Cặp đối thủ "một chín một mười" trong ngành đạm

,

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ-CTCP

1. Giới thiệu doanh nghiệp:

logo DPM

DPM là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu Việt Nam, với thị phần tiêu thụ urea lớn nhất cả nước, đạt 38% trong năm 2023. Các dòng sản phẩm chính là phân bón URE, chiếm khoảng 60% doanh thu và công suất 800.000 tấn/năm. Phân bón NPK chiếm hơn 12% doanh thu, công suất thiết kế 250.000 tấn. Thị trường nội địa đóng góp 90% doanh thu, 10% từ xuất khẩu tới các quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

2. Cơ cấu cổ đông:


Nguồn: Cafef và Golden Bell tổng hợp

Theo số liệu cậu nhật trên Cafef tại ngày 07/12/2024, các cổ đông lớn của DPM và là đơn vị chi phối PDM hiện tại vẫn là Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam với hơn 59% cổ phần, tiếp theo hầu hết là các tổ chức như: Dragon Capital, Edgbaston Asian Equity Trust, CTCP Lương thực Vật tư Nông nghiệp Nghệ An và các cổ đông khác. Cổ đông là cá nhân hầu như nắm rất ít cổ phần.

3. Giới thiệu các nhà máy của DPM

nang luc san suat DPM
Nguồn: BCTN DPM

Phân bón: là mảng sản xuất kinh doanh chủ lực, chiếm phần trọng yếu trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của PVFCCo. Tới nay, PVFCCo sở hữu bộ sản phẩm phân bón khá toàn diện với hơn 40 dòng sản phẩm. Bên cạnh sản phẩm chủ lực truyền thống là đạm Phú Mỹ, PVFCCo còn cung cấp các sản phẩm phân bón khác như: NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ, SA Phú Mỹ…

Hóa chất: Nhóm sản phẩm hóa chất của PVFCCo chủ yếu là các loại hóa chất chuyên dụng, bao gồm NH3 (Ammonia), UFC85, CO2 và hóa chất chuyên dụng dầu khí.

4. Chuỗi giá trị của DPM

4.1 Sản xuất phân Urê:

Khí thiên nhiên là nguyên liệu chính, chiếm từ 60 – 70% chi phí giá vốn sản xuất Urê. PVGas là nhà cung cấp khí thiên nhiên cho DPM. Ngoài ra, hóa chất phụ gia như UFC85/Formaldehyde - chất tạo độ cứng và giảm mạt cho sản phẩm Urê, do DPM tự sản xuất. Quy trình sản xuất Urê gồm 02 giai đoạn: (1) Tổng hợp Ammonia - NH3, (2) Tổng hợp và tạo hạt Urê. Sản phẩm đầu ra là phân Urê hạt trong – 46,3% N.

Chi phí để sản xuất Ure

chi phi san xuat ure
Nguồn: FPTS

Theo thống kê của FPTS thì chi phí sản suất phân bón của nước ta được tương đôi cao so với các nước xuất khẩu phân bón lớn như Trung Quốc và Nga. Điều này cũng làm giảm đi tính cạnh tranh của sản phẩm trên chính thị trường nội địa.

4.2 Sản xuất phân NPK:

DPM chủ động được nguồn NH3 đầu vào, Axit Phosphoric (H3PO4), Kali Clorua (KCl), DPM phải nhập khẩu. Quy trình sản xuất NPK hóa học bao gồm: (1) Tổng hợp các loại Axit (NH3, H3PO4) tạo thành dung dịch Amoniphosphate, (2) Hòa tan KCl trong hỗn hợp dung dịch, cô đặc và tạo hạt phân NPK. Tùy theo mục đích sản xuất và nhu cầu đầu ra, DPM có thể điều chỉnh nguyên liệu và quy trình để tạo ra các loại phân NPK khác nhau.

4.3 Sản xuất hóa chất:

Sau quá trình sản xuất phân bón, các loại hóa chất còn dư như: NH3, CO2, H2, và UFC85 tự sản xuất,… được bán cho các nhà máy phân bón, hóa chất trong nước.

5. Cập nhật tình hình kinh doanh

Trong 9 tháng đầu năm, DPM đạt doanh thu thuần 10,332 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8%, và lợi nhuận sau thuế 569 tỷ đồng, tăng mạnh 30,7% YoY: 1) Biên lợi nhuận gộp tăng từ 12,9% lên 14,5%; 2) Doanh thu tài chính quý 3 tăng vọt từ 27 tỷ lên hơn 158 tỷ đồng, giúp lũy kế 9 tháng chỉ giảm 15,2% so với cùng kỳ; 3) Chi phí tài chính quý 3 tăng 56%YoY, trong đó lỗ tỷ giá tăng từ 2,3 tỷ lên 7,7 tỷ, và lãi vay tăng 26,6% lên 17,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, chi phí tài chính giảm 58,5% YoY.

