Câu chuyện nâng hạng thị trường: bao giờ và tác động như thế nào (phần 1)

, , , , ,

"Mỗi phút giây luyện tập đều đầy gian khổ, nhưng tôi tự nhủ, “Đừng bỏ cuộc, Bây giờ cố gắng chịu đựng để được sống phần còn lại của cuộc đời như một nhà vô địch”. - Muhammad Ali -

Chứng khoán Việt Nam đã có 24 năm hình thành và phát triển, cùng lúc đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người tăng khoảng 10 lần – tương đương các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, so về quy mô vốn hóa của kênh chứng khoán thì tương đối nhỏ và chưa đáp ứng kịp thời các nhu cầu

Điều này vừa là cơ hội cũng là thách thức để chứng minh rõ hơn vai trò là kênh dẫn vốn Trung/Dài hạn của nền kinh tế.

Việc nâng hạng thị trường sẽ đem lại VỊ THẾ MỚI cho Chứng khoán Việt Nam đồng thời THU HÚT thêm nguồn VỐN ĐẦU TƯ . Quá trình này đòi hỏi nhiều nỗ lực tổng thể của toàn bộ các thành viên tham gia thị trường, không chỉ riêng cơ quan quản lý mà còn đến từ các CTCK, các Quỹ Đầu tư, Ngân hàng lưu ký và cả các NHTM tham gia.

VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU

Hiện có 3 tổ chức lớn tham gia xếp hạng là MSCI, FTSE Russell và S&P Dow Jones Indices. Mỗi hệ thống đều có các bộ tiêu chí đánh giá riêng, nhưng tựu chung đều tập trung ở các khía cạnh cơ bản như: mức độ phát triển của nền kinh tế, sự ổn định về chính trị, quy mô và tính thanh khoản của thị trường, hiệu quả vận hành của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường của NĐT NN, khả năng lưu chuyển dòng vốn,…

Theo tiêu chuẩn của 3 tổ chức, Việt Nam hiện đang ở NHÓM THẤP NHẤT – FRONTIER MARKET. Năm 2018 nước ta được FTSE Russel đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi, trong đó các tiêu chí Định lượng không phải trở ngại lớn, riêng nhóm tiêu chí Định tính mới là rào cản chính .

VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ NÂNG HẠNG?

Xét theo MSCI và FTSE Russel thì Việt Nam đang thiếu những điều kiện tiên quyết về hoạt động thanh toán bù trừ.

1/ Phía Cơ quan quản lý và các yếu tố pháp lý – điều chỉnh hài hòa các luật liên quan

Cuối năm 2022, việc thành lập Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) là bước đầu giúp đồng nhất các yếu tố liên quand đến hệ thống giao dịch hay cơ sở hạ tầng.

18.09.2024 vừa qua, Bộ tài chính chính thức ban hành Thông tư 68/2024 liên quan đến Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền (Non Pre-Funding solution – NPS) . à Bước tiến gần hơn để Việt Nam đáp ứng các yêu cầu nâng hạng của FTSE Russell.

Trong cuộc họp TW Quý 4 tới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin liên quan đến việc sửa đổi các Luật quan trọng, trong đó có Luật chứng khoán.

Bên cạnh đó, việc vận hành hệ thống KRX là ĐIỀU KIỆN CẦNsự xuất hiện của cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm (CPP) là ĐIỀU KIỆN ĐỦ để các giao dịch được thực hiện và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán, trong trường hơp giao dịch không được thực hiện. Hiện vẫn chưa đáp ứng.


Vấn đề SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI – nghị định 60.2015 đã cho phép nới room NĐT NN lên 100% với các Doanh nghiệp không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu chính thức nới room hiện vẫn còn khá khiêm tốn. Một phần hạn chế bởi quy định các luật liên quan hoặc không được sự đồng tình của cổ đông.

