Về TÍN PHIẾU: Giai đoạn thị trường tiền có phần rẻ hơn tuy nhiên không dư dả khi bank không giải ngân được. Tình trạng này xảy ra thì động thái hút là bình thường, từ đầu năm trở lại đây kênh này cũng được xử dụng nhiều và có đợt hút tới 200k tỷ. Tuy nhiên với lần này khác do lượng lượng OMO giai đoạn này không hề dử dả.
- Chỉ số DJ gãy MA200, DXY vượt đỉnh và bond 10 năm của Mỹ tăng mạnh.
- GDP 3 quý đầu năm duy trì ở mức thấp, quý 3 mới tăng 5,33%, áp lực lớn cho tăng trưởng quý 4. Việc hoàn thành chỉ tiêu ban đầu là bất khả thi nên triển vọng thị trường sẽ khó khăn hơn 3 quý đầu năm. Khi bước vào quý 4 tỉ giá và giá dầu neo cao
- Trong cơ cấu GDP quý 3 thì nhóm du lịch và dịch vụ chiếm ưu thế. Trong nhóm sản xuất công nghiệp tụt dốc đơn cử là PMI giảm nhẹ trở lại dưới ngưỡng 50đ, trong đó có nhóm hóa chất thể hiện tốt: quý 4 vẫn sẽ ưu tiên nhóm này: DCM DPM.
Về chính sách cho vay: Kể từ ngày 1.10, các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ tối đa sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn ở mức 30% thay cho 34% trước đây. Nhiều doanh nghiệp lo lắng vốn vay sẽ hạn hẹp hơn.
‘Siết’ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn => ÁP LỰC TĂNG VỐN CHO NHÓM BANK.
- Nhóm bán lẻ hồi phục lại nhưng vẫn chưa thấy điểm sáng.
- Một vài nhóm hưởng lợi xuất khẩu có thể chú ý: HAH GMD ANV.
ĐỐI VỚI NHÓM CHỨNG KHOÁN: Giai đoạn quý 3/2023 nhóm này đã có 1 quý khá thăng hoa khi thanh khoản thị trường tăng mạnh và danh mục tự doanh hiệu quả. Tuy nhiên giai đoạn hiện tại nhóm này đang có phần hơi nóng. Sau giai đoạn giảm vừa rồi thì phần lớn nhóm này đều chạm về vùng nền trước đó và bật hồi nhẹ. VẪN ƯU TIÊN HỒI ĐỂ TẠM THOÁT. Bên cạnh đó thông tư 06 cũng sẽ tác động không tốt tới nhóm này khi kiểm soát về nguồn vốn huy động ( HAY CÒN GỌI NGUỒN VAY 3 BÊN) . Trước đó giai đoạn 2014 cũng có chính sách tương tự: về tỉ lệ tín dụng cho vay và điều kiện cho vay. => CÓ THỂ HIỂU CƠ BẢN LÀ SIẾT NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG Ở NHÓM NÀY. Và năm 2014 khi ra thông tư trên thị trường cũng tạo đỉnh ở tháng 9.
ĐỐI VỚI NHÓM THÉP: Vẫn đang khó khăn ở core chính khi giá thép không tăng và nhu cầu théP chưa cải thiện.
- HPG: Đây là cổ phiếu được khối ngoại mua mạnh giai đoạn tháng 11,12/2022 và hiện tại khối ngoại đang muốn tháo hàng. ACE ai cầm HPG chú ý.
- HSG NKG có chút hưởng lợi theo hiệu ứng xuất khẩu tôn nhưng không nhiều.
KHỐI NGOẠI: Gần 5.000 tỷ đồng rút khỏi thị trường thông qua ETF, DUY TRÌ ĐÀ BÁN RÒNG MẠNH Ở THÁNG 9.
ĐIỂM SÁNG: Nằm ở vốn FDI dự kiến và dự trữ ngoại hối tăng khi từ đầu năm tới giwof đã mua vào 6 tỷ USD
ĐỐI VỚI NHÓM BĐS: sẽ là nhóm nhiều triển vọng. Khi hàng loại các sai phạm về BĐS năm 2022 đang được tháo gỡ nhanh và gọn. Các thủ tục được xúc tiến nhanh thì vấn đề tắc nghẽn dòng tiền ở nhóm này sẽ được giải quyết và tâm lý cũng sẽ nhẹ nhàng hơn.
Với điểm số VNINDEX: vẫn chưa có sự ổn định ở mốc 115x, cầu mua chủ động lên chưa thực sự muốn tham gia ở vùng này. Việc điều chỉnh để đi lên là không tránh khỏi, tại quý 4 này chúng ta kì vọng thị trường sideway chủ đạo và sẽ tập trung nhiều vào những case cổ phiếu đơn lẻ hơn là điểm số. Thanh khoản duy trì thấp và chưa có dòng dẫn nên rất dễ bị đạp bất thình lình, nhóm midcap tăng mạnh giai đoạn vừa rồi ưu tiên né do chiết khấu chưa đủ hấp dẫn.
HÃY LÊN KẾ HOẠCH ĐỂ MUA NHIỀU CỔ PHIẾU Ở VÙNG HẤP DẪN