Cập nhật gói tín dụng về nhà ở xã hội

1. Chính phủ đề xuất Quốc hội cấp gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Đặc biệt, để đảm bảo nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn của giai đoạn 2022-2030) cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây).

Trong đó, đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư dự án vay ưu đãi. Còn đối với người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân dành khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Nguồn: https://danviet.vn/goi-tin-dung-110…nh-phu-de-xuat-quoc-hoi-20230222170435383.htm

2. Chìa khóa quan trọng để gói 110.000-120.000 tỷ đồng có thể triển khai

Gói tín dụng 110.000 tỷ đồng rất quan trọng, tương tự với gói 30.000 tỷ đồng ở giai đoạn 2013 đã tạo ra cú huých trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nếu vay được ưu đãi thì mọi thủ tục liên quan rất chặt chẽ, kể cả doanh nghiệp được vay cũng bị kiểm soát chặt.

“Tôi kỳ vọng các gói tín dụng 110.000 tỷ đồng hay 120.000 tỷ đồng sẽ được triển khai tương tự gói tín dụng 30.000 tỷ đồng trước đó - gói này rất hữu ích, gần như cứu thị trường trong một thời gian dài và cũng là bệ đỡ để thị trường phát triển một cách ổn định và phát triển mạnh như giai đoạn vừa qua”, ông Toản nói.

Nguồn: https://baoxaydung.com.vn/chia-khoa…-120000-ty-dong-co-the-trien-khai-349762.html

3. Phá các rào cản phát triển nhà ở xã hội

Việc sửa Luật Nhà ở là cấp bách bởi nhiều quy định đã không còn phù hợp. Bên cạnh đó, việc khơi thông nguồn vốn cho nhà ở xã hội cũng là vấn đề rất quan trọng.

Thông tin về gói tín dụng 120.000 tỷ cho doanh nghiệp, người mua nhà ở xã hội vay được đánh giá là một trong những tín hiệu tích cực sau hội nghị về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản do Thủ tướng chủ trì vào cuối tuần trước.

“Về cái gói 120.000 tỷ này, chủ trương gói này là phù hợp. Còn về thực tế, rõ ràng bất cứ một phân khúc nào được hỗ trợ thì nó cũng tác động lan tỏa tới các phân khúc khác. Chúng ta cũng thấy rằng, để hỗ trợ cho thị trường bất động sản phát triển ổn định và bền vững thì rõ ràng việc hỗ trợ cho phân khúc nhà ở trung bình và nhà ở xã hội là phân khúc được sự đồng thuận nhiều nhất của người dân”, TS. Đinh Thế Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng, đánh giá.

“Chính sách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà ở xã hội và những nhà cho người làm ở các khu công nghiệp hay các khu dân cư cũng sẽ giải quyết được tính thanh khoản cho thị trường. Nó cũng là một điểm nhấn giúp thị trường hoạt động sôi động trở lại”, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, nhận định.

“Nếu chúng ta hỗ trợ được cho họ sống sót qua cái giai đoạn này thì về sau, trong vòng vài năm tới, thị trường lúc đó ấm lên, kinh tế phát triển lên và bất động sản lại trở lại nhịp bình thường”, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPbank, cho hay.

“Dòng vốn tín dụng của các ngân hàng để phát triển các dự án nhà ở xã hội, một đồng vốn rất là quý. Chúng tôi tin tưởng tới giữa năm 2023 sẽ có sự khởi sắc hơn, có những cái dấu hiệu tốt hơn, có những cái điều kiện phát triển bền vững hơn”, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nói.

Như vậy với thông tin gói tín dụng 110.000 tỷ đồng do Bộ Xây dựng đề xuất cho vay tập trung phát triển nhà ở xã hội và gói vay thương mại 120.000 tỷ đồng từ 4 ngân hàng thương mại dành cho phân khúc này đang tạo nhiều hy vọng cho người dân và doanh nghiệp, bởi đây là hai gói tín dụng hoàn toàn độc lập. Nếu thuận lợi, dự báo đây là nguồn vốn mồi khôi phục thị trường bất động sản nói chung và phân khúc nhà ở xã hội nói riêng.

Nguồn: Phá các rào cản phát triển nhà ở xã hội | VTV.VN

4. Bộ Xây dựng đề xuất huy động hơn 800.000 tỷ thực hiện đề án một triệu căn NOXH

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất đầu tư ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, nguồn vốn thực hiện khoảng 849.500 tỷ đồng giai đoạn 2021 -2030.

Bộ Xây dựng vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ giải trình, tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ với Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 (Đề án).

Nguồn: https://thuongtruong.com.vn/news/bo…thuc-hien-de-an-mot-trieu-can-noxh-98158.html

5. Năm 2023, nhà ở xã hội sẽ ‘lên ngôi’?

Tạo lực đẩy dòng sản phẩm NƠXH

Theo các chuyên gia, nhà ở vừa túi tiền, NƠXH sẽ được phát triển để khắc phục tình trạng lệch pha cung cầu, mất cân đối cơ cấu sản phẩm nhà ở như hiện nay.

“Việc tái thiết lại thị trường sẽ giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững hơn. Quá trình tái cấu trúc để tránh nguy cơ bong bóng bất động sản có thể hình thành, đảm bảo sự phát triển phân khúc NƠXH, nhà ở giá rẻ”, chuyên gia kinh tế, TS Đinh Trọng Thịnh nhận xét.

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án NƠXH tại TP. HCM vẫn chưa thể khởi công theo kế hoạch, thậm chí đình trệ hơn chục năm do vướng mắc pháp lý.

