Cập nhật Triển vọng các Ngành

tinh hinh giua Nga-Ukraine nhóm phân duoc hưởng lợi nhất, q1-2 tăng trưởng tốt

:cityscape: BÁO CÁO NGÀNH BĐS KHU CÔNG NGHIỆP :cityscape:

Động Lực Tăng Trưởng:

- Dòng vốn FDI gia tăng dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu thuê các KCN, đặc biệt là khi ngành công nghiệp chế biến & chế tạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn. Trong khi đó, diện tích các KCN còn lại khá hạn chế.

:point_right: Nhu cầu thuê đất tại các KCN Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực:

  • Việc mở cửa đường bay và áp dụng hộ chiếu vaccine để phục hồi nền kinh tế giúp các hợp đồng đã ký MOU hoàn tất các thủ tục đầu tư.

  • Tỷ giá VNDUSD ổn định hơn so với các quốc gia khác trong khu vực

  • Các chính sách miễn giảm thuế thu hút FDI của Việt Nam

  • Dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam khi Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì chính sách Zero Covid.

- Ngoài ra, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định 35, có hiệu lực từ ngày 15/7/2022, thay thế Nghị định 82 hiện hành về KCN và khu kinh tế. Nghị định này được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện môi trường pháp lý và rút ngắn thời gian phê duyệt thành lập và điều chỉnh quy hoạch tổng thể đối với KCN.

Theo JLL, dòng vốn FDI chảy vào bất động sản KCN và hoạt động sản xuất ở phía Bắc vẫn thể hiện mức tăng trưởng mạnh mẽ. Nổi bật là các dự án VSIP Bắc Ninh tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD và dự án nhà máy chế tạo của Tập đoàn Goertek tăng vốn gần 306 triệu USD.

Theo JLL, các KCN phía Nam ở Bình Dương và Long An tiếp tục là điểm sáng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tiêu biểu là KCN VSIP 3, Long An cũng đón nhận dự án đầu tư nhà máy trị giá hơn 136 triệu USD của Coca Cola ở KCN Phú An Thạnh

:arrow_right: Tuy vậy, nguồn cung KCN vẫn còn hạn chế mặc dù thủ tục pháp lý được giảm bớt

Đền bù giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ dự án do:

  • Chi phí đền bù tăng mạnh. Khung giá đất cho giai đoạn 2020-2024 được ban hành ở hầu hết các tỉnh thành phố với mức giá tại các trung tâm công nghiệp tăng mạnh

  • Đền bù giải tỏa đặc biệt với các hộ dân cư hiện hữu gặp khó khăn do chênh lệch giá bồi thường giải phóng mặt bằng quá lớn và khó giải quyết với các hộ dân không hợp tác kiểm kê

Các Cổ Phiếu Đáng Chú Ý:

Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của các DN KCN tăng trưởng tích cực với tổng doanh thu đạt mức 38.294 tỷ đồng (+25% YoY) và LNST kế hoạch đạt mức 12.317 tỷ đồng (537% YoY).

image

Các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất sẵn sàng cho thuê như SZC, IDC, KBC, VGC, BCM có lợi thế do

  • Nguồn cung mới vẫn còn hạn chế khi các khu công nghiệp mới duyệt quy hoạch đến 2-3 năm sau mới đi vào hoạt động
  • Giá thuê tại các khu công nghiệp hiện hữu vẫn tăng với mức trung bình đạt 8-20% YoY tại các KCN như Châu Đức, Phú Mỹ, Bàu Bàng, Yên Phong…

Kỳ vọng với sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sẽ giúp các doanh nghiệp này nhanh chóng gia tăng diện tích đất cho thuê.

  • SZC tiếp tục cho thuê tại KCN Châu Đức với diện tích đất thương phẩm sẵn sàng cho thuê còn lại đạt hơn 300 ha

  • IDC tập trung cho thuê KCN Hựu Thạnh, Phú Mỹ II và Phú Mỹ II mở rộng với lợi thuế diện tích đất đền bù liền thửa đủ với diện tích đất sẵn sàng cho thuê đạt hơn 500 ha

  • KBC tập trung vào KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tân Phú Trung và Quang Châu

  • VGC chủ yếu cho thuê các KCN mới như Đồng Văn IV, Phú Hà

  • BCM tập trung cho thuê tại KCN Bàu Bàng mở rộng

*Nguồn SSI
Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:
:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-fanpage
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-website

4 Likes

TRIỂN VỌNG THỦY SẢN 2022

4 Likes

TẠI SAO NHÓM CỔ PHIẾU DẦU KHÍ GIẢM MẠNH HÔM NAY???

