Câu chuyện KRX

,

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển Thị trường chứng khoán năm 2024 ngày 28/2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điểm lại một số kết quả nổi bật mà TTCK Việt Nam đã đạt được, trong đó có điểm nhấn về quy mô và thanh khoản.

Cụ thể, đến nay, quy mô vốn hóa của TTCK Việt Nam đã đạt gần 200 tỷ USD, lớn hơn nhiều thị trường châu Á như Philippines, Qatar, Kuwait… hay châu Âu như Hy Lạp, Czech, Hungary… Thanh khoản trung bình đạt gần 700 triệu USD, tương đương Indonesia, Malaysia, Singapore và chỉ đứng sau Thái Lan trong khối ASEAN.

Thanh khoản cũng chính là một điểm cộng hoặc trừ khi các tổ chức xếp hạng và phân cấp thị trường như FTSE Russell và MSCI nhìn vào và đánh giá. Với dữ liệu trên, quy mô thanh khoản của TTCK Việt Nam đã đạt tầm khu vực ASEAN, kết quả mà nếu không có sáng kiến “giải cứu” tình trạng nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) giai đoạn 2020-2021 thì hẳn khó phát triển được quy mô nhà đầu tư như vừa qua để đạt được.

Cuối quý 4/2020, hệ thống giao dịch tại HOSE thường xuyên quá tải, “treo cứng” và nghẽn lệnh kéo dài. Tình trạng này vừa ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý thị trường, quyền lợi của nhà đầu tư và đặc biệt gây ảnh hưởng đến uy tín của TTCK Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) và các tổ chức xếp hạng.

1) Linh hoạt giải pháp và cơ chế

Tại hội nghị vừa qua, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT nói: “Chúng tôi xin gửi lời tri ân Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cho chúng tôi 100 ngày giải cứu HOSE”.

Gửi lời tri ân, bởi nếu theo cơ chế cũ, giải pháp cũ thì những sáng kiến số như của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo, hay những tổ chức kinh tế tư nhân như Sovico, HDBank hay FPT rất khó được tham gia, khẳng định năng lực và đóng góp giá trị trong chiến dịch trên. Và đây cũng chính là một ví dụ điển hình cho sự linh hoạt trong giải pháp và cơ chế để hướng tới nâng hạng TTCK Việt Nam.

Hiện tại, tỷ lệ sở hữu NĐTNN đối với các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam có giới hạn nhất định, đặc biệt là “room” sở hữu ở giới hạn 30% tại các Ngân hàng thương mại. Trong khi đó, “room” tại các ngân hàng như ACB, HDBank, MB, Techcombank… hiện không còn hoặc đã gần như được lấp đầy. Bên cạnh tiêu chí đánh giá nâng hạng, việc tạo nguồn hàng, những địa chỉ hấp dẫn như tại các ngân hàng trên để thu hút vốn ngoại khi nâng hạng cũng là một thực tế, song hiện gần như không còn.

Trước thực tế này, cũng như hướng đến đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường, tại hội nghị ngày 28/2 vừa qua, chuyên gia đã có đề xuất đáng chú ý, một hướng linh hoạt như sáng kiến và chiến dịch xử lý sự cố nghẽn lệnh HOSE nói trên.

Cụ thể, Tham tán công sứ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam nêu một hướng giải pháp linh hoạt: Nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài để tăng nguồn cung cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài, bằng các chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết để phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước đặt ra đối với từng nhóm ngành, nghề.

Như vậy, để đáp ứng các tiêu chí, Việt Nam có thể linh hoạt về cơ chế, có những giải pháp, hướng đáp ứng mới để hướng tới mục tiêu nâng hạng TTCK. Một mục tiêu mà Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm “Nói là làm”.

"Chúng ta quyết tâm nâng hạng TTCK Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trong năm 2025" - Thủ tướng nhấn mạnh tại hội nghị trên, cùng điểm hẹn báo cáo các công tác cụ thể vào tháng 5 tới, trước thềm các kỳ đánh giá dự kiến vào tháng 6 và tháng 9/2024 của MSCI và FTSE.

Kết thúc năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận của nhóm chứng khoán xếp đầu các nhóm ngành và tích cực so với mức thấp điểm năm trước đó. Trong cơ cấu doanh thu, hoạt động môi giới cho thấy hiệu quả sụt giảm rõ nét. Trong khi đó, tự doanh và cho vay margin vẫn là những mũi kinh doanh chủ lực của nhóm này.

2) Các Công ty Chứng khoán chuẩn bị để đón việc nâng hạng và KRX như thế nào ?

  1. SSI công bố thông tin bất thường về nghị quyết đại hội cổ đông thông qua phương án tăng vốn phát hành thêm 30% ( trong đó 20% cổ phiếu - 10% phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu) tổng giá trị phát hành dự kiến khoảng 3 nghìn 500 tỷ. Số tiền này sẽ được SSI sử dụng cho hoạt động tự doanh và phục vụ nhu cầu cho vay margin của nhà đầu tư trong thời gian tới.