Năm 2022, TP. HCM chỉ có 1 dự án hoàn thành là dự án Khu NƠXH Bình Trưng Đông (HQC), phường Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức, với quy mô 260 căn hộ. Có 5 dự án được khởi công gồm: 4 dự án tại TP. Thủ Đức và huyện Bình Chánh, 1 dự án nhà lưu trú công nhân trong khu chế xuất. Nhưng, phần lớn các dự án NƠXH chỉ khởi công để lấy ngày chứ chưa thể triển khai.

Nhiều doanh nghiệp làm dự án NƠXH cho biết, chính từ những vướng mắc về thủ tục pháp lý, cũng như ưu đãi khiến doanh nghiệp nản lòng với phân khúc NƠXH. “Hiện nay, quy trình làm NƠXH đang giống hệt nhà ở thương mại, nhưng lại nhiêu khê hơn vì phát sinh thêm thủ tục duyệt đối tượng mua nhà, duyệt giá mua nhà…”, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Lê Thành cho biết.

Trước thực trạng trên, Bộ Xây dựng có kế hoạch đề xuất các giải pháp, tiến hành cụ thể hóa mục tiêu thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và tập trung phát triển NƠXH, nhà ở công nhân. Ví dụ như: đối với dự án NƠXH sẽ được giao đất không thu tiền sử dụng đất, chủ đầu tư dự án NƠXH có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; giá bán NƠXH đủ chi phí bảo trì nhà ở, các chi phi để thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở…

Nguồn: Năm 2023, nhà ở xã hội sẽ ‘lên ngôi’?

6. VCCI đề nghị không thêm điều kiện khi chọn chủ đầu tư xây nhà ở xã hội

Bô Xây dựng đang lấy ý kiến sửa Thông tư 09/2021/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Trong văn bản gửi Bộ Xây dựng để góp ý cho Dự thảo, VCCI cho rằng, việc bổ sung thêm điều kiện “đồng thời, khu đất dự kiến thực hiện dự án nhà ở phải được cơ quan chuyên môn về quy hoạch xây trực thuộc cấp phê duyệt quy hoạch chi tiết quy định về các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch và các yêu cầu liên quan về kết nối hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật” là không cần thiết và đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ nội dung này.

Lý giải, VCCI viện dẫn quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (sửa đổi) điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất phải lựa chọn nhà thầu là “quy hoạch xây dựng có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/500 (nếu có) hoặc quy hoạch phân khu đô thị có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000 theo quy định của pháp luật”.

“Một số doanh nghiệp cho rằng, quy định này là phù hợp, hiệu quả cho các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại và phù hợp với Luật Quy hoạch đô thị (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư) vừa phù hợp với thực tiễn bởi quy hoạch phân khu đã xác định được các chỉ tiêu để cơ quan nhà nước lập hồ sơ mời thầu, các nhà đầu tư lập hồ sơ mời thầu”, VCCI giải trình trong văn bản gửi Bộ Xây dựng.

Nguồn: https://baodautu.vn/batdongsan/vcci…chon-chu-dau-tu-xay-nha-o-xa-hoi-d184300.html

7. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội: Tiền sẵn, ngân hàng có dễ giải ngân?

Như thông tin được chia sẻ tại Hội nghị về thị trường bất động sản tuần trước, sẽ có gói vay lên tới 120.000 tỷ đồng của 4 ngân hàng thương mại (NHTM) dành cho phân khúc nhà ở xã hội (NƠXH), nhà cho công nhân và người thu nhập thấp. Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, gói tài chính này hiện đã sẵn sàng, điều kiện cũng được các ngân hàng chủ động xây dựng, tuy nhiên, khó nhất vẫn là cần dự án đủ tính pháp lý và điều kiện để giải ngân.

Sẵn tiền nhưng ngóng dự án

Theo chia sẻ của đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau cuộc họp với Thủ tướng ngày 17/2, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân và người thu nhập thấp được 4 ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Agribank thu xếp. Vị này cho biết, gói này sẽ còn tăng khi nhiều ngân hàng khác đăng ký tham gia.

Vị đại diện NHNN cũng khẳng định: gói tín dụng này chắc chắn sẽ có lãi suất ưu đãi cho cả người xây dựng (chủ đầu tư, doanh nghiệp) và người mua nhà vay. “Trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản, NHNN sẵn sàng tái cấp vốn để triển khai tiếp”, vị đại diện NHNN khẳng định.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VietinBank, cho biết, ngân hàng dự kiến dành 30.000 tỷ đồng cho nhóm đối tượng được nêu trong gói tín dụng mà NHNN công bố. “VietinBank đang xây dựng chính sách và sản phẩm với tinh thần sẽ triển khai nhanh và thực chất”, ông Bình nói.

Đại diện BIDV cho hay, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng này chắc chắn lãi suất sẽ thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng lãi suất trên thị trường. “Vài ngày tới, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể về việc BIDV tham gia gói tín dụng này”, đại diện BIDV nói.

Nguồn: https://cafef.vn/goi-tin-dung-12000…an-hang-co-de-giai-ngan-20230224071407678.chn

8. Chính phủ cho ý kiến về sử dụng nhà chung cư và phát triển nhà ở xã hội

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 2/2023, về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), các đại biểu tập trung thảo luận về một số nội dung liên quan tới sở hữu, sử dụng nhà chung cư và phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, cần có cơ chế hữu hiệu để huy động nguồn lực của khu vực tư nhân; áp dụng linh hoạt cơ chế hợp tác công tư, phát triển dịch vụ hạ tầng để góp phần thực hiện hiệu quả hơn, nhanh hơn Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội tới năm 2030.