2/ Về vai trò của các CTCK, Ngân hàng lưu ký và thanh toán

Đây là thành viên quan trọng trong việc vận hành có hiệu quả của cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm CCP. Ngay cả khi KRX đi vào hoạt động, nếu như các CTCK thành viên chưa đủ chuẩn bị để tham gia thì cũng sẽ không thể giải quyết được vấn đề nghẽn lệnh.

Trong đợt kiểm thử gần nhất Quý 2.2023, có 25/76 CTCK đã hoàn thành 100% các kịch bản kiểm thử, 36/76 công ty đã thực hiện trên 80% và 15/76 công ty dưới 80%.

3/ Về các Doanh nghiệp niêm yết

Cơ hội và Thách thức sẽ song song. Cơ hội ở chổ doanh nghiệp có thể chủ động rà soát ngành nghề và điều chỉnh lại đăng ký kinh doanh để đề xuất nới tỷ lệ FOL. Riêng công bố thông tin bằng tiếng Anh – tạo sự bình đẳng NĐT NN.

Qua đó có thể thấy nỗ lực tổng thể của Chính phủ và các thành viên tham gia thị trường là rất cao, nhưng quan trọng là phải thực hiện trên thị tế và NĐT Nước ngoài đánh giá tích cực trong khảo sát của họ.

Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề có thể diễn ra ngay và luôn mà cần thời gian để đáp ứng các tiêu chí, các chính sách hỗ trợ đi vào thực tế và có hiệu quả.

Ví dụ như Hàn Quốc – quốc gia nằm trong nhóm các nền kinh tế phát triển, cũng từng gặp nhiều thách thức trong quá trình nâng hạng. Trong đó tiêu chí Bán khống – từng là lý do khiến FTSE Russell từ chối công nhận Hàn Quốc là thị trường phát triển, dù được MSCI công nhận.

Bắt đầu vận hành từ năm 1956 đến đầu những năm 1990 – để chuyển đổi từ nền kinh tế và thị trường chứng khoán cận biên sang thị trường mới nổi.

Việc nâng hạng lên thị trường mới nổi là dấu chỉ cho thấy thị trường đang ngày càng hoàn thiện, sau đó cần phải có tiến trình phát triển và hoàn thiện thể chế cũng như môi trường kinh doanh. Như Pakistan bị MSCI hạ cấp đánh giá, trở về nhóm cận biên năm 2021 – sau khi nâng hạng từ 2017.

Do đó, việc nâng hạng có thể diễn ra chậm hơn dự kiến nhưng nếu thỏa các tiêu chí, kinh tế và môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện thì sẽ đem lại sự ổn định và bền vững hơn.

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ? Sẽ được thảo luận ở phần sau.

Chào mừng mọi người đến với kênh KIM THANH STOCK – Nơi Chia sẻ - Cập nhật thông tin thị trường, Phân tích các cơ hội đầu tư cũng như Các kinh nghiệm đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.

2 Likes

CÂU CHUYỆN NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG: BAO GIỜ VÀ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO (PHẦN 2)

"Mỗi phút giây luyện tập đều đầy gian khổ, nhưng tôi tự nhủ, “Đừng bỏ cuộc, Bây giờ cố gắng chịu đựng để được sống phần còn lại của cuộc đời như một nhà vô địch”. - Muhammad Ali

Nối tiếp phần 1 chúng ta đã tìm hiểu một cách sơ lược về các tổ chức nâng hạng cũng như CÁC TIÊU CHÍ cần có để được nâng hạng thị trường.

Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu những CƠ HỘI TIỀM NĂNG mà Việt Nam có thể có được khi nâng hạng thành công.

“ĐIỂM TỰA” CHỈ SỐ VÀ CẢI THIỆN THANH KHOẢN

Sau hơn 24 năm vận hành - khởi điểm với 2 mã cổ phiếu là SAM và REE, VNIndex đã trở nên sôi động với 1.608 doanh nghiệp niêm yết. Không chỉ bùng nổ về số lượng, chất lượng doanh nghiệp mà khối lượng giao dịch cũng có sự tăng trưởng vượt trội. VNIndex đang dần quá cỡ so với “chiếc áo” FRONTIER MARKET.

