Cập nhật nhanh ngành xây lắp

, ,

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp cho thấy giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Vẫn còn không ít khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, vẫn có điểm sáng ở một số doanh nghiệp.

Các thống kê của FIDT cho thấy, đến ngày 28/07/2024 đã có 62 doanh nghiệp xây lắp công bố báo cáo tài chính quý 2/2024. Trong đó, điểm đáng chú ý là sau 6 quý liên tục tăng trưởng âm, lợi nhuận của các đơn vị này đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy nhiên, phần lớn chỉ lãi mỏng và có nhiều vấn đề cần phải lưu ý.

Cụ thể, tổng doanh thu thuần của các đơn vị này đạt 8,972 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Lãi trước thuế đạt 1,482 tỷ, tăng hơn 754% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, thống kê cho thấy có đến 68% số công ty chỉ ghi nhận lãi dưới 5 tỷ. Trong đó, 39% đơn vị lãi dưới 100 triệu. Điểm đáng chú ý là động lực tăng trưởng lợi nhuận lại không đến từ phần hoạt động kinh doanh chính. Theo đó, lãi gộp của các công ty này chỉ đạt 1,627 tỷ đồng, tăng nhẹ 11% so với cùng kỳ năm trước.

Điều này hàm ý, tình hình tuy được cải thiện hơn trước, nhưng các doanh nghiệp đã phải rất nỗ lực để có được kết quả này và vẫn còn không ít thách thức trong 6 tháng cuối năm.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê hồi cuối tháng 6 vừa qua cũng cho thấy điều tương tự, khi có gần 69.3% doanh nghiệp xây lắp được khảo sát cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý II/2024 ổn định và tốt hơn so với quý I/2024. Tuy nhiên, vẫn có đến 30.7% đánh giá tình hình khó khăn hơn.

Trên thực tế, mới đây Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đã có quyết định hủy niêm yết đối với mã chứng khoán HBC của công ty CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình – một đơn vị có thâm niên tồn tại và tên tuổi không chỉ trong ngành xây lắp, mà còn trên thị trường chứng khoán. Lý do được HoSE đưa ra là công ty lỗ quá vốn điều lệ. Dữ liệu báo cáo tài chính của Hòa Bình cho thấy, chỉ trong 2 năm 2022-2023 đã lỗ hơn 3,678 tỷ, vượt cả số lãi tích lũy 17 năm trước đó.

Về các tác nhân ảnh hưởng đến việc kết quả kinh doanh, báo cáo của GSO cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp trong khảo sát đều đồng thuận, 1) giá vật liệu tăng cao, 2) không có hợp đồng xây dựng mới là 2 tác nhân lớn nhất. Các công ty trong ngành cũng dự báo, các yếu tố trên sẽ tiếp tục đứng đầu danh sách ảnh hưởng đến kết quả hoạt động trong quý 3/2024.

Qua bóc tách, FIDT nhận thấy, phần lớn doanh nghiệp trong ngành xây lắp hoạt động trong phân khúc dân dụng. Đây là nhóm chịu ảnh hưởng rất lớn bởi ngành bất động sản. Trên thực tế, năm vừa qua lĩnh vực địa ốc dường như “đóng băng” dẫn đến số lượng công trình xây mới không phát sinh nhiều. Đến nay, ngành đất đai chỉ vừa chớm ấm lên, nên tình hình có thể sẽ khó tích cực ngay trong ngắn hạn cho các doanh nghiệp xây lắp.

Khảo sát của GSO vừa qua cũng cho thấy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp vẫn còn thận trọng trong việc dự báo kết quả kinh doanh quý 3/2024. Cụ thể, chỉ có 28,8% kỳ vọng tình hình thuận lợi hơn. Phần lớn (43,1% doanh ngiệp) dự báo ổn định và có khoảng 28,1% đánh giá tình hình còn khó khăn.
Mặt khác, khảo sát của FIDT cho thấy, nhóm xây lắp công nghiệp lại đang có chiều hướng diễn biến tích cực hơn so với dân dụng, khi 6 tháng đầu năm FDI đã quay trở lại tăng trưởng dương, việc tìm kiếm các nhà xưởng kho bãi cũng đang sôi động hơn.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, lượng vốn FDI đăng ký đã quay lại tăng trưởng dương (+13%). Vốn FDI thực hiện cũng chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng hơn 8%. Trong đó, đáng chú ý là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, lượng vốn FDI đăng ký vào ngành này tại Việt Nam đã đạt hơn 6.8 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ khoảng 5.5 tỷ (tăng hơn 24%). Ngoài ra, tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo đã liên tục tăng lên trong 5 năm trở lại đây, từ 23% hồi năm 2020 đã lên đến 45% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Điều này cho thấy dòng vốn trực tiếp nước ngoài đang tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực chế biến chế tạo. Qua đó, nhu cầu bất động sản công nghiệp, xây lắp kỹ thuật công nghiệp cũng sẽ được đẩy mạnh hơn.

