1/ THẾ GIỚI
Chứng khoán châu Âu/châu Á khởi sắc trở lại trước đợt cắt giảm lãi suất lần 2 của NHTW Châu Âu và tín hiệu cải thiện từ kinh tế Trung Quốc. Hai dữ liệu quan trọng CPI và PPI tháng 9 của Mỹ ủng hộ cho kịch bản FED cắt giảm lãi suất khi áp lực lạm phát giảm bớt và hướng về mục tiêu 2%.
TÂM ĐIỂM CHÚ Ý TUẦN NÀY: FED họp chính sách ngày 17 -18/09. Theo CME, thị trường đang kỳ vọng FED cắt giảm 25 điểm cơ bản hay 50 điểm với xác suất ngang nhau.
2024 là năm của các Cuộc bầu cử, cụ thể có hơn 40 cuộc bầu cử trên toàn cầu, các sự kiện kéo dài nửa cuối 2024 và cách nhau 2-3 tháng đỉnh điểm là bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này, với kế hoạch tăng thêm chi tiêu hỗ trợ thị trường hoặc cắt giảm thuế suất sau bầu cử và dòng vốn đầu tư trên toàn cầu thận trọng, hoãn đầu tư vốn đến sau bầu cử.
2/ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Tín dụng tính đến tháng 8.2024 ở mức 7.2% với nền lãi suất tiếp tục ở vùng đáy nếu tiếp tục tăng là tín hiệu của nền kinh tế phục hồi à nhu cầu mở rộng SXKD, tăng nhu nhập cho các DN niêm yết
Tỷ giá nội địa giảm nhanh trong ngắn hạn, theo xu hướng toàn cầu USD/VND giảm về 24.500. Tạo điều kiện NHNN khả năng cao quay lại mua USD, tăng cung tiền, tăng thanh khoản cho nền kinh tế cũng như hệ thống Bank và cho Chứng khoán à nhìn xa hơn là giảm áp lực bán ròng của Nước ngoài.
Đây là 2 yếu tố quan trọng tác động đến Chứng khoán thời gian tới, yếu tố tích cực cho Dài hạn.
Số liệu kinh tế - xã hội tháng 8.2024 phục hồi nhưng thiếu sự lan tỏa, Xuất khẩu, Đầu tưu và Tiêu dùng có cải thiện nhưng chủ đạo xoay quanh FDI, còn thực tế Tiêu dùng và Đầu tư tư nhân chưa phục hồi như kỳ vọng.
Tháng 9 -10 sẽ cung cấp nhiều thông tin liên quan đến việc sửa đổi các Luật quan trọng như: Luật thuế VAT, Luật Thuế TNDN và 1 luật sửa nhiều luật (trong đó có Luật Chứng khoán và Luật Đầu tư công).
Từ 16 - 20/9, UBND tỉnh Bình Dương họp thông qua các dự thảo Nghị quyết liên quan Bất động sản. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho nhiều dự án BĐS đang chờ pháp lý ở tỉnh này. Hiện tại một số công ty BĐS có dự án khu này điều chỉnh kỳ vọng sẽ đạt được các tính tiền Sử dụng đất trong tháng 10 khá nhiều.
Số lượng tài khoản mở mới cao trong tháng 8: thực tế việc mở mới không nhiều, chủ yếu theo yêu cầu định danh lại hoặc đóng mở lại để hưởng một số quyền lợi mới hay Chính sách kết hợp hãng bay và các ví điện tử để mở rộng thị phần của một số CTCK
→ Không phải nhu cầu thực, số tiền bơm ròng trên thị trường không lớn, đã cân khoản rút ròng hơn 3 tỉ USD của Nước ngoài tính từ đầu 2024.
VNIndex giao dịch tích lũy biên độ hẹp, giảm nhẹ 0,77%. GTGD bình quân sàn HOSE 17,5k tỷ/phiên với độ lan tỏa thấp và tiếp tục thu hẹp. 3 nhóm có vốn hoá lớn nhất trên TTCK là Bank, CK & BĐS liên tục tăng vốn nhanh, tạo ra áp lực cung lớn lên TTCK giai đoạn tới.
Khối ngoại bán ròng 1.200 tỷ. GT bán ròng từ đầu năm là 65,87k tỷ. Các ETFs rút ròng 104 tỷ, tổng rút ròng từ đầu năm -20,3k tỷ, vẫn là ở Fubon ETF.
3/ QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN
Ngắn hạn VNIndex quay lại nhịp giảm trước lo ngại thiệt hại kinh tế do bão Yagi với 4/5 phiên giảm điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm và THIẾU NHÓM LEADER.
Thanh khoản ở mức thấp, GTGD trung bình 13,8k tỷ/tuần (-21% so với tuần trước) – thấp nhất kể từ tháng 5.2023. Trong tuần nổi trội có nhóm F&B, Hóa chất và Công nghệ thông tin thu hút dòng tiền, nhưng tính chất nhỏ và không mang tính định hướng hay dẫn dắt thị trường.
Điểm tích cực
-
Xu hướng phục hồi kinh tế duy trì
-
Các rủi ro lớn trên thị trường trong ngắn hạn như Sự kiện thay đổi bộ máy nhân sự Đảng và Chính phủ, Vĩ mô (Tỷ giá, Rủi ro tăng lãi suất) hay Thế giới (Rủi ro suy thoái, DXY tăng) đã dần vơi bớt.
Điểm chưa tích cực
-
Tín hiệu bán gãy trend ngắn hạn ở một số cổ phiếu trụ như VNM GAS MSN… Cần quan sát thêm nếu nhóm này tiếp tục điều chỉnh là tín hiệu không tốt cho chỉ số.
-
Dòng tiền yếu luân phiên ở các nhóm như F&B – Hóa chất – CNTT nhưng không mang tính dẫn dắt, các NHÓM LỚN như BANK CHỨNG THÉP phân hóa form tăng – giảm rõ rệt từng cổ trong ngành, không có sự lan tỏa.
-
Nước ngoài duy trì bán ròng 1,13k tỷ trong tuần, Fubon ETF tiếp tục rút ròng mạnh 212 tỷ - tổng GT các quỹ ETF rút ròng 20,8k tỷ tính từ đầu năm.
Nếu khỏe vận động đi ngang quanh 1.25x hấp thụ cung hàng + Xuất hiện leader và Dòng tiền cải thiện với xu hướng chính tăng - chỉnh luân phiên, tạo đáy nâng. Tiêu cực, lực bán gia tăng mạnh nhún sâu 1.22x thì sẽ cần thời gian tái tích lũy và xây lại form tăng ở các CP.
Về nhóm ngành: Midcaps tăng mạnh mẽ trong 2024 trong khi Trụ hay VN30 không quá nổi bật, sang 2024 câu chuyện lại đảo ngược khi Midcaps bị bán rất quyết liệt và mạnh mẽ, Trụ + Bank lại được neo giữ giá.
→ Giai đoạn giao thoa đến khi nhóm Midcaps về vùng định giá hợp lý và nhóm Cổ phiếu lớn neo giữ, cần bằng phản ánh triển vọng Kinh doanh và Lợi nhuận sắp tới. Nên có 1 cổ VN30 trong danh mục.*
WATCHLIST