng.

207 Likes

Ái rà . bốc tem luôn

Con hàng này ngon đấy . Đánh chứng rất giỏi

Ngon thì ủng hộ 100 cổ đi bác ơi. Mại dô! Mại dô! :rofl:

Trên cái f này tìm cái pic về C4G muốn lòi con mắt.

203 Likes

Đôi avatar suốt ta .sao đen thui thế kia . các anh trai đẹp tưởng là yêu tinh thì nguy

Hết Tết rồi chia bài làm ván mới nha bác. Năm trước kiếm được có 3x% thôi, chán dễ sợ.

202 Likes

Vài phiên nữa nó rõ ràng . vượt đỉnh bà con mới tranh giành

Sóng hạ tầng đầu tư công . còn dài

Ngon thế còn gì .xin thông báo các anh trai đẹp chưa có vợ ở trong này .WIN . vẫn là con gái đó ạ

1 Likes

Vẫn kiểu cách như trước, C4G dài hạn hoặc lướt theo nhịp đều ok. Mọi người vào ra thoải mái. Cả nhà đều vui :clinking_glasses:

201 Likes

Nguồn: VND, FIDT.

202 Likes

Có điểm vào tốt chưa bác

Mua sớm là tốt. Quan sát bảng Bước Giá thì lái đang chặn bán quanh mốc 19 - 19.50.

201 Likes

Avatar của .WIN . cây nhà lá vườn đó ạ .anh nào chưa có vợ . tâm đầu ý hợp . thì cho cái hẹn . thoát ế dùm cái . tại mê đánh chứng quá ko có thời gian . hẹn hò á

các bác mua cổ phát hành thêm giá 10K chưa

Hôm nay cho tín hiệu khá tốt ta

Trước không đủ tiền nộp nên mình chạy trước ngày GDKHQ rồi. Ván mới được tính từ giá sau khi phát hành quyền mua. Bác nào muốn mua giá 10k thì kiếm các bác chưa thực hiện quyền để mua lại cũng ok. Bây giờ chỉ mới ở CHÂN SÓNG.

201 Likes

10 dấu ấn của CIENCO4 trong 60 năm hình thành và phát triển

1. Cách đây 60 năm, ngày 27/12/1962, tại Hà Nội, Chính phủ ra Quyết định số 1477/QĐ-CP thành lập Cục Công trình thuộc Bộ GTVT để đảm bảo giao thông chi viện cho chiến trường miền Nam. Ngay sau khi thành lập, Cục Công trình đã nhanh chóng trở thành lực lượng chủ lực của ngành xây dựng công trình giao thông.

2. Năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Để chặn đứng âm mưu của địch, Bộ GTVT thành lập Bộ chỉ huy tiền phương đặt tại Khu 4 (gọi tắt là B4) và điều động kỹ sư, công nhân tại các công trường ở miền Bắc vào Hà Tĩnh, Quảng Bình bảo vệ, mở đường chi viện. Cuối năm 1964, Cục Công trình chuyển từ Hà Nội vào Nghệ An để trực tiếp chỉ đạo. Tổng số cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, công nhân lao động lên tới hàng vạn người. Năm 1966, Bộ GTVT đổi tên Cục Công trình thành Cục Công trình I.

10 dấu ấn của Cienco4 trong 60 năm hình thành và phát triển ảnh 2
Những người thợ Cienco4 khôi phục hệ thống đường sắt Bắc - Nam

3. Giữa năm 1967, Chính phủ quyết định mở đường nối quốc lộ 15A với đường số 9 nằm trong vùng địch kiểm soát và đặt tên là Đường 20/7 (xuất phát từ ý nghĩa của sự kiện Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước vào ngày 20/7/1965). Cục Công trình I được giao nhiệm vụ thi công tuyến đường này và đưa công trường “Đường 20/7” đã trở thành thiên anh hùng ca của các chiến sỹ GTVT và đồng bào ta trên các tuyến đường giao thông Khu 4.

Trong cuộc chiến đấu trên mặt trận giao thông vận tải vô cùng khốc liệt ấy, 688 đồng đội của Cục Công trình I anh dũng hy sinh, hàng ngàn người khác mang thương tật suốt đời và biết bao những nữ thanh niên xung phong đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho cuộc chiến đấu để rồi chịu hoàn cảnh cô đơn, thiệt thòi.