Về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), các đại biểu tập trung thảo luận về một số nội dung liên quan tới sở hữu, sử dụng nhà chung cư và phát triển nhà ở xã hội.

Thủ tướng và các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu cần đánh giá tác động thật kỹ lưỡng vì Luật có tác động rất lớn đến xã hội và toàn dân, liên quan đến quyền hiến định của người dân về quyền sở hữu nhà ở; chính sách phát triển nhà ở; hướng tới tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trong thực tế đang tồn tại.

Cần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật Đất đai đang được sửa đổi; cải cách tối đa thủ tục hành chính, bảo đảm thuận lợi cho người dân tiếp cận, sở hữu, mua bán, chuyển nhượng nhà ở và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc xây dựng, triển khai các dự án, chuyển nhượng dự án cho phù hợp với thực tiễn.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về nhà ở, tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong việc chăm lo nhà ở cho người dân, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, nhu cầu của từng địa phương.

Có cơ chế hữu hiệu để huy động nguồn lực của khu vực tư nhân cho phát triển nhà ở xã hội, nhất là áp dụng linh hoạt cơ chế hợp tác công tư, phát triển dịch vụ hạ tầng để góp phần thực hiện hiệu quả hơn, nhanh hơn Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội tới năm 2030.

Các chính sách ưu đãi nhà ở xã hội cần bảo đảm hài hòa lợi ích người dân, Nhà nước và nhà đầu tư, công khai, thống nhất với quy định của Luật Đất đai đang sửa đổi, cần tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.

Nguồn: https://laodongthudo.vn/chinh-phu-c…ung-cu-va-phat-trien-nha-o-xa-hoi-152732.html

9. Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Nguồn: Văn bản số 37/TB-VPCP

  1. Hà Nội, TP.HCM sắp triển khai dự án nhà ở xã hội ở những vị trí nào?

Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ quy hoạch 20 khu đất rộng hơn 38 ha để làm các dự án nhà ở xã hội.

Trong khi đó, Hà Nội sẽ xây 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô 278 ha và độc lập dọc theo đường vành đai 4.

Hà Nội sẽ triển hơn 3,2 triệu m2 nhà ở xã hội

Theo Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội (NOXH) TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025 của UBND TP Hà Nội, sẽ có 50 dự án nhà ở được triển khai với tổng diện tích sàn hơn 3,2 triệu m2 trong thời gian này.

Trong đó, tập trung hoàn thành 22 dự án (1,2 triệu m2) nhà ở có khả năng hoàn thành giai đoạn đến 2025. Sau 2025, tiếp tục triển khai và hoàn thành 28 dự án (hơn 2 triệu m2), đồng thời chuẩn bị đầu tư 5 khu NOXH tập trung quy mô 278 ha.

TP HCM quy hoạch hơn 38 ha để làm các dự án NOXH

Trong khi đó, tại TP HCM, theo đề án Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại TP HCM của Sở Xây dựng, xác định quận 12 là địa phương có nhiều đất nhà ở xã hội nhất và khu nhà ở xã hội phường Hiệp Thành đã có đất sạch, có cơ sở hạ tầng đầy đủ.

Quận Bình Tân có ba khu và Gò Vấp có hai khu. Ngoài ra, TP HCM còn có quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội, người thu nhập thấp ở 25 khu đất để xây dự án nhà ở thương mại, với tổng diện tích 57 ha, gồm: 20 dự án ở TP Thủ Đức, ba dự án ở quận Bình Tân, một ở Bình Chánh và một ở quận 7. Trong số này, 14 dự án đã có đất sạch, đang làm thủ tục đầu tư xây nhà ở xã hội.

Tính đến ngày 21/12/2022, TP HCM có 1 dự án nhà ở xã hội được hoàn thành và đưa vào sử dụng là dự án Khu nhà ở xã hội Bình Trưng Đông tại phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức (260 căn).

Bên cạnh đó, có 9 dự án nhà ở xã hội đang thi công với quy mô gần 6.491 căn, gồm 4 dự án nhà ở xã hội độc lập quy mô 3.004 căn và 5 dự án sử dụng quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội quy mô 3.227 căn. Có 2 dự án nhà cho công nhân thuê đang thi công với quy mô 1.400 căn.

Nguồn: https://thuongtruong.com.vn/news/ha…an-nha-o-xa-hoi-o-nhung-vi-tri-nao-97936.html

11. ‘Rã đông’ bất động sản từ nhà ở xã hội

2 gói tín dụng với tổng số vốn lên đến 330.000 tỉ đồng cho nhà ở xã hội và nhà ở thương mại được đề xuất và sắp đưa ra thị trường được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản “ấm” lên, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có chỗ an cư.

Nhà ở xã hội chờ gói tín dụng

Bộ Xây dựng đang đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng, tương đương khoảng 10% nhu cầu vốn trong giai đoạn 2022 - 2030 cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân (NOCN) vay theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỉ đồng thực hiện từ 2013 - 2016). Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu triển khai gói này. Dự kiến khoảng 50% (55.000 tỉ đồng) dành cho chủ đầu tư vay ưu đãi, 50% còn lại sẽ dành cho người mua và thuê mua NOXH, NOCN vay. Gói tín dụng 110.000 tỉ đồng nằm trong đề án tổng thể về phát triển NOXH và sẽ được quyết định trong thời gian tới.

Gói 120.000 tỉ đồng mà Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng công bố tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” do Chính phủ tổ chức cuối tuần qua có thể triển khai sớm hơn.