  • Sự tương quan cổ phiếu Dầu khí với giá dầu Brent:

Giá cổ phiếu Dầu khí thường có sự tương quan với giá dầu Brent thế giới. Sau thời gian 5 tuần giá dầu tăng chống mặt. Thì vừa qua giá dầu có 1 tuần giảm.

Cụ thể, giá dầu Brent giảm 10 USD/ thùng, hiện tại được giao dịch ở mức 112 USD/thùng. Với dự báo còn giảm trong tương lai xuống hổ trợ 96-100usd/ thùng. giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 13,1 USD từ đỉnh , xuống mức 108 USD/thùng.

Ảnh chụp Màn hình 2022-06-20 lúc 10.46.02

Ảnh chụp Màn hình 2022-06-20 lúc 13.19.03

  • Sự chệnh lệch của giá cổ phiếu với giá hàng hàng hoá:

Giá cổ phiếu nhóm Dầu khí khi hiện tại đang sư chênh lệch âm so với giá hàng hoá

  • Dự kiến FED tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát:

Sau khi FED công bố tăng 75 điểm thì dự báo tháng sau tiếp tục tăng lãi suất 50 điểm. Theo JOhn Kilduff đối tác của Again Capital LLC ơ New York khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất và thắt chặt tiền tệ khiến nhu cầu năng lượng giảm.

  • Cung dầu cải thiện:

Mỹ trong tuần này chỉ bổ sung thêm 4 giàn khoan dầu.

Nga kỳ vọng tăng xuất khẩu dầu trong năm 2022 bất chấp các lệnh trừng phạt của Phương tây và lệnh cấm vận của Châu ÂU
Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:
:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-fanpage
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-website

5 Likes

CẬP NHẬT NGÀNH BẢO HIỂM:

Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV vào ngày 16/6/2022 hiệu lực từ ngày 1/1/2023 với điều khoản chuyển tiếp

  • Phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới:

Thời gian Bộ tài chính phê duyệt khá dài nếu phê duyệt từng sản phẩm làm chậm kế hoạch ra mắt sản phẩm mới của doanh nghiệp kinh doanh .

  • Đề xuất về việc ép buộc mua sản phẩm bảo hiểm của các tổ chức tín dụng:

Một số ngân hàng đã đưa ra lựa chọn cho khách hàng có thể vay vốn với lãi suất cho vay ưu đãi (khoảng 20-80 điểm cơ bản) nếu họ chọn mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hoặc vay vốn với lãi suất thông thường nếu không chọn mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Theo quan điểm của SSI research trong trường hợp tất cả các ngân hàng chuyển đổi sang cách thức này, việc bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại ngân hàng có thể không bị coi là một hình thức ép buộc.

  • Về bảo hiểm vi mô:

Dự thảo đã bỏ mức trần đối với phí bảo hiểm vi mô (không vượt quá 6% thu nhập bình quân đầu người hằng năm của chuẩn cận nghèo ở khu vực thành thị) để đảm bảo sự cân đối giữa mức phí mua bảo hiểm và mức độ rủi ro của sự kiện bảo hiểm. Theo đó, số tiền bảo hiểm trên từng hợp đồng và phí bảo hiểm hằng năm cho từng người được bảo hiểm của một hợp đồng không vượt quá mức tối đa theo quy định của Chính phủ .

  • Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm có dấu hiệu chững lại so với đầu năm:

Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong Q1/2022 đạt 55,5 nghìn tỷ đồng (+14,6% so với cùng kỳ), trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ lần lượt đạt 38,4 nghìn tỷ đồng (+14,6%) và 17 nghìn tỷ đồng (+14,7%). Doanh thu phí khai thác mới (NBP) giảm lần thứ 2 trong nhiều năm (đạt 10,8 nghìn tỷ đồng, -9,8% so với cùng kỳ). Một số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ghi nhận sự sụt giảm mạnh về số lượng đại lý trong Q1/2022. Trong tháng 4, đà tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm duy trì ổn định giữa các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (+14,5% so với cùng kỳ) và giảm nhẹ ở các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (+12,6% so với cùng kỳ).

