Cập nhật Ngành Phân bón Cuối năm 2023: TRIỂN VỌNG ĐẾN TỪ GIÁ URE TĂNG & NHU CẦU TIÊU THỤ PHỤC HỒI

, ,

GIÁ URE PHỤC HỒI KHI TRUNG QUỐC TẠM NGƯNG XUẤT KHẨU
-Trung Quốc hạn chế xuất khẩu urê trong bối cảnh nhu cầu từ Ấn Độ tăng cao sẽ hỗ trợ giá urê trong thời gian tới. Ấn Độ đang mở rộng diện tích trồng lúa để giải quyết tình trạng thiếu gạo do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ngoài gạo, nguồn cung đường cũng bị ảnh hưởng bởi El Nino. Ấn Độ chiếm 17% tổng sản lượng urê nhập khẩu từ Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2023.Do đó, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu urê sẽ hỗ trợ giá phục hồi đối với các doanh nghiệp sản xuất urê toàn cầu ngoài Trung Quốc trong thời gian tới.
-Việc tạm ngừng xuất khẩu của Trung Quốc có thể làm hạn chế nguồn cung trong ngắn
hạn và hỗ trợ tích cực cho đà hồi phục của giá phân bón trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng công suất urea của Trung Quốc dự kiến tăng thêm 4 triệu tấn trong 2023 và tiếp tục gia tăng thêm 6 triệu tấn vào năm sau (theo Ferti Metrics) sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các nước xuất khẩu chủ lực khác.

  • Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ ure hàng đầu thế giới. Các thị trường xuất khẩu phân bón lớn nhất của quốc gia này là Ấn Độ, Hàn Quốc, Myanmar và Australia.

    -Tính từ tháng 8, giá urê tại Ai Cập và Trung Đông dao động từ -7% đến +3%, giá urê Trung Quốc tăng 11%, trong khi giá urê tại Việt Nam tăng 20%. Điều này cho thấy giá urê Việt Nam đã bắt kịp đà tăng mạnh của giá urê trên thị trường quốc tế.


    -World Bank dự báo giá ure giảm 37% yoy trong năm 2023 và tiếp tục giảm 3% trong năm tiếp theo. Trên cơ sở cung cầu đã cân bằng sau một thời gian dài gián đoạn, giá phân bón vẫn đang trong xu hướng trở về nền giá trước COVID-19, nhưng đà giảm tốc đã chậm lại trong 2023. Tương tự, báo cáo của Fitch Ratings tại 06/2023 cũng cắt giảm dự phóng giá urea về mức giảm 53% so với 2022 sẽ duy trì ở vùng này cho giai đoạn trung hạn.

    Giá dầu tăng ảnh hưởng đến giá thành sản xuất phân bón
    -Gas và xăng dầu vốn ảnh hưởng mạnh đến giá thành sản xuất phân bón do giá gas chiếm tới khoảng 80-90% giá thành sản xuất amoniac - đầu vào quan trọng để sản xuất phân đạm ure.
  • Giá dầu FO kỳ vọng biến động tương quan với giá dầu Brent được dự báo bởi EIA. Giá dầu dự báo dao động trong khung 80-90$ năm 2023.

    Triển vọng nông nghiệp thúc đẩy nhu cầu của ngành phân bón
    -Vụ Đông Xuân đang bắt đầu nên nhu cầu dùng phân bón đầu vụ tăng cũng là yếu tố khiến giá hàng hóa này đi lên.
    -Nhiều quốc gia đưa ra lệnh cấm xuất khẩu khiến giá gạo tăng. Sau Ấn Độ, mới đây hàng loạt các nước như Nga, UAE và Myanmar đã áp dụng các biện pháp cấm xuất khẩu gạo tẻ. Hiện giá gạo đã tăng từ 10% - 15% so với trước khi có lệnh cấm. Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm cũng đang đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2008.
    =>Giá xuất khẩu gạo tăng và kì vọng duy trì trong dài hạn giúp kích thích nhu cầu tái canh vụ mới và kéo theo nhu cầu phân bón.

    Tải lên: image.png(1)…
    Diễn biến tình hình phân bón trong nước
    -Riêng với ure - mặt hàng Trung Quốc hạn chế xuất khẩu - công suất sản xuất của các nhà máy Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, Hà Bắc và Ninh Bình lên tới 2,86 triệu tấn một năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ ở ngưỡng 1,6-1,8 triệu tấn. Tượng tự với phân lân và NPK, trong nước nguồn cung cũng dư thừa. Do đó, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu ure trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới với giá hấp dẫn. Giá urê trong nước biến động tương quan với giá urê Thế giới, do đó kỳ vọng giá urê sẽ phục hồi theo xu hướng giá phân bón thế giới trong 2H.2023.