Cụ thể, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, NHNN đã họp với 4 ngân hàng thương mại nhà nước và thống nhất dành một gói tín dụng trị giá 120.000 tỉ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5 - 2% so với lãi suất trên thị trường dành cho cả doanh nghiệp (DN) và người mua nhà. Ngoài 4 ngân hàng trên, NHNN cũng sẽ thông báo cho các nhà băng khác, nếu tham gia thì gói này có thể sẽ còn lớn hơn. Thống đốc nhấn mạnh: “Trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản thì NHNN sẵn sàng tái cấp vốn cho để triển khai tiếp”.

Nguồn: 'Rã đông' bất động sản từ nhà ở xã hội

12. Cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội: Mấu chốt ở cách thức và tiến độ giải ngân

Việc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cùng lúc thông báo sẽ tung ra các gói tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực nhà ở xã hội (NƠXH) là tín hiệu vui với thị trường. Nhưng vấn đề làm cách nào có thể dễ dàng tiếp cận các gói vay nói trên.

Chờ các gói tín dụng ưu đãi

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thêm thông tin cụ thể về các gói tín dụng ưu đãi cùng lúc được NHNN và Bộ Xây dựng công bố tại hội nghị về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững

Người đứng đầu NHNN - bà Nguyễn Thị Hồng thông báo, gói cho vay này sẽ có quy mô khoảng 120.000 tỉ đồng với lãi suất cho vay với người xây dựng và người mua nhà thấp hơn 1,5-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng đề xuất dành gói tín dụng 110.000 tỉ đồng cho NƠXH với mức lãi suất cho vay chỉ từ 5-6%/năm.

Nguồn: https://laodong.vn/bat-dong-san/cho…-o-cach-thuc-va-tien-do-giai-ngan-1150386.ldo

13. Phát triển nhà ở xã hội: Gỡ nút thắt pháp lý, giải bài toán tín dụng, nhắm đúng người thụ hưởng

Sắp tới, Chính phủ sẽ có đề án về phát triển nhà ở xã hội dành cho công nhân, người thu nhập thấp. Thông tin này được đưa ra sau Hội nghị về “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì. Đây cũng là một trong những giải pháp lớn để cơ cấu lại sản phẩm bất động sản trên thị trường, tránh tình trạng quá nhiều nhà giá cao như hiện nay.

Gỡ nút thắt pháp lý

Ngay sau Hội nghị, tại TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố đã có cuộc họp để tháo gỡ những vướng mắc cho một số dự án. Trong đó, có dự án nhà ở xã hội ở huyện Bình Chánh, đã được chấp thuận đầu tư từ năm 2019… nhưng đến nay, vẫn chưa thể triển khai. Đây là động thái thể hiện sự quyết tâm của chính quyền thành phố nhằm đạt mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từ nay đến 2025.

Tại dự án nhà ở xã hội ở huyện Bình Chánh, với quỹ đất rộng khoảng 2,5ha được doanh nghiệp xây dựng khoảng 2.000 căn nhà ở xã hội. Dù xin chủ trương đầu tư từ năm 2019 nhưng đến nay thủ tục pháp lý vẫn chưa hoàn thiện. Theo quy định khi doanh nghiệp thực hiện dự án xã hội sẽ được ưu đãi đầu tư, tăng hệ số sử dụng đất, tăng mật độ xây dựng… Tuy nhiên khi doanh nghiệp xin thay đổi mật độ xây dựng thì quy hoạch phân khu tại dự án lại không phù hợp buộc phải điều chỉnh quy hoạch cục bộ 1/2.000.

Ngoài dự án tại huyện Bình Chánh, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cũng đã có đề xuất gỡ vướng thêm cho 2 dự án tại quận Bình Thạnh và quận Bình Tân. Các chuyên gia nhận định, chỉ khi có sự vào cuộc mạnh mẽ từ cấp chính quyền, thì mới có thể hoàn thành được mục tiêu xây dựng 35.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2025.

Giải bài toán tín dụng

Đại diện cho doanh nghiệp đã triển khai thành công một số dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội, bà Nguyễn Hoa Hồng Nhung, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng NHS cho biết, có 2 khó khăn lớn nhất để phát triển 1 dự án hiện nay, đó là thiếu quỹ đất và vốn.

“Hiện tại lãi suất đang rất cao, phải có chính sách hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp. Những ưu đãi cho nhà ở xã hội rõ ràng là phải rõ ràng về quy chế, chuẩn hoá từ trên xuống dưới, đồng bộ các bộ ban ngành, về tiêu chuẩn cho vay, thời gian xem xét cũng nhanh”, bà Nhung cho biết.

Thời gian qua, do lãi suất cao, cộng với giá nguyên vật liệu xây dựng tăng, đã khiến giá thành mỗi m2 nhà ở tăng lên. Cách đây khoảng 3 năm, tại Hà Nội, nhà ở xã hội có giá khoảng 14-15 triệu đồng/m2, nhưng nay, giá bán sắp tới phải tăng lên 18-19 triệu đồng/m2.

Nhắm đúng đối tượng thụ hưởng

Dòng vốn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội. Do đó, thị trường bất động sản chắn chắn sẽ đón nhận nhiều thông tin tích cực, sau khi gói tín dụng 120.000 tỷ đồng của 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước được thực hiện.

Với gói tín dụng và hạ lãi suất cho vay ưu đãi không chỉ làm giảm áp lực nguồn vốn cho doanh nghiệp còn tạo thêm nguồn vay mua nhà cho người dân. Từ đó, thị trường nhà ở xã hội, nhà ở bình dân có xu hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, các chính sách sách này cũng cần đến đúng đối tượng mới có thể phát huy hiệu quả.