5 Likes

CẬP NHẬT NGÀNH DỆT MAY

  • Hiệp định FTA mới ký kết:

Các hiệp định FTA bao gồm EVFTA và RCEP có hiệu lực cuối năm ngoái và đầu năm nay đã tạo đà cho xuất khẩu ngành dệt may sang EU và khối nước ASEAN.

  • Kinh ngạch xuất khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 18,7 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ). Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ đạt 7,6 tỷ USD (+27% so với cùng kỳ, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc.
Ảnh chụp Màn hình 2022-06-27 lúc 13.14.45

  • Hưởng lợi từ chính sách Zero Covid Trung Quốc:

Đơn đặt hàng của công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng đến tháng 11/2022 do sự dịch chuyển đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

  • Chi phí tăng tác động đến biên lợi nhuận:

Giá bông và dầu tăng lên cùng với chi phí logistics neo ở mức cao làm cho giá sợi nhập khẩu bình quân tăng 10% so với T5/2022 ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp sản xuất trong nước có phần lớn đơn hàng FOB.

Ảnh chụp Màn hình 2022-06-27 lúc 09.10.50

  • Rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng:

Khách hàng chỉ đặt hàng trước 3 tháng thay vì 6 tháng . Vì vậy ước tính tăng trưởng doanh thu dệt may sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm và 2023.

  • Tác động của nền kinh tế Mỹ:

Mỹ là đối tác xuất khẩu chính ngành dệt may lớn của Việt Nam, nền kinh tế Mỹ đang chịu áp lực suy yếu và mức làm pháp cáo trong 6 tháng cuối năm 2022 VÀ 2023. Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:

:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-fanpage
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-website

2 Likes

Lạm phát thì chỉ nghành thu phí BOT ngon lành

CII nguồn tiền ổn định và tình hình tài chính ngày càng tốt

Tóm tắt tình hình CII
Lãi 2 quý 700 tỷ tương đương EPS 3000 chưa tính quý 3,4
Dự án BOT xa lộ hà nội và cao ốc 152 điện biên phủ bắt đầu khai thác và đã mang lại hiệu quả bằng việc trả trước lãi và gốc nợ vay, dự tính đến quý 1/2023 vay nợ từ 6470 tỷ chỉ còn 3700 tỷ tức giảm 2700 tỷ nợ
Lý do vì sao có thể giảm vay nợ và đảm bảo tăng trưởng báo cáo tài chính?
Từ quý 3/2022 sẽ thu phí cao tốc TRUNG LƯƠNG MỸ THUẬN với giá cao hơn so với các cao tốc khác và tuyến này lưu lượng xe rất rất cao. Bên cạnh đó giá thu phí sẽ tăng 15% sau mỗi 3 năm
Dự án The RIVER sẽ book lợi nhuận vào quý 3/2022 sau khi hoàn thiện vào quý 2/2022 sẽ bàn giao và hạch toán
Có thể thấy dòng tiền với CII trong hiện tại, tương lai là ổn định
Gía đang vùng đáy 3 năm trong khi khả năng tăng trưởng phải tính bằng thập kỷ

Link tham khảo :

https://vietnambiz.vn/cii-lai-rong-…phieu-con-khoang-6400-ty-2022621114414792.htm

https://vnexpress.net/phi-tuyen-tru…t-cao-nhat-432-000-dong-moi-luot-4476328.html

https://nguoiquansat.vn/cii-uoc-lai-quy-ii-2022-tang-gap-4-lan-yoy-62108.html

https://vietnambiz.vn/cii-lai-rong-…phieu-con-khoang-6400-ty-2022621114414792.htm

Chưa bao gồm 96 ngàn m vuông đất tại thủ thiêm quận 2

2 Likes

CẬP NHẬT NGÀNH NGÂN HÀNG

Quý 1/ 2022:

  • Tín dụng tăng cao nhất trong nhất 4 năm gần đây tăng 18,56% so với cùng kỳ.
  • Tiền gửi toàn hệ thống bật tăng 3,6% so với đầu năm.
  • Biên lãi ròng tăng nhẹ so với đầu năm, tiền gửi không kỳ hạn tại nhóm quốc doanh cải thiện khi thực hiện miễn phí giao dịch.

=> doanh thu hoạt động tăng 22,21% so với cùng kỳ.

  • Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức cao 1,42% do các doanh nghiệp vẫn chưa phục hồi sau dịch.
  • Tổng chi phí tăng 14,5% so với cùng kỳ, là mức tăng nhẹ nhờ tối ưu hoá chi phí hoạt động.