    Số liệu từ Hải quan cho thấy 8 tháng, Việt Nam nhập khẩu phân bón đạt gần 2,5 triệu tấn, tương đương 833 triệu USD, tăng 13% về lượng nhưng giảm 19% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là nguồn cung phân bón lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng phân bón nhập khẩu.

    =>Giá phân bón kỳ vọng đã tạo đáy nửa đầu năm và hồi phục vào nửa cuối năm 2023 do yếu tố mùa vụ, nguồn cung khan hiếm vào nửa cuối năm. Giá Urê trong nước có thể đã đạt mức thấp và khó giảm sâu hơn nữa, kỳ vọng giá Urê sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2023, tuy nhiên khó tăng mạnh như trong năm 2021 và 2022.
    Cập nhật giá phân bón trong nước:
    CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) đã nâng giá bán urê tại nhà máy lên 11.200 đồng/kg vào giữa tháng 9/2023, tăng khoảng 10% so với tháng trước. Ngoài ra, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) cũng tăng giá bán urê tại nhà máy lên 11.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá bón urê trong nước trong tháng 9/2023 đã tăng khoảng 24%-30% so với tháng 7/2023. Các doanh nghiệp trong ngành dự đoán giá bán urê sẽ tiếp tục tăng trong quý 4/2023.

    Một số DN nổi bật trong ngành
    Ngoài các điểm nhấn chung về ngành phân bón thế giới và trong nước. Efinkey đề xuất 2 mã cổ phiếu tiêu biểu trong nhóm là DCM và DPM. Một số điểm nhấn thêm cho DN như sau:
    DCM:
  • Nhu cầu tiêu thụ phân bón gia tăng do chăm bón cho vụ hè thu và thu đông sớm.
  • DCM chỉ tạm trích chi phí giá khí trong năm 2023 theo tỷ lệ phân bổ giữa mua từ quyền nhận của PVN và mua ngoài từ Petronas là 50%:50%, sau đó sẽ quyết toán lại theo tỷ lệ tiêu thụ thực tế với PVN vào thời điểm cuối năm. Vì vậy, nếu lượng khí thực tế mua từ Petronas thấp hơn 50%, DCM sẽ có thể hoàn nhập một phần chi phí khí đầu vào vào thời điểm cuối năm sau khi quyết toán với PVN.
  • Nhà máy urê hết khấu hao kể từ quý IV.2023 sẽ thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp từ năm 2024. Chi phí khấu hao năm 2023 là 800 tỷ. Hằng năm phải khấu hao gần 1000 tỷ. Do đó, chi phí khấu hao máy móc thiết bị trên doanh thu sẽ giảm từ mức 7% trong
    năm 2023 về gần 1% trong giai đoạn 2024-2029 (chủ yếu là chi phí khấu hao nhà máy
    NPK). Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và mở rộng BLNG, qua đó thúc đẩy
    lợi nhuận kể từ năm 2024. việc hết khấu hao nhà máy Ure là đòn bẩy giúp DCM có lợi nhuận tăng trưởng mạnh ~61%YoY trong 2024
  • DCM đã hoàn thành vượt tiến độ đợt bảo dưỡng tổng thể định kỳ năm 2023. Điều này đóng góp tích cực vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo nguồn cung phân bón phục vụ nhu cầu vụ đông xuân sắp tới.

    DPM
    |-|Giá phân bón tăng từ việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu |
    |—|—|
    |-|Sản lượng tiêu thụ nội địa được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh giá nông sản cao.|
    |-|DPM được hưởng lợi khi tỷ giá tăng. Doanh thu từ xuất khẩu đóng góp 18% tổng doanh thu của DPM trong 2022. Tỷ giá USD/VND đã tăng 2,2% kể từ đầu năm giúp các DN xuất khẩu hưởng lợi. |
    |-|Biên LN cải thiện: Tồn kho giá cao được hạch toán trong quý 2 nên các quý tới chi phí đầu vào giảm cộng với giá bán tăng giúp cải thiện biên LN |
    |-|Về dài hạn, Nhà máy NPK của DPM mới chỉ hoạt động 62% công suất trong năm 2022. Theo đó, chúng tôi cho rằng sản lượng và thị phần NPK của doanh nghiệp sẽ tăng trưởng khi nhà máy hoạt động với công suất tối đa.|

Nhà đầu tư có thể update thông qua liên hệ : 0357907815