Cảnh giác với Bull Trap

,

Nhịp tăng trưởng của VN-Index đang có dấu hiệu suy yếu và dự kiến chỉ số sẽ dao động ngắn hạn trong phạm vi 1.245-1.263 điểm.

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch đầu tuần dù có nhiều rung lắc nhưng nhìn chung vẫn khởi sắc nhờ sự vững vàng của một số cổ phiếu trụ và sự vươn lên của nhóm Midcap. Nhóm bất động sản bất ngờ đồng loạt bứt phá mạnh cũng góp phần củng cố đà tăng cho thị trường. Kết phiên, VN-Index tăng 3,13 điểm (0,25%) lên 1.261,41 điểm.

Nhận định về thị trường trong những phiên tới, các CTCK đa phần đưa ra những nhận định trái chiều:

Chứng khoán SSI: VN-Index lùi về dưới vùng kháng cự 1.264-1.267 điểm dù có lúc vượt qua khu vực này. Các chỉ báo kỹ thuật RSI và ADX chững lại trên vùng tích cực. Điều này cho thấy nhịp tăng trưởng của VN-Index đang có dấu hiệu suy yếu và dự kiến chỉ số sẽ dao động ngắn hạn trong phạm vi 1.245-1.263 điểm

Chứng khoán TPS: Trong ngắn hạn, nhiều khả năng VN-Index sẽ xuất hiện những phiên giằng co với trạng thái gần như đi ngang để tích lũy cho đà tăng mới lên vùng kháng cự mạnh tiếp theo là 1.280-1.290 điểm. Vùng hỗ trợ của chỉ số hiện đang nằm tại 1.240-1.250 điểm. Dòng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển luân phiên giữa các ngành và các phân khúc vốn hóa lớn đến vừa và nhỏ.

Chứng khoán SHS: Thị trường vận động trên vùng cản trung hạn 1.250 điểm và đang có động lực tăng tốt và có thể hướng tới tiệm cận kháng cự mạnh quanh 1.300 điểm. Tuy nhiên, do nền tảng tích lũy trước đó chưa đủ tin cậy nên khả năng VN-Index biến động bất thường trong thời gian tới và điều chỉnh trở lại trong kênh tích lũy 1.150-1.250 điểm vẫn có thể xảy ra.

Chi tiết phân tích mời anh chị NĐT xem tại video dưới đây :point_down: :point_down: :point_down:

G20 tìm cách áp thuế tối thiểu toàn cầu lên giới tỷ phú

Tuần vừa rồi, giới chức tài chính nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) đã khởi động các cuộc thảo luận về áp thuế tối thiểu toàn cầu lên giới tỷ phú.

2 năm sau một thoả thuận mang tính cột mốc cho thấy thế giới có thể hành động cùng nhau để áp thuế tối thiểu toàn cầu 15% lên các công ty đa quốc gia, đề xuất đánh thuế giới tỷ phú đã đưa ra tại hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 ở Sao Paulo, Brazil.

Hãng tin CNN dẫn số liệu từ EU Tax Observatory, một tổ chức nghiên cứu về thuế được Liên minh châu Âu (EU) và thuộc Trường Kinh tế Paris, cho thấy tầng lớp siêu giàu tại quốc gia lớn chỉ phải chi một phần nhỏ hơn trong thu nhập để đóng thuế so với người dân bình thường. Chưa kể, khối tài sản khổng lồ của họ gần như không bị đánh thuế, với mức thuế suất chỉ dao động từ 0-0,5%.

Các hành vi trốn thuế, né thuế của giới nhà giàu - từ trốn thuế bất hợp pháp đến lợi dụng lỗ hổng trong hệ thống thuế hay đơn giản là chuyển sang các quốc gia có thuế suất thấp hơn - đều đang làm mất đi một nguồn thu nhập vô cùng cần thiết của các chính phủ tại thời điểm nợ nần tăng cao.

Ông Gabriel Zucman, Giám đốc EU Tax Observatory, nói với các quan chức G20 tại hội nghị kết thúc vào hôm thứ Năm: “Việc đánh thuế lũy tiến là một trụ cột chính của các xã hội dân chủ” và các chính sách thuế chắp vá hiện nay trên thế giới không thể “đánh thuế một cách chuẩn xác những cá nhân có khả năng nộp thuế cao nhất”.