“Nhà ở xã hội giúp các doanh nghiệp có thêm được một phân khúc bất động sản mới trong thời gian tới để cùng tháo gỡ khó khăn cho đầu ra thay vì quá nhiều ở phân khúc trung và cao cấp như hiện nay. Bây giờ san sẻ bớt qua phân khúc nhà ở xã hội, đây là nhu cầu thực tế cho những người lao động chúng ta đang cần”, ông Hoàng Liên Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Môi giới Bất động sản Alpha nhận định.

Còn Tiến sĩ Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng nhấn mạnh gói 120.000 tỷ cần tập trung hỗ trợ các đối tượng là công nhân, người lao động…

Nguồn: https://vtv.vn/kinh-te/phat-trien-n…am-dung-nguoi-thu-huong-20230225102212934.htm

14. Cần Thơ thiếu nhà ở xã hội

Tính đến thời điểm hiện tại, TP. Cần Thơ chi mới có hơn 1.000 căn nhà ở xã hội được xây dựng hoàn thành trong khi nhu cầu của đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội nhiều hơn gấp hàng chục lần. Cung không đủ cầu đã làm cho người có nhu cầu rất khó mua được nhà.

Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp, TP. Cần Thơ đang tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển mới các dự án nhà ở xã hội trong cả 2 giai đoạn 2020-2025 và 2026-2030.

Cụ thể, địa phương dự kiến kêu gọi phát triển mới 339.000m2 sàn nhà ở xã hội, cho người có thu nhập thấp ở đô thị, 72.000m2 sàn nhà ở xã hội cho sinh viên và 78.000m2 sàn nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp trong giai đoạn 2020-2030.

Trước mắt, trong năm 2023, địa phương sẽ xúc tiến đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội tại huyện Phong Điền với diện tích 17,5ha.

Nguồn: Cần Thơ thiếu nhà ở xã hội

15. Đến 2025, Hà Nội sẽ phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội

Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, đồng thời chuẩn bị đầu tư 1 đến 2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2 đến 3 khu.

Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch nêu Hà Nội xác định mục tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2025 diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn TP là 29,5m2/người; trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 10m2/người. Tổng diện tích sàn nhà ở khoảng 44 triệu m2.

Trong đó, về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư 1 đến 2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2 đến 3 khu.

Tỉ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án. Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 0,555 triệu m2 sàn nhà ở.

Nguồn: Đến 2025, Hà Nội sẽ phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 sàn nhà ở xã hội - Tuổi Trẻ Online

16. Thủ tướng: Cần có cơ chế để huy động nguồn lực tư nhân làm nhà ở xã hội

Chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 2/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã cho ý kiến 3 đề nghị xây dựng luật, 4 dự án luật với nhiều nội dung quan trọng, khó, phức tạp, có tác động sâu rộng.

Đáng chú ý trong đó có dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), các đại biểu tập trung thảo luận về một số nội dung liên quan tới sở hữu, sử dụng nhà chung cư và phát triển xã hội.

Thủ tướng và các đại biểu nhấn mạnh yêu cầu cần đánh giá tác động thật kỹ lưỡng vì luật có tác động rất lớn đến xã hội và toàn dân, liên quan đến quyền hiến định của người dân về quyền sở hữu nhà ở; chính sách phát triển nhà ở; hướng tới tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trong thực tế đang tồn tại;

Cùng với đó, cần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật Đất đai đang được sửa đổi; cải cách tối đa thủ tục hành chính, bảo đảm thuận lợi cho người dân tiếp cận, sở hữu, mua bán, chuyển nhượng nhà ở và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc xây dựng, triển khai các dự án, chuyển nhượng dự án cho phù hợp với thực tiễn.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu cần có cơ chế hữu hiệu để huy động nguồn lực của khu vực tư nhân cho phát triển nhà ở xã hội, áp dụng linh hoạt cơ chế hợp tác công tư, phát triển dịch vụ hạ tầng để góp phần thực hiện hiệu quả hơn, nhanh hơn đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội tới năm 2030.

Nguồn: Thủ tướng: Cần có cơ chế để huy động nguồn lực tư nhân làm nhà ở xã hội

17. Triển khai gói tín dụng nhà ở xã hội: Người mua nhà lẫn chủ đầu tư sốt ruột chờ hướng dẫn

Dự thảo Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững của Chính phủ có giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất và tổ chức triển khai thực hiện gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng để cho các dự ánnhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.

Gói tín dụng này sẽ được cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn. Khoảng 50% gói tín dụng, tương đương 55.000 tỷ đồng sẽ được dành cho các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay ưu đãi. Khoảng 50% còn lại sẽ dành cho khách hàng cá nhân là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Theo Thống đốc NHNN, việc có riêng một gói tín dụng cho lĩnh vực này là cần thiết để tăng cung nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn từ đâu là vấn đề cần phải cân nhắc. Với nguồn vốn từ tái cấp vốn, đây là cung ứng tiền ra trong 10 - 15 năm, có thể làm giảm tính linh hoạt của chính sách tiền tệ. Trong khi đó, ngành ngân hàng cũng phải dồn vốn cho các lĩnh vực kinh tế khác và đang thực hiện nhiều chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu.

