Cập nhật cơ hội gia tăng tài sản bằng lần khi vnindex 1150-1200

1. Hiện trạng:

  • Thứ Sáu ngày 13/5/2022 là phiên giao dịch giảm “toàn diện” giảm 56.07% (-4.53%) với 436 mã giảm trong đó có tới 299 mã cp “lau sàn”. Một ngày cuối tuần đẫm màu đỏ khi VNINDEX thủng mốc hỗ trợ quan trọng 1200 điểm.
  • Tính đến thời điểm hiện tại VNINDEX giảm 6 tuần liên tiếp với tổng điểm giảm gần 360 điểm tương đương giảm khoảng gần 24%.
  • Nhà đầu tư trong nước trong tuần qua có dấu hiệu “buông vũ khí” khi có tuần bán ròng gần 3500 tỉ.
  • Với lực bán “mạnh như vũ bão” mọi mốc hỗ trợ VNINDEX vùng 1480 – 1450 – 1420 – 1400 – 1300 và 1200 đều trở nên vô nghĩa. Hiện tại mốc hỗ trợ tiếp theo VNINDEX vùng 1160 – 1140.
  • Tại sao thị trường Việt Nam lại nát về lại “cái máng lợn” như hiện tại, nhiều chuyên gia và nhà đầu tư cũng thật sự ngỡ ngàng, chỉ có những nhóm “cơ hội” mới biết được.
    2. Nhận xét nguyên nhân giảm theo hướng lành mạnh:
  • FED tăng lãi suất vào tháng 5/2022 thêm 0.5%, nâng tổng tăng lãi suất từ đầu năm 2022 đến nay 0.75% đồng thời thu hẹp các gói kích thích kinh tế QE.
    => Thị trường tài chính thế giới có nhịp giảm điều chỉnh cả về chứng khoán, vàng và tiền số.
  • Bất ổn địa chính trị Nga – Ukraine và các lệnh trừng phạt phương Tây đối với Nga làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Chiến dịch “Zero Covid” của Trung Quốc – nền kinh tế lớn toàn cầu. Ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phục hồi kinh tế Trung Quốc và toàn cầu.
  • Lạm phát tăng kỷ lục tại Mỹ và các nước EU, Ấn Độ,… Lạm phát là kẻ thù số 1 của thị trường tài chính.
  • VNINDEX tăng mạnh mẽ từ 650 điểm lên 1530 điểm tăng hơn 135%. Việc thị trường điều chỉnh sau một sóng tăng dài là điều bình thường.
  • Khi dịch COVID-19 đi qua, cuộc sống và sản xuất bình thường lại, dòng tiền rút khỏi thị trường chứng khoán vào lại kinh doanh sản xuất. Thanh khoản VNINDEX gảm gần ½ so với lúc thị trường sôi động.
  • Siết chặt kênh huy động vốn từ trái phiếu doanh nghiệp. Trong tháng 4/2022, đa số các doanh nghiệp không có động thái huy động từ trái phiếu, trong khi đó doanh nghiệp phải chuẩn bị tiền hoàn trả lại các hợp đồng trái phiếu đến hạn và các hợp đồng trái phiếu mới không thành công. Dẫn đến các doanh nghiệp phải bán cổ phiếu.
  • Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thưởng và quyền mua cp ưu đãi quá nhiều. Dẫn đến tỉ lệ pha loãng cao và khi thanh khoản sụt giảm lượng cung cổ phiếu trên thị trường quá lớn so với lực mua.
    3. Nhận xét nguyên nhân giảm theo hướng tiêu cực:
  • Chứng khoán Phái sinh Việt Nam quy mô nhỏ, dễ bị thao túng bởi các bigboys. Các bigboys lợi dụng Phái sinh tăng giảm chỉ số VN30 để kiếm lợi nhuận chênh lệnh từ chỉ số.
  • Công bố thông tin mập mờ không rõ ràng từ Khối Tự doanh cty chứng khoán, khi kể từ ngày 1/3/2022, dữ liệu mua-bán hàng này không được cập nhật. Trong khi đó, tự doanh cũng mua-bán số lượng lớn trên thị trường, xây kho phục vụ chứng quyền, có thể “soi” và thống kê giao dịch nhà đầu tư và các cp khách nắm giữ. Vừa đá bóng vừa thổi còi.
  • Các hạn chế về quy định phái sinh, phiên ATO, ATC và lỗ hổng trong các quy định xử phạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin nhà đầu tư.
  • Ở một cty chứng khoán với khẩu hiệu gắn mác “hedging phái sinh hỗ trợ nhà đầu tư” với cơ chế cho nhà đầu tư rút EE âm tiền chuyển vốn qua phái sinh chỉ được quyền Short. Nhưng bản chất TK cơ sở tiến gần hơn đến tỉ lệ call margin, TK phái sinh ăn chỉ được vài điểm vài chục điểm không đáng là bao, có khi bigboy kéo mạnh chỉ số rồi lại cháy tài khoản phái sinh. Lỗ “kép” cơ sở và phái sinh là có thật.
  • Lực bán mạnh và cực mạnh diễn ra trong thời gian ngắn và sát giờ đóng cửa phiên sáng, phiên chiều và ATC. Có chăng có sự liên kết mượn hàng và thỏa thuận bán khống “đạp” thị trường và nhà đầu tư cá nhân để gom hàng giá rẻ?
    4. Cơ hội hấp dẫn - Chiến lược đầu tư hiện tại.
  • Với kết quả kinh doanh ấn tượng của đa số doanh nhiệp niêm yết trên sàn và giá cp giảm miệt mài trong 6 tuần qua. Chỉ số P/E VNINDEX giảm dưới 12 khoảng 11.x cực kỳ hấp dẫn cho các siêu cp tăng giá bằng lần. Trong quá khứ có 3 lần P/E của VNINDEX thấp hơn 12, sau giai đoạn này các cp tăng trưởng trung bình 35% - 80% sau 1 năm.
  • Lần 1 vào cuối năm 2012 với tâm điểm là cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng, với nợ xấu lên đến 17%, lãi suất tiền gửi tăng lên 14%/năm. Thị trường bất động sản giảm mạnh và mất thanh khoản. VNINDEX lúc đó giảm 25%.
  • Lần 2 vào đầu năm 2016, FED tăng lãi suất và ngừng gói kích thích kinh tế QE, tiền rút mạnh khỏi các thị trường mới nổi và cận biên. Đồng nhân dân tệ giảm mạnh, kinh tế Trung Quốc suy giảm nhanh gây áp lực lớn đến tỉ giá VND và kinh tế Việt Nam. VNINDEX giảm 18%.
  • Lần 3 vào tháng 3/2020, đại dịch COVID-19. VNINDEX giảm 34%.
  • VNINDEX hiện tại giảm gần 24%, trong khi đó nhiều cp giảm từ 35% - 60% về những vùng nền và vùng vùng giá mua đầu tư hấp dẫn.
  • Hiện tại VNINDEX vùng 1150-1200 là vùng mua cực kỳ hấp dẫn, CƠ HỘI GIA TĂNG TK BẰNG LẦN.
  • Tập trung vào các cp có tính cơ bản tốt, tăng trưởng doanh thu và nhuận; có triển trong cuối năm 2022 và năm 2023; phù hợp tình hình vĩ mô trong nước và thế giới.