Tương tự, một báo cáo vào tháng trước của tổ chức Oxfam cho biết “tại các quốc gia bao gồm Brazil, Pháp, Ý, Anh và Mỹ, người siêu giàu phải trả mức thuế thực tế thấp hơn so với người lao động trung bình”. Theo Oxfam, gần 80% tỷ phú thế giới sống ở các nước G20.

Nằm trong số những ý tưởng ban đầu về đánh thuế tỷ phú, EU Tax Observatory đề nghị thiết lập mức thuế tối thiểu 2% toàn cầu đối với tài sản ròng của các tỷ phú - tức là giá trị tài sản của họ sau khi trừ đi các khoản nợ. Các tỷ phú đã trả 2% sẽ không bị đánh thuế thêm theo đề xuất. EU Tax Observatory ước tính việc đánh thuế như vậy có thể mang lại một khoản thu ngân sách 250 tỷ USD mỗi năm cho các quốc gia.

Tuy nhiên, việc đi đến được một thỏa thuận về vấn đề này trong G20 - nhóm bao gồm Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Saudi Arabia và Argentina cùng các nước khác - được dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn và có thể mất một thời gian rất dài.

“Đây chỉ là sự khởi đầu của một tiến trình dài. Các cuộc đàm phán về thuế tối thiểu đối với các công ty đa quốc gia cũng đã kéo dài nhiều năm. Lúc đầu, một thoả thuận quốc tế về một vấn đề như vậy tưởng chứng là điều không tưởng, nhưng bây giờ, chúng ta đã đạt được điều đó. Như vậy là đã có một tiền lệ”, ông Quentin Parrinello, cố vấn chính sách cấp cao của EU Tax Observatory, nói với CNN.

Theo ông Parrinello, những người siêu giàu có thể che giấu tài sản để tránh phải đóng những khoản thuế khổng lồ, chẳng hạn như gửi số tiền đó vào các công ty cổ phần, quỹ tín thác hoặc sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.

Giáo sư Arun Advani thuộc Đại học Warwick nhận định việc đánh thuế tối thiểu toàn cầu đối với các tỷ phú sẽ phức tạp hơn việc áp thuế tối thiểu lên các công ty đa quốc gia. Ông Advani nói với CNN rằng các công ty đa quốc gia có trụ sở ở nhiều quốc gia, giúp dễ dàng xác định chính phủ nào cần đưa ra yêu cầu nộp thuế đối với doanh nghiệp, và từ đó có thể đánh giá liệu một công ty đã đóng đủ mức thuế tối thiểu toàn cầu hay không. Ngược lại, các tỷ phú thường có mức độ di động cao hơn hơn nên khó xác định được quốc gia hay vùng lãnh thổ hay cơ quan nào cần đưa ra yêu cầu đóng thuế đối với họ.

“Bạn không chắc họ cư trú ở đâu. Họ có thể nói ‘tôi sẽ dành nhiều thời gian để đến rạp hát ở London. Tôi sẽ dành nhiều thời gian mua sắm ở New York. Tôi sẽ ở lâu trên du thuyền của tôi… nhưng tôi muốn thuế của mình được tính ở một quốc gia cụ thể nào đó’”, ông Avani nói.

Cũng theo vị giáo sư, các cá nhân cũng có khuynh hướng phải đóng nhiều loại thuế hơn so với các công ty, chẳng hạn như thuế đánh thu nhập, thuế tài sản gia tăng và đóng góp an sinh xã hội. “Việc hài hòa tất cả những điều đó trên phạm vi quốc tế là một điều khá khó thực hiện”, ông nhận định.

NLG: Cổ phiếu bất ngờ tăng trần, NLG được định giá bao nhiêu với các dự án hiện có?

Trong phiên giao dịch đầu tuần (4/3/2024), thị trường chứng khoán tiếp tục khởi sắc với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu BĐS. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu NLG bất ngờ tỏa sáng khi tăng trần với khối lượng vượt mức trung bình 50 phiên.

Trong phiên giao dịch đầu tuần (4/3/2024), thị trường chứng khoán tiếp tục khởi sắc với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu BĐS. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu NLG bất ngờ tỏa sáng khi tăng trần với khối lượng vượt mức trung bình 50 phiên.

