Các quỹ trái phiếu ở Việt Nam kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Số lượng các quỹ đầu tư trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua, các quỹ tiêu biểu có thể kể đến như BVBF, DCBF, MBBond, SSIBF, TCBF, TCFF, VCBF-FIF, VFF, VLBF, VNDBF, VTBF và đều là quỹ mở. Trong năm 2023, kết quả kinh doanh của các quỹ vừa nêu có sự trái chiều rõ rệt.

Các quỹ trái phiếu ở Việt Nam kinh doanh ra sao trong năm 2023?

Số lượng các quỹ đầu tư trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua, các quỹ tiêu biểu có thể kể đến như BVBF, DCBF, MBBond, SSIBF, TCBF, TCFF, VCBF-FIF, VFF, VLBF, VNDBF, VTBF và đều là quỹ mở. Trong năm 2023, kết quả kinh doanh của các quỹ vừa nêu có sự trái chiều rõ rệt.

Theo VietstockFinance , diễn biến lợi nhuận của các quỹ có sự trái chiều rõ rệt trong năm 2023, với 5 quỹ sụt giảm, 4 quỹ tăng trưởng và 2 quỹ chuyển lãi. Ở nhóm giảm, đứng đầu là MBBond giảm 68%, xếp sau lần lượt là SSIBF giảm 34%, hai quỹ thuộc Vina Capital là VFF và VLBF giảm 24% và 23%, còn lại DCBF giảm 15%. Ở chiều ngược lại, BVBF tăng 122%, VNDBF tăng 58%, VTBF tăng 47%, VCBF-FIF tăng 46% và đặc biệt với hai thành viên đến từ nhà Techombank là TCBF, TCFF chuyển lãi.

TCBF duy trì vị thế dẫn đầu về quy mô với NAV tại ngày 31/12/2023 gần 2,520 tỷ đồng, tổng tăng trưởng NAV/CCQ là 32.2% năm 2023 và thu hút 21,810 nhà đầu tư. Kết quả kinh doanh cũng được cải thiện rõ rệt với việc chuyển sang lãi gần 2,125 tỷ đồng, thay vì lỗ gần 1,443 tỷ đồng như năm 2022, nhờ giảm lỗ bán các khoản đầu tư, chuyển lãi ở phần chênh lệch đánh giá lại các khoản đầu tư chưa thực hiện, đồng thời cắt giảm đáng kể chi phí hoạt động.

Dù đứng đầu nhưng NAV của TCBF lại giảm đến 73% so với cùng thời điểm năm 2022, mạnh nhất trong các quỹ được thống kê, do thu hẹp đáng kể quy mô đầu tư trái phiếu. Ngược lại, quỹ cùng hệ sinh thái là TCFF lại tăng tưởng NAV đến 108% sau khi chuyển đổi mô hình từ chỉ đầu tư trái phiếu sang đầu tư thêm cổ phiếu.

Nhìn chung các quỹ được thống kê đều tập trung phần lớn tài sản vào kênh trái phiếu doanh nghiệp, chỉ có VLBF và VTBF dành sự quan tâm lớn hơn đối với kênh tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi. Riêng TCFF thông qua mở rộng thêm đầu tư cổ phiếu, dẫn đến tỷ trọng trái phiếu giảm từ 75% xuống còn 39%. Dù đa phần đều chú trọng vào trái phiếu đúng như tên gọi và mô hình hoạt động, nhưng cả giá trị và tỷ trọng dành cho kênh đầu tư này trong danh mục của các quỹ lại đang có chiều hướng sụt giảm, ngoại trừ BVBF, DCBF và SSIBF.

Dưới đây là một số thống kê về tình hình hoạt động của các quỹ trái phiếu trong nửa đầu năm 2023.

FILI

Huy Khải

https://fili.vn/2024/05/cac-quy-trai-phieu-o-viet-nam-kinh-doanh-ra-sao-trong-nam-2023-3358-1189578.htm