Triển vọng tương lai:

  • Định hướng siết chắt BĐS và đầu tư TPDN chỉ mang tính ngắn hạn nhờ sự hồi phục kinh tế chung. Lợi nhuận trong năm dự báo tăng trưởng mạnh

  • TPDN và cho vay lĩnh vực BĐS được kiểm soát chặt hơn:

Ngắn hạn tiêu cực đến khả năng tái cơ cấu nợ của tổ chức phát hành , doanh nghiệp BĐS chưa niêm yết rủi ro tiềm ẩn với NHTM.

Dài hạn vì sẽ tạo ra khung pháp lý hoàn thiện hơn cho thị trường TPDN.

Định giá hấp dẫn:

  • Định giá ngành ngân hàng hiện tại theo P/B (1,6x) đã giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm (2,0) và thấp hơn so với VN – Index chiết khấu về mức hấp dẫn về chính sách tín dụng BĐS, TPDN, lạm phát…

Các ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn:

5 Likes


:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: Vẽ Tranh Tím Cổ phiếu
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-website

5 Likes

NGÀNH THÉP - KHI NÀO QUAY TRỞ LẠI? :point_right: :point_right:

:earth_asia: Diễn Biến Ngành:

  • Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 6/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 16,576 triệu tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tiêu thụ thép thành phẩm đạt 15,131 triệu tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2021

Nhập khẩu

  • Trong 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu phế liệu của cả nước lên tới khoảng 2 triệu tấn, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, sản lượng nhập khẩu thép giảm 12% xuống còn 5,3 triệu tấn.

  • Thị trường nhập khẩu chính chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Australia

Xuất khẩu

  • Trong 5 tháng đầu năm 2022, cả nước đã xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn thép các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,1 triệu USD. Mặc dù ghi nhận mức giảm về sản lượng xuất khẩu khoảng 17,8% nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 14,8%

  • Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu thép sang ASEAN chiếm hơn 34%, các thị trường khác tuy sụt giảm về lượng nhưng hưởng lợi về giá nên kéo theo trị giá xuất khẩu tăng.

:arrow_upper_right: :interrobang: Thách Thức Nào Cho Ngành Thép?

Nhu cầu trong nước giảm khoảng 6% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022 đến từ các yếu tố:

  • Giá thép cao, cùng với sự gia tăng của các chi phí vật liệu xây dựng khác khiến hoạt động xây dựng bị đình trệ.

  • Lo ngại về việc giá thép tạo đỉnh, khiến các nhà phân phối tạm dừng việc dự trữ hàng tồn kho.

  • Các chính sách quản lý siết chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản.

Giá thép xây dựng tại Việt Nam đã giảm khoảng 11% so với mức đỉnh vào tháng 3, trong khi giá thép HRC cũng giảm 25% so với mức đỉnh vào đầu tháng 4, theo diễn biến của giá thép thế giới.

Lạm phát tăng khiến nhu cầu xây dựng giảm. Từ Q3/2021 việc giá than tăng cao đã trực tiếp gây áp lực tăng giá lên toàn bộ ngành vật liệu xây dựng và nhiên liệu.

Xuất khẩu vẫn ổn định trong quý 2 năm 2022, nhưng có thể giảm tốc trong các quý tới.

  • Là do nhu cầu giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt (đặc biệt là Mỹ và EU (chiếm 60% đến 70% sản lượng xuất khẩu)

  • Bị ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp bảo hộ mà EU áp đặt ( EU áp mức hạn ngạch 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng đối với Việt Nam)

:heavy_check_mark: :heavy_check_mark: Bên Cạnh Những Thách Thức, Điểm Sáng Triển Vọng Vẫn Luôn Tiềm Ẩn

  • Giá nguyên vật liệu giảm có thể giúp giảm chi phí sản xuất của các công ty trong các quý tiếp theo. Cụ thể giá than cốc đã giảm 36% so với mức đỉnh hồi tháng 3, trong khi giá quặng sắt cũng giảm 13% trong 3 tháng qua do sản lượng thép sản xuất giảm => việc giảm tỷ suất lợi nhuận trong ngắn hạn có thể được hỗ trợ bởi giá nguyên liệu đầu vào giảm.

  • Tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép dự kiến sẽ không giảm xuống mức như giai đoạn 2018-2019 do không có sự gia tăng công suất đáng kể trong lĩnh vực thép mạ và thép xây dựng trong giai đoạn 2020-2021 (không có áp lực trong nợ và hàng tồn kho cao), mức nợ của các công ty tôn mạ cũng đã giảm xuống mức an toàn hơn nhiều so với giai đoạn trước (giai đoạn 2018-2019)

  • Mặt khác, do tỷ suất lợi nhuận của các công ty Trung Quốc đã giảm xuống mức tối thiểu, nên giá thép trong thời gian tới sẽ khó có thể giảm với tốc độ mạnh như trong những tháng gần đây.

  • Giá thép cuộn cán nóng (HRC) kỳ vọng duy trì ở mức cao khi Trung Quốc và Australia tiếp tục căng thẳng thương mại, gây sức ép lên nguồn cung quặng sắt.

*Nguồn SSI
Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:
:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-fanpage
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-website

5 Likes

:passenger_ship: :passenger_ship: NGÀNH CẢNG BIỂN & VẬN TẢI - DIỄN BIẾN NÀO CHO NỬA CUỐI 2022? :ferry:

:clock10: Tổng Quan Ngành 6 Tháng Đầu Năm

  • Các cảng của Việt Nam vẫn duy trì tốt với sản lượng 12,8 triệu TEU trong 6T2022. Tuy nhiên, tăng trưởng giảm tốc ở mức 0,5% svck, trong đó sản lượng container quốc tế tăng 3,4% trong khi sản lượng nội địa giảm 4,9% svck => Sản lượng container qua cảng tăng trưởng chậm lại.

    image

  • Giá cước vận tải container giảm trên thị trường giao ngay. Theo Drewry, giá cước vận chuyển container trung bình đã giảm -30% từ tháng 2 nhưng vẫn duy trì gấp 5 lần mức trước dịch.
    Tuy nhiên, tại thị trường trong nước, giá cước tiếp tục được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu cung tàu (giá cước đã tăng 50% so với mức trung bình năm 2021).
    Giá thuê vẫn ổn định và chỉ giảm nhẹ -5% từ mức đỉnh. Thị trường cho thuê có ít thay đổi do tình trạng thiếu tàu container tiếp tục kéo dài do tắc nghẽn tại các cảng.

  • Giá cước tàu hàng lỏng (tanker) tăng vọt do ảnh hưởng từ xung đột giữa Nga-Ukraine. Khi Châu Âu bắt đầu giảm phụ thuộc vào các sản phẩm dầu khí của Nga, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm dầu khí bằng tàu chở hàng (Nga chiếm 40% nhập khẩu dầu khí của Châu Âu).
    image

:arrow_upper_right: :arrow_upper_right: Triển Vọng Nào Cho Nửa Cuối 2022 Và Năm 2023?

Ngành cảng:

  • Nhu cầu vận chuyển container có thể chậm lại do tiêu thụ toàn cầu yếu trong bối cảnh lạm phát cao và tình trạng giãn cách xã hội tại Trung Quốc cũng làm tắc nghẽn trong việc lưu thông hàng hóa và dẫn đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa giảm.

  • Triển vọng tăng trưởng dài hạn nhờ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Việc dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước lân cận khiến nhiều nhà máy vẫn phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc làm gia tăng việc luân chuyển hàng hóa ra vào Việt Nam trong dài hạn.

  • Cảng Cái Mép và Hải Phòng, đặc biệt là các cảng nước sâu sẽ được hưởng lợi chính, do cảng khu vực TP. HCM đã hoạt động hết công suất.

Vận chuyển container :

  • Giá cước vận tải trong nước duy trì ở mức cao do thị trường vẫn thiếu cung, phụ phí nhiên liệu do giá dầu tăng cũng được thêm vào giá cước. Trong khi đó, nhu cầu trên thị trường Nội Á vẫn mạnh do hưởng lợi từ chuyển dịch chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các khu vực lân cận.

  • Giá thuê tàu có thể duy trì ở quanh mức đỉnh trong nửa cuối 2022, sau đó giảm dần trong 2023 khi lượng cung tàu đóng mới gia nhập vào thị trường.

Vận chuyển tàu tanker :

  • Giá cước tàu giao ngay và giá thuê tàu định hạn được thúc đẩy bởi nhu cầu vận chuyển dầu khí tăng, các lệnh trừng phạt với Nga được cho rằng vẫn sẽ tiếp diễn sau chiến tranh và giá cước sẽ vẫn ở mức cao trong 2023.