Chứng khoán hay được nói là PHONG VŨ BIỂU của nền kinh tế, thường phản ánh trước kỳ vọng tương lai 3-6 tháng, nên thường trước các chất xúc tác này thì chỉ số và thanh khoản nói chung đều có sự cải thiện vượt trội.



Quay về quá khứ, giai đoạn 2018 Việt Nam vào danh sách theo dõi của FTSE Russell, thanh khoản thị trường đều có sự cải thiện so với các quý liền trước. Giao dịch của NĐT cũng sôi động hơn.

CƠ HỘI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Thị trường mới nổi luôn là điểm nóng đầu tư của các tay chơi mạo hiểm với kỳ vọng mức sinh lợi cao. Và thực tế, các quỹ đầu tư vào thị trường này cũng thu hút lượng vốn khổng lồ.

Theo thống kê của EPFR Global, hiện có 844 quỹ trên toàn cầu đang sử dụng họ MSCI Emerging Markets Index làm chỉ số tham chiếu (benchmark) với Tổng tài sản là 641,5 tỷ USD và có khoảng 89,6 tỷ USD tài sản đầu tư vào họ chỉ số FTSE EM.



Trường hợp nâng hạng thành công, các cổ phiếu có đủ điều kiện của Việt Nam sẽ được bổ sung vào trong chỉ số FTSE Secondary Emergin Markets Index (tùy theo tỷ trọng trong chỉ số) – các quỹ dùng các quỹ làm tham chiếu tự động mua vào —> Cầu tiềm năng lớn.



Theo ước tính từ World Bank cho thấy việc nâng cấp thành thị trường mới nổi có thể mang đến thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp mới cho Việt Nam, trong đó riêng năm đầu tiên có thể tiếp nhận thêm từ 2 – 5 tỷ USD.

Nigeria có thể xem là ví dụ điển hình, vào tháng 9.2021, sau khi được FTSE Russell nâng cấp từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, ước tính có khoảng 1,5 tỷ USD Mỹ đầu tư thụ động vào.

CƠ HỘI THẾ HỆ “BLUECHIP” MỚI XUẤT HIỆN.



Cơ cấu vốn hóa trên HOSE hiện tại nhóm Bank và Bất động sản chiếm tỷ trọng hơn 56%, 44% còn lại phân bổ đều cho chín ngành khác. Điều này làm cho bức tranh thị trường thiếu sự đa dạng so với các thị trường trong khu vực. à Biến động của hai nhóm này chi phối nhiều đến diễn biến thị trường chung.

Do đó, việc được chấp thuận nâng hạng là tín hiệu đầu tiên cho thấy Chứng khoán Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, theo sau là các lộ trình phát triển, hoàn thiện cơ chế và môi trường kinh doanh. Tạo điều kiện để nhiều cổ phiếu chuẩn bị, cải thiện chất lượng cũng như các quy chuẩn quản trị và công bố thông tin à Thế hệ cổ phiếu BLUECHIP mới, tăng sự đa dạng và thu hút vốn ngoại tốt hơn.

CÁC NƯỚC CHÂU Á ĐƯỢC NÂNG HẠNG TRƯỚC ĐÓ HƯỞNG LỢI GÌ?



Hai nước láng giềng Việt Nam là Thái Lan và Malaysia đều ghi nhận cải thiện tích cực cả về thanh khoản và chỉ số trước thời điểm được chấp nhận nâng hạng thị trường, bất chấp tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. (hình phía dưới)

Cá biệt có Trung Quốc, thời điểm nâng hạng cũng là giai đoạn nước này có cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ khiến TTCK sụt giảm – sau đó mới quay đầu tăng trưởng ấn tượng.