10 dấu ấn của Cienco4 trong 60 năm hình thành và phát triển ảnh 3
Tòa nhà văn phòng của Cienco4 tại 180 Minh Khai, TP Hồ Chí Minh

4. Miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, Cục công trình I được đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp Công trình I, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Hàng loạt các công trình trọng điểm bị phá hoại trong chiến tranh nay đã nhanh chóng được khôi phục như cảng Nhật Lệ, cảng Bến Thủy, cầu Cấm, cảng Cửa Lò; đặc biệt là chiến dịch thi công các cầu và đường sắt Thống nhất, đã hoàn thành mối ray cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc - Nam chào mừng Đại hội lần thứ IV của Đảng.

Cuối năm 1982, Xí nghiệp liên hợp Công trình I được đổi thành Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông 4. Một số công trình tiêu biểu được hoàn thành trong giai đoạn như sân bay Sao Vàng, cầu Ghép, cầu Bến Thuỷ…

5. Bước vào thời kỳ đổi mới, năm 1991, Bộ GTVT quyết định tách lực lượng xây dựng cơ bản trong Liên hiệp để thành lập Tổng Công ty Xây dựng giao thông miền Trung. Tháng 12 năm 1995, Tổng Công ty được thành lập lại và đổi tên thành Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 (Cienco4).

6. Ngày 22/8/2007, Bộ GTVT quyết định thành lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 4. Từ ngày 1/7/2010, Tổng công ty chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ GTVT làm chủ sở hữu. Thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá XI), từ tháng 10/2012, Tổng công ty tiếp nhận thêm 4 đơn vị từ Tổng cục đường bộ Việt Nam, nâng tổng số thành 26 đơn vị thành viên, với hơn 7.500 cán bộ công nhân viên lao động, có trụ sở trên 6 tỉnh thành trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của giai đoạn này từ 10-15%.

7. Cuối tháng 1/2013, Cienco 4 đã chính thức khai trương văn phòng mới của mình tại tòa nhà INCON 4 (Hà Nội), kết thúc khoảng thời gian hơn 50 năm đóng trụ sở chính ở Nghệ An. Đây là một quyết định khó khăn, nhưng cũng nhờ đó, Cienco 4 có nhiều điều kiện hơn để giao dịch, tiếp xúc với các đối tác cũng như các bộ, ngành - từ đó có thêm cơ hội trong hợp tác, thu hút vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

8. Ngày 1/6/2014, Tổng công ty chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần và lấy tên là: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP với số vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Một năm sau đó, Cienco4 cũng hoàn thành việc thoái vốn Nhà nước hoàn toàn.

9. Ngày 27/4/2017, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 (viết tắt là Tập đoàn Cienco4) để mở ra thời kỳ phát triển đa ngành. Trong mô hình mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn là hoạt động chủ đạo của Tập đoàn và dần mở rộng sang các lĩnh vực như bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, khu công nghiệp, môi trường, năng lượng và sản xuất thêm các sản phẩm khác.

10. Ngày 10/12/2018, Cienco4 chính thức giao dịch cổ phiếu trên Upcom (mã chứng khoán C4G). Với 100 triệu cổ phiếu với giá trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.000 đồng/cổ phiếu, giá trị của Cienco4 tăng từ 720 tỷ đồng trước đó lên 1.400 tỷ đồng. Hiện nay, Cienco4 vẫn là nhà thầu uy tín bậc nhất trong thi công công trình giao thông. Cienco4 cũng là nhà đầu tư nhiều công trình giao thông lớn của cả nước. Trong năm 2022, Cienco4 sẽ thực hiện chuyển từ sàn Upcom sang sàn HOSE và dự kiến sẽ phát hành gần 112,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành 1:1. Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của Cienco4 sẽ tăng gấp đôi, lên 2.247 tỷ đồng.

10 dấu ấn của Cienco4 trong 60 năm hình thành và phát triển ảnh 4
Với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư và thợ lành nghề, hùng hậu, Cienco4 đã xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm của đất nước. Trong ảnh là đoạn đường vành đai 3 trên cao tại Hà Nội do Cienco4 thi công

199 Likes

C4G - Múc là giàu

1 Likes