Cao su - cơ hội bắt đầu từ những số liệu!

,

Giá cao su thiên nhiên (NR) đã tăng 10-15% tại các thị trường vật chất và kỳ hạn quan trọng ở Đông Nam Á từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 10.

***Khoảng thời gian từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 1 hàng năm là mùa sản xuất NR cao điểm trên toàn cầu. Nguồn cung dồi dào trong mùa này từng gây áp lực lên giá hàng năm. Điều đáng ngạc nhiên là, trái ngược hoàn toàn với quy luật thông thường, trong năm nay nguồn cung thế giới không có dấu hiệu tăng theo mùa mặc dù đã là giữa tháng 10.


  ***  Một số yếu tố đang khiến sản lượng ở mức thấp, đặc biệt là ở Thái Lan, nước sản xuất và xuất khẩu NR lớn nhất thế giới. Kể từ đầu mùa khai thác năm nay, sản lượng của Thái Lan đã giảm hơn 10% mỗi tháng so với tháng tương ứng của năm trước. Điều này phần lớn là do sự gián đoạn trong khai thác do mưa gần như liên tục trên khắp các vùng trồng cao su trọng điểm trong cả nước. Chế độ mưa thay đổi đang ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng cao su ở quốc gia này. Ngoài ra, năng suất mủ cao su còn bị ảnh hưởng do sự bùng phát và lây lan trên diện rộng của bệnh rụng lá đốm tròn



    *** Thông thường, mùa sản xuất cao điểm từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 1 hàng năm tạo ra thặng dư từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn cao su tự nhiên trên toàn cầu. Chính lượng tồn kho chuyển nguồn này đã giúp các công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng cuối đáp ứng yêu cầu của họ trong mùa sản xuất kém (nghỉ cạo và  sản lượng thấp) từ tháng 2 đến tháng 6. Nếu mùa sản xuất cao điểm thông thường không tạo ra thặng dư, thì các công ty sản xuất sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt NR trầm trọng trong mùa sản xuất kém. Tình trạng như vậy có thể sẻ xảy ra vào năm sau (2024). Cần thiết phải theo dõi chặt chẽ xu hướng sản xuất ở hai quốc gia sản xuất lớn nhất (Thái Lan và Indonesia) và xem lượng thặng dư được tạo ra trên toàn cầu khi mùa cao điểm kết thúc vào giữa tháng 1.


(Xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu cao-su của Việt Nam)

2 Likes