  • Giá tàu tanker cũng có xu hướng tăng do giá cước tăng trên thị trường tàu đóng mới và tàu cũ.

*Nguồn SSI
Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:
:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: Vẽ Tranh Tím Cổ phiếu
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: Tiểu sử - VeTranhTim_1618 - F247.COM

5 Likes

:building_construction: :mountain: Nhóm điện có sự tăng lại ở những phiên gần đây, cả nhà cùng nhìn lại diễn biến của ngành điện tháng 7 vừa qua nhé!

*Nguồn KIS
Team Vẽ Tranh Tím luôn đồng hành cùng Nhà Đầu Tư trong từng bước đặt lệnh:
:point_right:Tham gia Cộng Đồng NĐT Vẽ Tranh Tím: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-■■■■■■■■
:point_right: Theo dõi FanPage Vẽ Tranh Tím: Vẽ Tranh Tím Cổ phiếu
:point_right: Theo dõi Nhận định thị trường và Chia sẻ kiến thức kinh nghiệm đầu tư: https://bit.ly/ve-tranh-tim-co-phieu-youtube
:point_right: Đừng quên Theo Đuôi Vẽ Tranh Tím để nhận được tin tức và khuyến nghị đầu tư sớm nhất thị trường: Tiểu sử - VeTranhTim_1618 - F247.COM

5 Likes

CẬP NHẬT NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ Ở :night_with_stars:

:compass: Tổng Quan Ngành:

TP. Hồ Chí Minh

  • Nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM trong 6T22 tăng vọt 189% và số lượng tiêu thụ tăng 70% svck.

  • Nhà liền thổ phục hồi với 606 căn hộ mở bán mới (+127% svck) và 481 căn hộ tiêu thụ (+82% svck). Giá sơ cấp của nhà liền thổ tăng mạnh 80-90% so với đầu năm do nguồn cung mới khan hiếm.

Hà Nội

  • Nguồn cung căn hộ mới trong 6T22 tại Hà Nội tương đối ổn định ở mức 8.165 căn (+2,7% svck). Lượng tiêu thụ 6T22 tăng 33,6% svck do nhu cầu cao ở phân khúc trung cấp. Giá phân khúc cao cấp giảm 14,2%, phân khúc trung cấp tăng 12,3%, căn hộ sơ cấp tăng 17,3% so với đầu năm.

  • Nguồn cung nhà liền thổ mới giảm 68% svck xuống chỉ còn 523 căn trong khi lượng tiêu thụ tiếp tục vượt xa nguồn cung mới, tăng 67% svck.

:rainbow: Triển Vọng Ngành:

  • Tổng lượng khách du lịch nội địa trong 6T22 đạt 60,8 triệu lượt, gấp 1,9 lần và đón hơn 601.982 lượt khách quốc tế tăng 582,2% svck => BĐS nghỉ dưỡng sẽ nhanh chóng phục hồi kể từ năm 2022 nhờ vắc xin Covid-19 cùng với sự phục hồi của ngành du lịch Việt Nam.

  • Dự thảo sửa đổi lần thứ 5 của Nghị định 153 về trái phiếu doanh nghiệp được ban hành theo hướng nới lỏng một số quy định so với các dự thảo trước đó

  • Giá vật liệu xây dựng đang hạ nhiệt trong tháng 7/2022 => giúp giảm áp lực lên tỷ suất lợi nhuận gộp => đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư công cũng như giúp kìm hãm đà tăng của giá nhà.

:zap: Thách thức:

  • Giám sát chặt chẽ trong việc phát hành => tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) giảm 23,7% svck xuống 176.867 tỷ đồng trong 6T22.

  • Thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực BĐS.

  • Lãi suất vay mua nhà gia tăng trong bối cảnh lãi suất huy động tăng trở lại do lạm phát.

Cập Nhật Doanh Nghiệp:

  • Ngành BĐS có KQKD Q2/22 kém hiệu quả nhất trong số 11 ngành, nhiều doanh nghiệp có vốn hóa lớn ghi nhận tăng trưởng âm do thiếu sản phẩm BĐS bàn giao => Các chủ đầu tư đẩy mạnh hoạt động bán hàng để cải thiện dòng tiền trong 6T22, nhiều doanh nghiệp ghi nhận doanh số ký bán 6T22 tăng mạnh như VHM (+234% svck), DXG (+60-80% svck), NLG (+87% svck), NVL (+27% svck)