Câu chuyện Ngân hàng

,

Trong giai đoạn vừa qua, câu chuyện tỷ giá tiếp tục là vấn đề “nóng” được giới đầu tư đưa ra bàn luận và tiếp tục “nóng” lên khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục có động thái hút tiền về thông qua kênh tín phiếu. Hành động này của NHNN được đánh giá nhằm thúc đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ và giảm áp lực tỷ giá trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang giữ lãi suất ở mức cao cho đến quý III/2024.

Thời điểm này năm 2022, mức tăng trưởng lợi nhuận quý III của nhiều ngân hàng được công bố có mức tăng ấn tượng, lên tới 30 - 40%, thậm chí có ngân hàng mức tăng tới 86% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên năm nay, bức tranh lợi nhuận ngân hàng mang nhiều sự phân hóa hơn.

Mức -1,4% lợi nhuận sau thuế quý III so với cùng kỳ năm ngoái, là quý tăng trưởng âm thứ 3 liên tiếp của khối ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 10 cũng mới chỉ đạt 7,1%.

Biên lãi ròng khi cho vay của các ngân hàng cũng đã giảm 0,4% trong 9 tháng. Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng có sự phân hóa, trong khi TPB giảm 26,3%; TCB giảm 17,8% so với cùng kỳ, một số ngân hàng vẫn có mức tăng ấn tượng như: 34,9% của STB, VCB 19,9%, CTG 17,3%…

P/E toàn ngành cho năm nay ở mức 8,2 lần và giá/giá trị sổ sách PB chỉ khoảng 1,4 lần, mức thấp kỷ lục của cổ phiếu ngành ngân hàng. Sự sụt giảm lợi nhuận sau khi tăng hơn 30% liên tục 3 năm qua đã được phản ánh vào giá.

1 . CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN CHƯA ĐƯỢC CẢI THIỆN:

Điều này thể hiện rõ ở chất lượng tài sản ngành ngân hàng trong 9 tháng với tỷ lệ nợ khó đòi (NPL) tăng 0,6% lên 2,2%, đến chủ yếu từ tập khách hàng bán lẻ và SME. Nợ tái cơ cấu cũng tăng mạnh kể từ khi Thông tư 02 được ban hành vào tháng 4/2023 (chiếm khoảng 1% tổng cho vay toàn ngành tính đến cuối tháng 8 năm 2023 và đang không được phân loại là nợ xấu).

Trong đó, các ngân hàng bán lẻ và SME (như NVB, OCB, VIB, TPB, HDB) có NPL tăng đột biến thêm 1,2-8,4% đến từ các khoản cho vay tiêu dùng (vay mua nhà và mua ô tô) cũng như cho vay doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực bất động sản (chủ đầu tư bất động sản và xây dựng).

Các ngân hàng hoạt động mạnh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng như VPB và MBB cũng ghi nhận nợ quá hạn gia tăng đáng kể khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ảnh hưởng tới thu nhập và khả năng trả nợ của nhóm khách hàng có rủi ro cao.

Đáng chú ý, nhiều ngân hàng trong số này đã không tăng trích lập dự phòng khi nợ xấu gia tăng. Chi phí tín dụng trên tổng cho vay khách hàng giảm xuốn còn 0,8%- 5% trong 9 tháng từ mức 1%-6% của năm 2022 khiến cho tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu suy.


Ngược lại, chất lượng tài sản của nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn tương đối ổn định với tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng khoảng 0,5% nhờ tập khách hàng doanh nghiệp lớn và đa dạng.

2 . ROAA CỦA CÁC NGÂN HÀNG BÁN LẺ SUY GIẢM

Tỷ lệ ROAA toàn ngành giảm xuống mức 1,5% trong 9 tháng năm 2023 từ mức đỉnh 5 năm là 1,7% trong năm 2022. ROAA sụt giảm dưới ảnh hưởng của việc NIM bị thu hẹp (giảm 0,5% so với cuối năm 2022) do lãi suất tiền gửi điều chỉnh lên vùng lãi suất cao nhanh hơn so với lãi suất cho vay và nhu cầu tín dụng yếu hơn sau các đợt tăng lãi suất liên tiếp trong quý 4/2022.