Hay như Pakistan được nâng hạng từ năm 2017 của MSCI, tuy nhiên đến kỳ review 2021 thì lại đánh giá về nhóm cận biên do không đáp ứng được các tiêu chí.


câu chuyện NÂNG HẠNG THỊ TRƯỜNG là yếu tố support tốt tuy nhiên không phải là tất cả, diễn biến TTCK còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế - xã hội, địa chính trị tại mỗi quốc gia ở từng thời điểm. Sau đó, cần phải có tiến trình phát triển và hoàn thiện thể chế cũng như môi trường kinh doanh.

Và nâng hạng không có nghĩa là duy trì ổn định ở vị trí đó, mà hoàn toàn có thể hạ xuống trong bất kỳ đợt review nào nếu không đáp ứng đủ tiêu chí. NÂNG HẠNG là việc cần làm nhưng khi nào và bao giờ, chúng ta sẽ theo dõi thêm các chính sách và triển khai thực tế để đánh giá, có thể bám theo để tận dụng các cơ hội đầu tư ngắn hạn, tránh yếu tố sa đà.

2 Likes

Năm nay như năm chân sóng của nhiều sự kiện lớn nhỉ. BSR chuyển sàn cũng dần đến hồi kết, câu chuyện nâng hạng cũng chờ và dần đáp ứng các điều kiện

đồng ý với My, nhiều năm trong nghề mình thấy đoạn này đang hấp dẫn dần. tuy nhiên, ngắn hạn phải follow tránh đua mua cao quá

mình cũng thấy phải cho các bên lấy survey thấy thực tế thực hiện ntn thì sẽ ổn, sớm cũng tháng 11 này

FTSE RUSSELL TIẾP TỤC GIỮ VIỆT NAM TRONG DANH SÁCH THEO DÕI NÂNG HẠNG

Việt Nam đã được FTSE đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi loại 2 từ tháng 9/2018.

Theo FTSE Russell, Việt Nam vẫn chưa thỏa mãn tiêu chí “Chu kỳ thanh toán (DvP)", hiện vẫn đang được đánh giá là “hạn chế” khi vẫn tiến hành kiểm soát nguồn tiền của nhà đầu tư trước khi tiến hành giao dịch.

FTSE đánh giá cao những nỗ lực từ phía cơ quan chức năng Việt Nam trong việc nỗ lực gỡ rối “Pre-fungding”. Đặc biệt là Thông tư 68/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 18/9/2024 vừa qua.

Thông tư này gỡ bỏ những ràng buộc ký quỹ trước giao dịch đối với nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc cập nhật nhiều quy định quản lý giao dịch, hoạt động thanh toán, công bố thông tin và nghiệp vụ của các công ty chứng khoán.

FTSE kỳ vọng trong thời gian tới, Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDCC) sẽ có những thông báo làm rõ hơn về quá trình này. Các cơ quan chức năng Việt Nam được khuyến khích tích cực gặp gỡ các cộng đồng đầu tư quốc tế nhằm đảm bảo các tiêu chí sớm được thỏa mãn.

Tốc độ thay đổi là yếu tố vô cùng quan trọng nếu Việt Nam muốn đạt được mục tiêu nâng hạng thị trường vào năm 2025 đặt ra bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi đầu năm nay. Các quy định sửa đổi cần sớm được xác nhận và tuyên truyền rộng rãi, bao gồm việc hoàn thiện các vai trò và trách nhiệm cần thiết trong mô hình thanh toán, cùng với lộ trình và các mốc quan trọng để triển khai.

FTSE tiếp tục ủng hộ Chính phủ Việt Nam tiến hành cải cách thị trường và duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) cũng như các cơ quan có liên quan khác như World Bank Group, đơn vị đang hỗ trợ quá trình nâng hạng của Việt Nam.

Nguồn: FTSE