Ghi nhận tại thời điểm 13h30 phút, cổ phiếu NLG hiện vẫn giữ sắc tím với khối lượng kê mua lên tới hơn 1,5 triệu đơn vị. Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu NLG hiện đã vượt đỉnh năm 2023 và tiếp tục hướng tới các vùng giá cao hơn.

Diễn biến tích cực của cổ phiếu NLG trên thị trường chứng khoán dường như đang thể hiện kỳ vọng của dòng tiền vào tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong năm 2024. Dựa trên triển vọng phục hồi của thị trường bất động sản trong năm nay cũng như lượng dự án lớn của doanh nghiệp, tình hình kinh doanh của Công ty CP Đầu tư Nam Long được kỳ vọng sẽ dần được cải thiện.

rong quý IV/2023, doanh số bán hàng của NLG hồi phục mạnh mẽ với tổng giá trị hợp đồng đạt 2.208 tỷ đồng (tăng 145% so với quý trước và tăng 48% so với cùng kỳ) nhờ đóng góp chủ yếu từ dự án Southgate (1.074 tỷ đồng) và Akari City (908 tỷ đồng).

Lũy kế cả năm 2023, tổng giá trị hợp đồng đạt 3.977 tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2022. Kết quả này cao hơn 25% so với ước tính trước đó của chứng khoán KB Việt Nam do tiến độ bán hàng tại dự án Southgate và Akari City tốt hơn so với dự báo.

Về tình hình kinh doanh cả năm 2023, Tập đoàn Nam Long ghi nhận doanh thu và lãi ròng lần lượt đạt 3.181 tỷ đồng và 484 tỷ đồng, tương ứng giảm 27% và giảm 13% so với năm 2022. Tuy nhiên, đây được xem là mức giảm tương đối thấp so với mặt bằng chung khi thị trường bất động sản “đình trệ” trong phần lớn năm 2023.

Trong năm 2024, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo doanh số bán hàng của Nam Long sẽ đạt 5.214 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước, chủ yếu đến từ các dự án Akari City, Mizuki Park, Southgate và EhomeS Cần Thơ. Đối với năm 2025, công ty chứng khoán đánh giá doanh số bán hàng tiếp tục cải thiện đạt 6.783 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 30%.

Bên cạnh đó, KBSV dự báo lợi nhuận sau thuế của NLG năm 2024 đạt 541 tỷ đồng (tăng trưởng 12%) từ bàn giao dự án Southgate, Izumi City, Mizuki Park và bắt đầu bàn giao dự án Akari City và Cần Thơ. Ngoài ra, đơn vị phân tích cũng kỳ vọng Nam Long sẽ hoàn thiện thủ tục pháp lý để ghi nhận khoản lãi từ thoái vốn 25% dự án Paragon trong năm 2024.

Nền tảng cơ bản vững chắc, cơ cấu tài chính an toàn cũng như các dự án căn hộ trung cấp vẫn thu hút được người mua sẽ là động lực giúp Đầu tư Nam Long tăng trưởng trong năm 2024. Dựa trên triển vọng kinh doanh, KBSV xác định giá trị của cổ phiếu NLG là 44.500 đồng. Như vậy, với đà tăng trần trong phiên hôm nay, cổ phiếu NLG đang tiến sát tới mức định giá trên của KBSV.

Cùng quan điểm với KBSV, Chứng khoán Vietcap kỳ vọng năm 2024, NLG sẽ ghi nhận 5.334 tỷ đồng doanh thu thuần và 1.083 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 68% và 35% so với cùng kỳ.

Hiện tại, quỹ đất của Nam Long là khoảng 670ha, dự kiến mở bán 42.000 sản phẩm trong giai đoạn 2019 - 2029. 5 dự án Mizuki, Akari, Southgate, Izumi và dự án Cần Thơ vẫn sẽ là các dự án chủ đạo đóng góp doanh thu cho doanh nghiệp trong 5 năm tới.

Dự báo VNM ETF sẽ mua mới hàng triệu cổ phiếu FTS và FRT trong kỳ review sắp tới

MSN tăng điểm khá tốt trong phiên hôm nay