Tuy giá khí đầu vào và tỷ giá lần lượt tăng 11% và 7% so với kế hoạch đã làm kế hoạch chi phí sản xuất phân bón trong 9 tháng đầu năm tăng 9% cho sản phẩm URE và 14% cho NH3, nhưng tổng sản lượng tiêu thụ vẫn đạt 103% kế hoạch.

PHẦN II: NHỮNG ĐIỀU KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA DCM VÀ DPM

1. Cách tính giá khí

DPM: Từ tháng 4/2014, giá khí hợp đồng bán cho DPM được quy định theo một công thức neo theo giá dầu FO trên thị trường thế giới.

P = Pn + Tcl = 46% * MFO + Tcl (USD/MMBTU)

Trong đó:

  • P: Giá khí hợp đồng, chưa bao gồm VAT (USD/MMBTU);

  • Pn = 46% * MFO: Giá khí quy đổi bằng 46% giá dầu FO trung bình tháng (MFOC) tại thị trường Singapore theo tạp chí Platt’s (USD/MMBTU);

  • Giá dầu trung bình MFOC: Quy đổi theo hệ số mỗi tấn dầu FO tương ứng với nhiệt trị toàn phần (GHV) là 40,6 MMBTU;

  • Tcl: Cước phí vận chuyển và phân phối khí (USD/MMBTU).

DCM: Từ ngày 01/01/2023 chi phí mua khí sẽ được chia ra hai phần như sau:

Giá mua khí = 46% * MFO + 12,7% * Giá dầu Brent

Ở thời điểm hiện tại DCM đã quyết định trích thêm chi phí giá khí lên mức tỷ lệ thận trọng 50/50 thay vì tỷ lệ phân bổ cũ 90/10 giữa lượng khí của PVN và mua bổ sung từ Petronas.

=> Nếu so sánh tình hình hiện tại, có thể thấy giá khí của DPM có phần ổn định và tốt hơn so với giá khí của DCM mua.

2. Công nghệ sản suất Urê

Cả DCM và DPM đề sử dụng phương pháp sản xuất từ khí thiên nhiên. Công nghệ, quy trình của hai nhà máy hầu như là tương đồng với nhau, điểm khác biệt là công đoạn vo viên sản phẩm tạo ra là Ure hạt đục (DCM) thay cho tháp tạo hạt sản phẩm tạo ra là Ure hạt trong (DPM). Với công nghệ này, Nhà máy Đạm Cà Mau có thể sản xuất Ure với các độ hạt to nhỏ theo yêu cầu của khách hàng sử dụng phù hợp nhất cho từng loại cây trồng, còn Đạp Phú Mỹ thì không.

3. Thị trường phân phối

Vì lý do độ dài nên mời Quý nhà đầu tư xem đầy đủ bài phân tích: TẠI ĐÂY
Lưu ý Báo cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo, thị trường chứng khoán luôn vận động liên tục, mọi quyết định mua bán còn dựa trên nhiều yếu tố khác. Để được tư vấn hỗ trợ tốt hơn Quý nhà đầu tư hãy liên hệ với team Golden Bell , chúng tôi rất sẵn lòng chia sẻ cũng như hỗ trợ Quý nhà đầu tư đưa ra quyết định một cách an toàn và hiệu quả!
Cảm ơn Quý nhà đầu tư đã đọc bản tin. Ngoài ra, mọi người có thể theo dõi các nền tảng của Golden Bell để cập nhật nhanh nhất tin tức mới từ chúng tôi.’

4 Likes

Vậy nên đầu tư mã nào dị ad

Mấy mã này năm 2025 có gì đặc biệt nên mua không ad

ad cho em xin biểu đồ giá xem thử như nào được khongo

Hay quá admin ơi, phím mã nào dị ạ

Trong 9 tháng đầu năm, DPM đạt doanh thu thuần 10,332 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8%, và lợi nhuận sau thuế 569 tỷ đồng, tăng mạnh 30,7% YoY: 1) Biên lợi nhuận gộp tăng từ 12,9% lên 14,5%; 2) Doanh thu tài chính quý 3 tăng vọt từ 27 tỷ lên hơn 158 tỷ đồng, giúp lũy kế 9 tháng chỉ giảm 15,2% so với cùng kỳ; 3) Chi phí tài chính quý 3 tăng 56%YoY, trong đó lỗ tỷ giá tăng từ 2,3 tỷ lên 7,7 tỷ, và lãi vay tăng 26,6% lên 17,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, chi phí tài chính giảm 58,5% YoY. thấy dịu hỉ admin

Nói chung tổng quát đó mà chưa thấy phím mua hay bán thui

Vậy DCM với DPM cổ nào ok hơn vậy ad

động lực trong nửa đầu năm 2025 thì DCM sẽ rõ ràng hơn đó bạn