Do đó, Thống đốc NHNN đề xuất gói tín dụng 120.000 tỷ đồng từ nguồn lực của ngân hàng thương mại. NHNN đã họp với 4 ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng này đã thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực này trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5 - 2 % lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Nguồn: Triển khai gói tín dụng nhà ở xã hội: Người mua nhà lẫn chủ đầu tư sốt ruột chờ hướng dẫn

18. Bản chất hai gói tín dụng 110.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng cho bất động sản

1. Gói 110 nghìn tỷ đồng là do Bộ Xây dựng và nhóm chuyên gia đề xuất từ tháng 11/2022. Gói này về bản chất giống như gói 30 nghìn tỷ đồng từng được triển khai trước đây nhưng khác ở chỗ phải có đề án đầy đủ, căn cơ, bài bản để phát triển nhà ở xã hội về lâu dài. Gói 110 nghìn tỷ đồng lần này sẽ rút kinh nghiệm 6 bất cập từ gói 30 nghìn tỷ đồng trước đây. Gói 30 nghìn tỷ đồng nhiều người đánh giá là khá “tròn trịa” nhưng theo ông Lực phải rút kinh nghiệm.

2. Gói 120 nghìn tỷ đồng có quy mô rộng hơn, bao trùm cả phân khúc nhà ở thương mại. Tức là các ngân hàng cam kết dành ra một gói tín dụng sẵn sàng cho các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại vay với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung của thị trường từ 1,5 đến 2%.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, gói 110.000 tỷ đồng sẽ phải nằm trong Đề án Tổng thể về phát triển nhà ở xã hội, còn gói 120.000 tỷ đồng là chương trình cam kết của các ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi.

Cả hai gói tín dụng trên đều hướng đến đối tượng là dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Thị trường hiện nay đang chờ ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng ngồi lại với nhau để đưa ra hướng dẫn chi tiết việc triển khai gói đó như thế nào.

Nguồn: Bản chất hai gói tín dụng 110.000 tỷ đồng và 120.000 tỷ đồng cho bất động sản | TheLEADER

19. Phát triển nhà ở xã hội: Quan trọng nhất là quy hoạch

Quy hoạch ở các địa phương hiện nay như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội “y như những chiếc răng khểnh” mà chưa mang tính tổng thể. “Dường như, chúng ta đang quy hoạch theo từng dự án một, từng quận một. Cần phải đưa ra tầm nhìn quy hoạch cả thành phố, thay vì từng quận, từng dự án vì như vậy mới rõ các liên phân khu (quy hoạch rõ khu vực nào phát triển nhà ở thương mại, khu nào NƠXH, khu nào nhà thấp cấp, trung cấp…) từ đó mới thấy các kết nối về cơ sở hạ tầng, kết nối các dịch vụ và giá trị tiện ích…”, chuyên gia này nói và cho biết, cùng từ quy hoạch tốt sẽ có được quỹ đất sạch để sẵn sàng cho các dự án.

Vấn đề quan trọng tiếp theo là về pháp lý, quy trình thủ tục. Chuyên gia kinh tế Lê Bá Chi Nhân đề xuất: Quy trình cấp phép đối với dự án BĐS NƠXH cần rút ngắn lại, thông qua hệ thống công nghệ, cổng thông tin dùng chung để các sở ngồi lại với nhau và khi phát sinh vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của mình là giải quyết ngay chứ không nên tuần tự họp riêng từng sở…

Khi có sẵn quỹ đất sạch, các thủ tục pháp lý, xin cấp phép và triển khai dự án được giải quyết nhanh… chủ đầu tư thấy cơ hội win-win thì họ mới có động lực để làm. Cuối cùng mới đến vấn đề dòng tiền. Tuy nhiên theo chuyên gia Lê Bá Chi Nhân, cần tính toán rất kỹ về hạn mức tín dụng, điều kiện giải ngân. Ví dụ, với một dự án quy mô xây dựng lớn lên đến hàng ngàn căn, doanh nghiệp cần được vay tỷ lệ nhiều hơn để đủ dòng tiền triển khai xây dựng trên quy mô lớn, đảm bảo về mặt chất lượng và tiến độ, từ đó có sản phẩm cung cấp kịp thời cho khách hàng. Nhưng dưới góc độ điều hành vĩ mô tổng thể, cũng cần cân nhắc vì nguồn vốn này có thể ảnh hưởng đến lạm phát và cần phải nằm trong điều tiết dòng tiền chung của cả nền kinh tế.

Bàn về tính khả thi của Đề án này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, nhu cầu NƠXH là thực và rất lớn nên vấn đề đặt ra là cần làm tốt trong thiết kế chính sách để thuận lợi trong quá trình triển khai thực thi. Theo đó, chuyên gia này cho rằng có một số vấn đề cần lưu ý: 1/Làm tốt khâu quy hoạch ở các địa phương; 2/Ngoài đối tượng chính sách nên mở rộng cho các lao động thu nhập thấp; 3/Quy trình, thủ tục vay chặt chẽ những không quá phức tạp; 4/Không nên quy định thời gian vay tối thiểu 10 năm như trước đây; 5/Có các biện pháp cụ thể để giảm thiểu, chống trục lợi; 6/Quan tâm đến cả hệ sinh thái liên quan đến các dự án NƠXH.

Cho rằng đây là một đề án lớn, phải trải qua nhiều cấp độ nhưng TS. Cấn Văn Lực kỳ vọng sẽ sớm hoàn thiện để có thể đi vào triển khai ngay từ quý III năm 2023.

Nguồn: Phát triển nhà ở xã hội: Quan trọng nhất là quy hoạch

20. Phát triển nhà ở xã hội: Cần thí điểm chính sách để “khơi thông” các điểm nghẽn

Yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 301 dự án NƠXH khu vực đô thị và nhà ở công nhân (NƠCN) khu công nghiệp, quy mô xây dựng khoảng 156 nghìn căn, với tổng diện tích 7,79 triệu m2.

