Đây là các phân tích thực chiến với mã cổ phiếu ANV, không phải chuyên gia nhưng ít ra phải biết được ANV kinh doanh cái gì, làm ăn ra sao, một doanh nghiệp thường sẽ kinh doanh rất nhiều ngành nghề nhưng phải biết được lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của nó. Các thông tin và số liệu thống kê tôi đề cập đều có trên internet hoặc báo cáo tài chính của ANV, mọi người kiểm chứng thoải mái nhá.
Nội tại doanh nghiệp: ANV kinh doanh một chuỗi khép kín các quy trình từ chế biến thức ăn thủy sản đến xuất khẩu thành phẩm, nói chung là tự cung tự cấp. Xuất chủ yếu sang TQ (chiếm 30% doanh thu xuất khẩu), còn lại thì tập trung ở nội địa VN, con này xuất là chủ yếu nên DT chiếm hơn 64% là xuất khẩu còn lại là nội địa.
Kết quả kinh doanh qua 15 quý gần nhất (Q4/2019 - Q2/2023) ta thấy doanh nghiệp này vẫn có tăng trưởng đột biến (tăng đột biến thì giá cổ phiếu sẽ chạy mạnh hơn các mã tăng trưởng đều).
Lợi nhuận giữ lại sau thuế chưa phân phối không âm thể hiện ANV không phải là cổ phiếu xác sống trên thị trường.
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn cũng tăng đều qua các năm, nợ cũng không nợ nhiều như mấy con BĐS, nhìn sơ cơ bản không có gì xấu. Giờ đi sâu vào mổ xẻ BCTC doanh nghiệp. Đọc BCTC ANV thì tập trung vào cái hàng tồn và nợ của nó rồi kết hợp với các yếu tố khác về ngành với vĩ mô như tỷ giá, kim ngạch xuất nhập khẩu, chính sách của chính phủ…v…v thì sẽ tìm được động lực tăng trưởng của con này, kỹ hơn nữa thì so sánh với cùng một điều kiện kinh tế như vậy thì lúc đó ANV tăng hay giảm bao nhiêu thì ra ngay. Cụ thể như sau:
Cái cục HTK hiện giữ ở mức 2k mấy tỷ nhưng có dấu hiệu tăng dần, tức có mở rộng sản xuất, có tăng sản lượng. Như cái cách nó leo sóng 2022 từ 1k mấy tồn kho lên 2k mấy thì giờ muốn có sóng mới thì cứ tăng vậy lên đầu 3k là vào sóng mới. Vậy tiền đâu mà nó làm thì nó đi vay.
Vay ngắn luôn nhiều hơn vay dài thì suy ra khả năng nó lấy tiền vay ngắn để kinh doanh. Này là BCTC 6 tháng/2023. Vay chủ yếu là bank trong nước nên ít nhiều cũng né được mấy đoạn tỷ giá giảm, để đỡ phần chênh lệch do tỷ giá hoặc doanh nghiệp dùng phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá (cái này thì chuyên sâu quá, thông tin trên mạng không có đủ nên chỉ suy luận được vậy thôi). Vì nó là doanh nghiệp xuất khẩu nên nó sẽ nhận về tiền đô mà đô tăng hơn tiền Việt thì đổi ra được nhiều VNĐ hơn, trả nợ đỡ tốn hơn. Kiểu vậy, chổ này ông nào không hiểu thì PM cho tôi giải thích rõ hơn nha.
Vậy tóm lại ANV là doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, động lực tăng giá nằm ở việc trong giai đoạn đó nó xuất khẩu tăng hay giảm và tiền thu về được nhiều hay ít. Thì tự khắc giá cổ phiếu lên. Đó là lý do tại sao các tin tức về ngành lại ảnh hưởng nhiều đến các cổ thủy sản như vậy, nên ta phải tập trung vào các yếu tố đó.
- Tỷ giá: Theo lý thuyết thì khi VND giảm thì xuất khẩu tăng và ngược lại, nhưng hiện tại VND yếu hơn USD nhưng thị trường xuất khẩu chính là TQ, Thái Lan,… vì vậy phải so sánh giữa VND với đồng tiền ở các thị trường đó với trung gian là USD. Quá trình khá phức tạp nhưng kết quả là có ảnh hưởng đến KQKD của ANV nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến giá cp trên thị trường (theo phương pháp hồi quy số liệu).
- Giá cá tra:
Giá cá tra xuất khẩu 2023 hiện thấp hơn khá nhiều so với 2022 ( năm ANV có sóng lớn) nên giá cp cũng theo đó bị ảnh hưởng giảm hơn nhiều. Do đó phải theo dõi nếu giá cá tra có dấu hiệu tăng trở lại thì cũng là dấu hiệu để ANV trở lại đường đua. Yếu tố này ảnh hưởng khá nhiều, vì như phân tích ở trên Hàng tồn kho cũng tăng dần, cung tăng + giá tăng thì ANV sẽ lại có doanh thu đột biến.
- Kim ngạch xuất khẩu:
Kinh ngạch cũng giảm từ đầu năm và đang có dấu hiệu hồi phục trở lại. Nguyên nhân do giá vật tư đầu vào tăng cao, giá bán sụt giảm trong khi chi phí nuôi tăng đã khiến nông dân nuôi cá tra đang chịu cảnh thua lỗ thì dĩ nhiên kim ngạch cũng phải giảm khi đứng trước các khó khăn về ngành chung như vậy. Kim ngạch tăng thì cũng là một yếu tố tác động đến giá cp ANV.
- Ngành: Giá thành sản xuất cá tra vào khoảng 26.500-27.000 đồng/kg, trong khi giá bán chỉ 26.200-26.500 đồng/kg, nên với mỗi ha diện tích, nông dân nuôi cá tra đang phải chịu mức lỗ trên dưới 200 triệu đồng mỗi vụ nuôi, lỗ khoảng 547 đồng/kg, khiến công suất vận hành các nhà máy chỉ đạt khoảng 60% công suất thiết kế. Bình quân lượng đơn hàng xuất khẩu giảm khoảng 30%. Mà đầu vào là chi phí thức ăn chiếm 70% tỷ trọng nên khi giá thức ăn hoặc nguyên liệu giảm thì cũng là 1à 1 tín hiệu tác động đến giá cp. Dưới đây là sản lượng xuất khẩu cá tra của toàn ngành vào các thị trường.
- Điều kiện ngoại biên: Các chính sách làm giảm giá nguyên liệu đầu vào, tăng giá thành phẩm đầu ra. Các hiệp định ký kết với các thị trường nước ngoài làm tăng nhu cầu tiêu thụ, tăng kim ngạch: EVFTA, UKVFTA Châu Âu xóa bỏ thuế quan 90-100% trong 7 năm. POR16 là giảm thuế chống bán phá giá vào Mỹ (mấy cái này cũng đã cũ). Điều kiện ngoại biên khác là chu kỳ thị trường, thường cuối năm là thời gian của những lễ hội lớn nên cũng thúc đẩy tiêu thụ.
Tổng kết lại, để đánh được con này thì phải theo dõi tin tức liên quan mật thiết đến giá cp như trên kiểu gì cũng có sóng lớn nhỏ tùy vào tác động, đặc thù ngành và cổ phiếu nó vậy. Pic này tôi sẽ không phân tích kỹ thuật mà sẽ show cách trading ANV cập nhật real time liên tục ở cmt phía dưới.