Báo cáo từ CBRE và JLL cho thấy thị trường bất động sản công nghiệp, phân khúc cho thuê kho và xưởng trong quý I/2024 còn không ít khó khăn, nhưng đã có một số tín hiệu tan băng và trong tương lai vẫn còn dư địa phát triển. Những kho xưởng mới, hiện đại sẽ có sức hấp thụ và giá thuê tốt hơn. Các đơn vị kinh doanh đang chuyển đổi mục đích sử dụng từ kho sang xưởng để đón đầu dòng vốn đầu tư và các nhà sản xuất đang ưu tiên thuê kho xưởng hỗn hợp. Giá thuê cũng đã nhích lên.

Trên cơ sở đó, FIDT đánh giá, nhóm xây lắp đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Vẫn còn không ít khó khăn và thách thức đối với tăng trưởng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này. Tuy nhiên, sẽ có những doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt, qua đó cổ phiếu của những công ty này cũng có thể phản ứng tích cực hơn so với mặt bằng chung ngành. Những doanh nghiệp này sẽ có đặc điểm:

1)Thuộc nhóm xây lắp nhưng thuộc phân khúc cơ điện (M&E), có bề dày kinh nghiệm và năng lực thi công, ưu thế công nghệ riêng; 2) Có lượng lớn hợp đồng ký mới (backlog) đặc biệt là nhóm tập trung vào phục vụ khách hàng công nghiệp, hoạt động được hưởng lợi nhiều từ dòng vốn FDI; 3) Tự chủ được phần lớn nguyên vật liệu đầu vào hoặc có chuỗi giá trị M&E toàn diện toàn diện.

Qua khảo sát thực tế, FIDT đánh giá có 2 doanh nghiệp là REE (mã REE) và Searefico (mã SRF) có thể đáp ứng khá nhiều những điều kiện kể trên và có nhiều tiềm năng.

Trước tiên, đây là 2 doanh nghiệp nằm trong top 3 nhà thầu cơ điện uy tín của Việt Nam có niêm yết. Trong đó, REE chuyên phục vụ phân khúc dân dụng; còn Searefico phục vụ phân khúc công nghiệp đón sóng trực tiếp từ FDI.

Xét về backlog đến cuối quý I/2024, REE đã ký mới 2,659 tỷ VND hợp đồng M&E (cả năm 2023 ký mới đạt khoảng 2,000 tỷ VND) trong đó chủ yếu đến từ dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành. Điểm rơi của REE có thể vào cuối năm 2025.

Trong khi đó, Searefico đã có khối lượng backlog lên đến 3.000 tỷ, vượt cả kế hoạch năm 2026. Các dự án mà SRF trúng thầu đa phần là các dự án thuộc phân khúc công nghiệp (có vòng đời thi công 6-8 tháng). Đồng nghĩa với việc phần lớn các hợp đồng đều có thể hiện thực hóa doanh thu trong nửa cuối năm nay hoặc đầu năm 2025. Các chủ dự án đều là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có dòng tiền mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán.

Bên cạnh đó, SRF còn có lĩnh vực chế tạo máy lạnh công nghiệp, sản xuất panel, cho thuê kho bãi, bất động sản công nghiệp. Những lĩnh vực không chỉ giúp bổ trợ cho mảng M&E, mà còn có thể chủ động sản xuất tìm kiếm cơ hội.

Như mảng lạnh công nghiệp của SRF đã có thể phục vụ nhiều tập đoàn lớn và khách hàng FDI gồm Calsberg, Vinamilk, và đều được các đơn vị này đánh giá cao về chất lượng.

Với mảng sản xuất panel, SRF đang nắm giữ công nghệ độc quyền, thân thiện với môi trường để làm lõi panel cách nhiệt PIR (khâu quan trọng quyết định giá trị tấm panel) và đã có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính cũng như được nhiều đơn vị lớn tin dùng như Aeon, Samsung, CocaCola.

Mảng bất động sản công nghiệp của tập đoàn, đang tọa lạc tại các vị trí đắc địa, hợp với chủ trương phát triển, đã chứng minh được sức hấp thụ tốt và. còn được kỳ vọng có thể tạo dòng tiền hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Qua đó, gia tăng biên lợi nhuận cũng như dòng tiền cho công ty.

Định hướng của SRF là trở thành tập đoàn công nghiệp và công nghệ. Trong đó, sản xuất (panel, lạnh công nghiệp) và bất động sản công nghiệp sẽ dần chiếm tỷ trọng cao hơn trong doanh thu và lợi nhuận. Mảng M&E/EPC sẽ tiếp tục tăng trưởng đều, trong đó định hướng là tập trung nhiều hơn vào các khách hàng công nghiệp, các dự án đòi hỏi công nghệ cao, đặc thù.

Câu chuyện của SRF có thể sẽ khá giống với REE trước đây. Khi mà tập đoàn cố gắng tìm những nguồn thu mang lại lợi nhuận cao hơn, dòng tiền tốt hơn. Trong suốt quảng thời gian chuyển mình, REE đã trở thành một thành viên của rổ VNDiamond. Với những tham vọng của SRF, nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể nhân viên, không khó để tập đoàn có một tương lai sáng.

1 Likes

SRF dòng tiền ko ngó luôn nhỉ