Càng phục hồi kinh tế càng lạm phát?

Từ Bắc Kinh cho đến Delhi đã cố gắng lấp đầy khoảng trống cung cấp điện, tác động này khiến cho thị trường trái phiếu và cổ phiếu toàn cầu chao đảo vì lo ngại rằng chi phí năng lượng sẽ gây lạm phát và kìm hãm phục hồi kinh tế (thật ra thì lạm phát đang dần bắt đầu lại ).

Giá điện đã tăng kỷ ở mức cao kỷ lục trong những tuần gần đây, do tình hình thiếu hụt ở Châu Á và Châu Âu, với khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc dự kiến sẽ dự kiến sẽ kéo dài từ đây đến cuối năm và làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nhà nhà xuất khẩu hàng đầu.

Tình hình giá điện quá cao đã khiến Trung Quốc phải cho phép các nhà máy nhiệt điện than chuyển chi phí phát điện cao cho một số người tiêu dùng cuối cùng thông qua giá điện theo định hướng thị trường.

Cuộc khủng hoảng này một lần nữa khẳng định cho thế giới rằng việc cắt giảm sự phụ thuộc của thế giới vào nhiên liệu hóa thạch là còn quá khó.

Ấn Độ là nhà sản xuất than lớn thứ hai thế giới, với trữ lượng thứ tư thế giới, nhưng việc nhu cầu phục hồi quá mạnh khiến kho dự trữ của Ấn Độ không còn đủ, buộc họ phải yêu cầu các nhà sản xuất điện nhập khẩu tới 10% nhu cầu than của họ

Kịch bản dầu thô đã đi đúng tiến độ, giá các sản phẩm đã quá cao bắt buộc các nhà phân phối phải chuyển sang sử dụng dầu thô, trước áp lực đó OPEC đang chịu áp lực và sức ép mạnh từ các nước lớn về việc phải tăng sản lượng để giảm nhiệt thị trường năng, nếu OPEC không đồng ý thì thật sự lạm phát sẽ bùng nổ mạnh (trường hợp hợp OPEC không đồng ý là trường hợp khó xảy ra vì họ còn có các đối tác vì vậy việc dầu được OPEC bơm vào thị trường sắp tới là khả năng cao).

=> Chốt cho câu chuyện, việc khủng hoảng năng lượng còn có thể kéo dài từ đây đến cuối năm vì vậy mảng năng lượng sẽ có những biến động mạnh từ đây đến hết năm 2021, về việc OPEC bơm dầu ra thị trường thì có khả năng cao xảy ra, nhưng nên nhớ bơm ra thì cũng có hạn chế vì OPEC đã rút kinh nghiệm từ đợt đầu COVID, việc bơm dầu cũng mất thời gian dài vì còn vận chuyển.