Theo số liệu thống kê, hiện nay đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 454 nghìn căn (diện tích khoảng 22,7 triệu m2). Trong đó có 245 dự án với quy mô 300 nghìn căn hộ đang thực hiện thủ tục đầu tư và có 156 dự án với quy mô khoảng 157 nghìn căn hộ đang đầu tư xây dựng.

Với việc hoàn thành 7,79 triệu m2 sàn NƠXH (chỉ đạt khoảng 65% mục tiêu đề ra đến năm 2020) chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng người thu nhập thấp khu vực đô thị đang còn rất lớn. Thực tế này cho thấy, cả nước đang thiếu nguồn cung nhà ở xã hội

Cần một Nghị quyết thí điểm

Bên cạnh sự cấp thiết từ thực tiễn thì những vướng mắc về cơ chế, pháp lý cũng đang là rào cản không nhỏ làm “tắc nghẽn” định hướng phát triển nhà ở xã hội. Quá trình thực thi Luật Nhà ở 2014 đã không còn phù hợp với các mối quan hệ kinh tế, xã hội mới nên đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đối với các quy định về nhà ở xã hội.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua vào kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV (dự kiến tháng 10/2023).

Như vậy, nếu chờ đến khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua và có hiệu lực thi hành (dự kiến từ ngày 01/7/2024) thì sẽ không giải quyết được ngay những nút thắt, điểm nghẽn để đẩy mạnh phát triển nhà NƠXH, không đáp ứng kịp nhu cầu còn rất lớn từ xã hội. Mặt khác, sẽ ít có tác động tới thị trường BĐS đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc thời gian qua.

Vì vậy, trong giai đoạn này việc sớm nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển NƠXH là rất cần thiết và cấp bách.

Nguồn: https://baoxaydung.com.vn/phat-trien-nha-o-xa-hoi-can-thi-diem-chinh-sach-de-khoi-thong-cac-diem-nghen-349954.html

21. Nhà ở xã hội đang thiếu hụt nguồn cung trầm trọng

Đối với phân khúc nhà ở có giá trị thấp và nhà ở xã hội đang thiếu hụt nguồn cung trầm trọng. Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2022, cả nước có 682 dự án với 301.967 căn hộ. Dự án nhà ở xã hội có 150 dự án với 19.967 căn hộ.

Vì vậy, việc cải thiện và thúc đẩy nguồn vốn cho thị trường bất động sản này phải có những giải pháp thúc đẩy nguồn cung với các doanh nghiệp xây dựng phân khúc này.

Đối với đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng 110.000 tỉ đồng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy việc có riêng một gói tín dụng cho lĩnh vực này là cần thiết, để tăng cung nhà ở xã hội, giúp giảm mất cân đối với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, nguồn vốn từ đâu là vấn đề cần phải cân nhắc.

Với nguồn vốn từ tái cấp vốn, đây là cung ứng tiền ra với thời gian dài hạn trong 10 - 15 năm tới, có thể làm giảm tính linh hoạt của chính sách tiền tệ. Vì vậy, đối với nguồn vốn cần tính toán tổng thể trên cơ sở chính sách tiền tệ cũng đang thực hiện nhiều chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu như tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng…, cũng như phải dành nguồn vốn cho các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã họp với 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước và các ngân hàng này đã thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực này trị giá 120.000 tỉ đồng với lãi suất cho vay (cho cả người xây dựng và người mua nhà) thấp hơn từ 1,5 - 2 % lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ.

Nguồn: Nhà ở xã hội đang thiếu hụt nguồn cung trầm trọng

22. Ba kỳ vọng cho thị trường bất động sản, nhà ở xã hội sẽ được chú trọng hơn trong tương lai

Thứ nhất là Nghị định 65 sẽ được chấp thuận sửa đổi, giúp khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp từ quý III. Chuyên gia, doanh nghiệp nhìn nhận, Nghị định 65 đang theo hướng thắt chặt, chưa phù hợp với bối cảnh, khiến doanh nghiệp khó phát hành trái phiếu cũng như đáp ứng các yêu cầu về xếp hạng tín nhiệm, tài sản đảm bảo…

Thứ hai là việc nhà ở xã hội sẽ được chú trọng hơn trong tương lai. Nhà ở xã hội được xem là một giải pháp phá băng lúc này khi cùng lúc giải quyết được nhu cầu thực, vừa giúp thị trường vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên, suốt thời gian dài, phân khúc nhà ở xã hội gặp khó vì vướng mắc thủ tục, quy trình kéo dài trong khi lợi nhuận thu về rất thấp so với các dự án nhà ở thương mại.

Để giúp thị trường cân bằng, đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, Chính phủ đang đặt mục tiêu xây hơn 1 triệu nhà ở xã hội đến 2030; đưa ra nhiều chủ trương khuyến khích người có thu nhập thấp như hỗ trợ 2% lãi suất cho nhà dưới 2 tỷ;

Thứ ba, kỳ vọng khác của doanh nghiệp là lãi suất không tăng trong năm nay hoặc nếu có tăng, chỉ ở mức 1%.

Hiện nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất tiền gửi 0,3-1% một năm, đưa mặt bằng lãi suất huy động giảm 1-2% một năm so với năm ngoái, dao động trong khoảng 8,7-9% một năm.

