Báo cáo ngành Thủy Sản 2022 : Duy trì đà tăng trưởng tích cực nhưng việc định giá lại là một thách thức
Diễn biến ngành: Nguồn cung và logistics của ngành thủy sản khi nhu cầu đã tăng dần tại các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu do HORECA (Hotel – Restaurant – Catering/Café) dần mở cửa trở lại trong năm bị tác động tiêu cực do chuỗi giá trị thủy sản tiếp tục bị gián đoạn:
- Việt Nam Q3/2021 đối mặt với biến chủng Delta, ảnh hưởng đến ngành thủy sản quy mô nhỏ và tình trạng thiếu lao động, áp lực về chi phí lạm phát , bao gồm cả nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi.
- Các công ty xuất khẩu phải chịu chi phí gia tăng do thiếu container, giá cước vận chuyển tăng (chi phí vận chuyển từng chiếm 1,5% doanh thu so với 4,5% doanh thu trong năm 2021 của các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam) và tình trạng tắc nghẽn kéo dài.
- Về xuất khẩu cá tra sang Mỹ, Việt Nam dẫn đầu (+50% so với cùng kỳ). Về xuất khẩu tôm sang Mỹ và Châu Âu, Việt Nam hiện đứng thứ 2 (chỉ sau Ecuador,+23%/+13% so với cùng kỳ), tuy nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc (-25% so với cùng kỳ)
- Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 11T2021 đạt 8 tỷ USD (+3,7% so với cùng kỳ), trong khi xuất khẩu tôm đạt 3,5 tỷ USD (+2,9% so với cùng kỳ) và kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD (+2,5 % so với cùng kỳ). VASEP dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,9 tỷ USD (+5,7% so với cùng kỳ).
- Sự phục hồi đang diễn ra và kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt mức cao nhất trong tháng 11/2021 (178 triệu USD, +23% so với cùng kỳ) khi các nhà máy đạt mức công suất bình thường. Hệ số P/E trung bình của ngành trong quá khứ là 7-9x. Hiện tại, cổ phiếu ngành thủy sản năm 2021 đang giao dịch với hệ số P/E 11-13x, điều này phản ánh sự thay đổi của ngành trong năm 2021 và triển vọng tích cực cho năm 2022.
- Năm 2021, ngành thủy sản tăng 54,3% so với đầu năm, cao hơn so với chỉ số VNIndex +20,5% so với đầu năm.
- Các doanh nghiệp có hiệu quả tốt đáng chú ý bao gồm: IDI (+98%), FMC (+58%), VHC (+56%), MPC (+53%), ANV (+41%) và CMX (+22%).
Triển vọng ngành: Xuất khẩu thủy sản vẫn có những yếu tố thuận lợi để có thể đạt được mục tiêu và bứt phá trong năm 2022:
- Xuất khẩu tôm, cá tra sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng mạnh vào năm 2022 khi nhu cầu của Mỹ tăng và Việt Nam chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với dịch COVID-19.
- Bộ Thương mại Mỹ (DOC) không áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm cá tra của Vĩnh Hoàn, Nam Việt… và tôm của Minh Phú nhờ sản phẩm minh bạch về nguồn gốc. Thủy sản Việt Nam có được lòng tin của thị trường Mỹ nên giá sản phẩm đều cao hơn các đối thủ.
Rủi ro :
- Các biến chủng mới của dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc giao thương giữa các quốc gia vẫn còn khó khăn, giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm.
- Yếu tố biến đổi khí hậu, thiếu hụt nguồn nước cấp cho vùng ĐBSCL gây khó khăn cho quá trình nuôi trồng thủy sản.
- Yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, thẻ vàng của EC chưa được tháo gỡ, cường lực khai thác ở mức cao trong khi nguồn lợi thủy sản đang có xu hướng suy giảm
=> 2021 là một năm sóng gió và thăng hoa của thủy sản Việt Nam. Với những diễn biến tích cực ở thị trường cuối năm, xuất khẩu thủy sản năm 2022 có thể có giữ được phong độ?
Hãy cùng thảo luận với Team Tranh Tím để tìm ra mã cổ phiếu tốt nhất!
*Nguồn tham khảo : SSI