Lợi nhuận toàn thị trường lấy lại đà tăng trưởng nửa cuối năm 2023
Kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi rõ nét trong nửa cuối năm 2023 nhờ (1) Các chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa mở rộng nhằm kích thích nền kinh tế; (2) Các nút thắt về thanh khoản trong nền kinh tế đã và đang được giải quyết; (3) Bối cảnh vĩ mô thế giới cũng đang tốt dần lên khi cuộc chiến chống lạm phát đang dần hạ nhiệt và chu kỳ tăng lãi suất đang đi đến giai đoạn cuối cùng.
Bối cảnh vĩ mô thế giới tốt dần lên sẽ giúp các nhóm ngành xuất khẩu như Thủy sản, dệt may, gỗ có thể phục hồi trở lại sau giai đoạn khó khăn bởi đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu sụt giảm. Nền kinh tế trong nước cũng được kỳ vọng phục hồi qua đó giúp các ngành như bán lẻ, tiêu dùng, xây dựng và vật liệu có KQKD khả quan hơn trong nửa cuối năm. Bên cạnh đó, trong môi trường lãi suất giảm, một số nhóm ngành cũng được kỳ vọng có thể hưởng lợi như Chứng khoán và Bất động sản.
Mặt bằng lãi suất xu hướng giảm kích thích dòng tiền tham gia
Mặt bằng lãi suất giảm: Dự báo mặt bằng lãi suất điều hành và huy động giảm về mức trước dịch do (1) NHNN thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, giảm lãi suất điều hành 4 lần; (2) Tăng trưởng tín dụng ở mức thấp tính đến 30/6 chỉ đạt 4,73% so với cuối năm 2023. Điều này sẽ tạo dư địa giúp các NHTMCP giảm lãi suất cho vay hỗ trợ kinh tế phục hồi tuy nhiên việc giảm lãi suất cho vay sẽ có độ trễ hơn.
Kỳ vọng kích thích dòng tiền tham gia vào thị trường chứng khoán: Môi trường lãi suất thấp sẽ giúp hỗ trợ KQKD các doanh nghiệp cũng như kích thích dòng tiền tham gia thị trường chứng khoán. Thống kê số lượng tài khoản chứng khoán mở mới, tiền gửi của nhà đầu tư và dư nợ margin tăng cao. Trong tháng 7, tài khoản mở mới đạt hơn 150 nghìn tài khoản (cao nhất trong 1 năm gần đây).
Đầu tư công là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong nửa cuối năm dự kiến kết quả giải ngân đầu tư công sẽ tiếp tục tăng tốt khi các đại dự án đang đồng loạt được khởi công. Giải ngân đầu tư công tạo hiệu ứng lan tỏa tới nhiều ngành nghề, doanh nghiệp, nền kinh tế cũng như ảnh hưởng quan trọng tới thị trường chứng khoán.
Khối lượng công việc cần triển khai nửa cuối năm rất lớn: Kế hoạch vốn trong năm 2023 đạt 707 nghìn tỷ đồng, cao hơn 22%, tương ứng 127 nghìn tỷ đồng so với 2022. Để hoàn thành 95% - 100% kế hoạch, Chính phủ sẽ cần giải ngân hơn gần 500 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm (tương đương 78 nghìn tỷ đồng mỗi tháng).
Chính sách hỗ trợ kinh tế của chính phủ
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tiền tệ, tài khóa nhằm phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh các chính sách đã được ban hành, một số chính sách, điều luật mới cần lưu ý trong thời gian tới: Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh Bất động sản dự kiến; Chính sách giảm thuế VAT; Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước; Chính sách tín dụng ngành SX đồ gỗ, thủy sản; Chính sách tăng lương cơ bản; Chính sách tăng thị thực visa; Luật tín dụng; Dự thảo sửa đổi Thông tư 41/2016 (nới lỏng tín dụng cho BĐS KCN, NOXH). Các chính sách mới nếu được thông qua kỳ vọng giúp phục hồi sức cầu nền kinh tế cũng như phục hồi thị trường bất động sản, qua đó tạo hiệu ứng tâm lý tích cực đến thị trường.
Đến đây, có phải Qúy Nhà Đầu Tư đã có thêm niềm tin hơn về xu hướng lớn của thị trường. Hiểu về chu kỳ dài hạn trên thị trường giúp chúng ta xác định xu hướng thị trường chung và vượt qua những biến động đáng kể trong ngắn hạn, mang đến hiệu suất đầu tư tốt hơn.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487