Nguồn: 3 kỳ vọng cho thị trường bất động sản - VnExpress Kinh doanh

23. Cần ‘bộ ba’ cho nhà ở xã hội (2/3/2023)

Trao đổi với báo Tuổi trẻ, trong tuần này Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết Bộ Xây dựng sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước để chốt chính sách cụ thể

Vốn trăm ngàn tỉ cho nhà ở xã hội mới là đề xuất

Việc mới đây Bộ Xây dựng kiến nghị gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay rất được chú ý. Lý do là sau gói 30.000 tỉ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2013 - 2016 thì đến nay chưa có thêm gói vay nào cho nhà ở xã hội.

Để tạo lập khoảng 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân từ nay tới năm 2030, cần một nguồn lực lớn khoảng 849.500 tỉ đồng. Đề xuất khoảng 110.000 tỉ đồng mới đây của Bộ Xây dựng được xem như một nguồn “vốn mồi” để hút thêm vốn tư nhân vào phát triển phân khúc nhà ở của đa số người dân hiện nay.

Có vốn rồi quỹ đất ở đâu?

Trả lời câu hỏi về quỹ đất thì nhiều doanh nghiệp muốn tham gia các dự án nhà ở xã hội có thể trả lời ngay: “Rất khó!”. Thời gian dài vừa qua, giá nhà đất tăng phi mã nên doanh nghiệp khó chuẩn bị được nguồn đất “rẻ” phù hợp để làm nhà ở xã hội giá thấp. Quỹ đất làm nhà ở xã hội do vậy đang còn rất thiếu.

Có thể nhìn từ thực tế. Từ khi bắt đầu tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội từ năm 2005 nhưng đến nay, tại TP.HCM số lượng căn hộ nhà ở xã hội được xây vẫn còn ít ỏi so với nhu cầu. Từ năm 2006 đến nay, TP hoàn thành đưa vào sử dụng 32 dự án nhà ở xã hội, với chưa đầy 20.000 căn

Nếu tính giai đoạn này, trung bình TP.HCM xây được hai dự án/năm và mỗi năm xây được khoảng 1.200 căn, quá ít ỏi so với dự báo của chính Sở Xây dựng TP, giai đoạn 2021 - 2025, tại TP.HCM có đến hơn 244.000 người có nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội. TP có đưa kế hoạch dự kiến xây 30.500 căn, trung bình xây 6.100 căn/năm thì với tốc độ như dự kiến, phải mất 40 năm mới xây đủ nhu cầu của người thuê, mua nhà ở xã hội (với điều kiện không phát sinh nhu cầu mới).

Pháp lý rõ ràng doanh nghiệp mới dám làm

Muốn đề án tạo lập khoảng 1 triệu căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân từ nay tới năm 2030 thành công, Bộ Xây dựng có trách nhiệm chính rà soát lại những vướng mắc, nhiêu khê về thủ tục làm dự án nhà ở xã hội để trình Chính phủ (hoặc Chính phủ trình Quốc hội) sửa đổi, bổ sung theo hướng tinh gọn thủ tục vốn đang quá nhiêu khê. Bởi vì, ở góc độ chính sách, những doanh nghiệp làm dự án nhà ở xã hội là đang góp phần cùng Nhà nước đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động nghèo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết trong tuần này Bộ Xây dựng sẽ làm việc với Ngân hàng Nhà nước để chốt chính sách cụ thể. Phía các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng cho hay họ cần một chính sách dài hạn, chứ đang làm mà phải dừng vì một lý do nào đó thì gay. Gói của Bộ Xây dựng đề xuất cho phát triển nhà ở xã hội có tầm nhìn đến năm 2030.

Nguồn: Cần 'bộ ba' cho nhà ở xã hội - Tuổi Trẻ Online

24. Chính phủ ‘chốt’ gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ phát triển nhà ở xã hội

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì triển khai chương trình tín dụng (gói tín dụng) khoảng 120.000 tỉ đồng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là bốn ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất bình quân trung, dài hạn của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường.

Nghị quyết của Chính phủ xác định việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung, dài hạn của các địa phương.

Trong thời gian chờ Quốc hội thông qua Luật nhà ở (sửa đổi), để tháo gỡ tổng thể, đồng bộ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng, Chính phủ sẽ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để tháo gỡ ngay một số khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể gồm: giao đất để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội; quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; quyền lợi và ưu đãi chủ đầu tư; xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội.

Nguồn: Chính phủ 'chốt' gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ phát triển nhà ở xã hội - Tuổi Trẻ Online

25. Triển khai gói tín dụng 120.000 tỉ phát triển nhà ở xã hội

26. Hiện thực hóa 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Ông có thể chia sẻ về kết quả thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” ở thời điểm hiện nay?

Đến nay trên địa bàn cả nước đã có 475 dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp với quy mô 432.698 căn đã hoàn thành và triển khai đầu tư xây dựng, cụ thể: Đã hoàn thành 46 dự án với quy mô 20.210 căn; Đã khởi công xây dựng 120 dự án với quy mô 120.066 căn.

Đã có 309 dự án nhà ở xã hội với quy mô 292.422 căn được chấp thuận chủ trương đầu tư mới.

Ngoài các dự án đã được khởi công nêu trên, đã có 309 dự án với quy mô 292.422 căn được chấp thuận chủ trương đầu tư mới. Với kết quả đạt được nêu trên, nếu các địa phương, doanh nghiệp tập trung hoàn thành các dự án đã, đang khởi công và đã chấp thuận chủ trương đầu tư thì có thể đạt được mục tiêu trước mắt của Đề án đến năm 2025 (hoàn thành khoảng 428.000 căn) đã đề ra.

Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/hien-thuc-hoa-1-trieu-can-ho-nha-o-xa-hoi-258242.html