  2. Trước đó, HCM và ACBS cũng mới thông qua nghị quyết tăng vốn khoảng 3 nghìn tỷ.

Cuộc đua tăng vốn của các CTCK nóng lên gần đây thể hiện góc nhìn tương đối lạc quan của ban lãnh đạo và cổ đông vào triển vọng của thị trường chứng khoán trong chu kỳ 2024-2025

Bên cạnh đó, với quy mô kỷ lục hàng chục nghìn tỷ, các công ty chứng khoán cũng được kỳ vọng sẽ đột biến kết quả kinh doanh trong thời gian tới.

1 Likes

THÔNG TIN TÀI CHÍNH

  1. Khởi động đua tăng vốn 2024, ngân hàng lập kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu

  2. Đến 16/2, tín dụng tiếp tục tăng trưởng âm, huy động giảm 1,6%

  3. Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng.

  4. Gần 30 ngân hàng niêm yết đang nắm trong tay khoảng 195 nghìn tỷ đồng dư nợ xấu, tăng trên 40% sau 1 năm. Đau đầu vì nợ xấu, các ngân hàng đồng loạt xin gia hạn Thông tư 02, mong khách hàng có thời gian trả nợ.

  5. Eximbank và VPBank tiếp tục hạ lãi suất huy động

  6. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, lãi suất tiết kiệm của nhiều ngân hàng đã có sự thay đổi cả ở kỳ hạn ngắn và dài. Đến cuối tháng 2, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng toàn hệ thống ngân hàng đã về mức 5% - vùng thấp lịch sử, giảm 3,3 điểm phần trăm so với đầu năm ngoái.

1 Likes

Dòng tiền tiếp tục luân phiên, tập trung các mã chưa tăng, tích lũy siết nền…

Đầu tư công: HHV, LCG, KSB, VCG

Trụ chưa tăng: VHM, VIC, VRE, BVH

Thực phẩm: VNM, MSN,

Bán lẻ: MWG, DGW, FRT, PET

Banks khỏe: TCB, MBB, TPB, MSB, VCB

Thép: HPG, NKG, HSG

Thủy sản: VHC, ANV

Vận tải, kho bãi: HAH, GMD

Chứng khoán: FTS, BSI, VDS, ORS, SSI, MBS, VIX, VND, SHS

Hóa chất: DGC, CSV

Phân bón: DCM, DPM

1 Likes

1 Likes

Hầu như CK trong mấy phiên gần đây sau thông tin KRX được công bố, những CP dường như đã tăng gần đỉnh VND, HCM, SSI

1 Likes

SHS chưa có phiên nào tăng quá mạnh + một phần nữa cũng phản ánh bởi các chỉ báo
=> SHS chưa có phiên tăng nào quá ấn tượng
Hiện tại SHS đang dần có những tín hiệu tốt + yếu tố tích cực của ngành vẫn đang còn sức nóng, hấp dẫn

1 Likes

Anh/chị liên hệ em để có những phân tích sâu, rõ hơn về CP nói chung và những ngành có tiềm năng sắp tới

1 Likes

Cảm ơn ad

FTS, MBS còn vào được không ad nhỉ

Bữa trong group có nhận deal KN của ad về SSI , HCM mà không vô kịp

1 Likes

Tiếc ghê

1 Likes

2024 này tích cực tăng tốc trong việc thực hiện kế hoạch Kinh tế - Xã hội. Chính phủ thúc đẩy việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay, nhìn về 2 tháng đầu năm 2024 mặt bằng lãi suất đã giảm đáng kể so với cuối năm 2023

→ Hướng đi của NN lần này không chỉ giúp những doanh nghiệp, một số hoạt động sản xuất kinh doanh đang gặp phải khó khăn sau những năm đại dịch được hồi phục tích cực mà điều này còn giúp nền kinh tế trở nên ổn định, kiểm soát được lạm phát.

NẾU việc này đi đúng như kế hoạch thì hiển nhiên việc TTCK CK có lợi là điều chắc chắn, TUY NHIÊN việc này là tương lai , chưa diễn ra. NÊN ace không dựa vào đây mà phá bỏ quy tắc của bản thân trong giai đoạn này !

TT giai đoạn này không thể xác định được đâu là đỉnh, đâu là đáy. Việc của chúng ta là phải luôn giữ trong mình quy tắc của bản thân trong từng giai đoạn của TT

Riêng em trong giai đoạn này: Hạn chế mua mở mới, hạ bớt tỉ trọng hoặc thoát hết những nhóm đã tăng hoặc vượt đỉnh trong khoảng thời gian vừa rồi, cơ cấu lại danh mục, ưu tiên nắm giữ những CP trụ hoặc có câu chuyện để giữ .