Trong đó, VPB và TCB ghi nhận mức sụt giảm ROAA mạnh nhất lần lượt là 1,6 và 0,7% do lợi suất tài sản suy yếu. Không giống như các ngân hàng khác có lợi suất tài sản tăng theo theo xu hướng lãi suất tăng, VPB ghi nhận lợi suất tài sản không thay đổi do chất lượng các khoản cho vay bán lẻ bị suy giảm đáng kể. Trong khi đó, TCB áp dụng lãi suất cho vay thấp hơn để hỗ trợ các chủ đầu tư bất động sản.

Ngoài ra, lợi nhuận của ABB, TPB và EIB giảm do tăng trưởng tín dụng chậm lại (tăng trung bình 3,8% trong 9 tháng 2023) và chi phí tín dụng tăng cao đến từ tập khách hàng bán lẻ và SME.

Trong khi đó, tỷ lệ ROAA cải thiện mạnh mẽ đối với STB nhờ NIM hồi phục sau khi xử lý thành công một phần tài sản tồn đọng; các ngân hàng khác được hưởng lợi nhờ tăng trưởng tín dụng cao với khách hàng doanh nghiệp (MBB, MSB) hoặc nhờ sự hồi phục của thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư (ACB, OCB).


Lợi nhuận của các ngân hàng quốc doanh cũng cho thấy sự ổn định hơn khi chi phí tín dụng thấp hơn nhờ tỷ lệ bao nợ xấu cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.
Ngoài ra, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) bắt đầu phục hồi do môi trường lãi suất thấp. Do đó, dự kiến chi phí vốn của các ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm đáng kể về mức thấp hơn. Thêm vào đó, nhu cầu tín dụng tăng trong bối cảnh nền kinh tế hồi phục sẽ góp phần làm tăng lợi suất cho vay.

3 . SỰ KIỆN NHNN TIẾP TỤC NỚI ROOM TÍN DỤNG CHO MỘT SỐ NGÂN HÀNG:

NHNN sẽ chủ động nới room cho các ngân hàng đã dùng hết 80% chỉ tiêu cả năm.
Điểm nhấn chính:
-Do tăng trưởng tín dụng chậm, 11 tháng chỉ đạt 8,21% so với mục tiêu cả năm là 14-15%, NHNN sẽ chủ động nới room cho các ngân hàng đã dùng hết 80% chỉ tiêu cả năm.
-Ưu tiên tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và hạ lãi suất cho vay xuống mức thấp nhất trong thời gian qua.
-Khuyến khích giảm lãi suất cho vay.

4 . “3 CHỮ CÁI” CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG:

1) CTG - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam :

*Kết quả kinh doanh:

Kết thúc 9T.2023, CTG công bố KQKD hợp nhất với LNTT đạt 17,402 tỷ đồng, +10.39% yoy, đạt 77.3% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2023. Các mảng kinh doanh chính hầu hết đều ghi nhận sự tăng trưởng ổn định.

Thu nhập lãi thuần đạt 38,511 tỷ đồng, đóng góp 73.8% trong tổng doanh thu hoạt động, tăng 9.77% yoy. Theo đánh giá của chúng tôi có 2 yếu tố tác động tích cực đến thu nhập lãi thuần của CTG: (i) Tăng trưởng tài sản sinh lãi liên tục cải thiện qua từng quý và tăng 6.1% so với cuối năm 2022. (ii) Tăng trưởng tín dụng ổn định trong khi huy động tiền gửi tăng chậm hơn giúp ngân hàng giảm gánh nặng dư tiền đồng thời giảm chi phí huy động vốn, qua đó NIM cải thiện từ mức 2.81% cuối năm 2022 lên 2.84%.

Các nguồn thu ngoài lãi mà phần lớn là hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, tăng lần lượt là 30.1% và 42.79% ytd, ghi nhận mức lãi lần lượt là 5,600 tỷ và 3,485 tỷ đồng. Hai mảng kinh doanh này tăng trưởng mạnh nhờ CTG đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ đa dạng phù hợp nhiều đối tượng khách hàng nhằm khai thác hiệu quả lợi thế tệp khách hàng hiện hữu dồi dào; bên cạnh đó CTG còn gia tăng thêm nhiều ưu đãi dành có các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, số hóa sản phẩm kinh doanh ngoại tệ nhằm thu hút lượng ngoại tệ, tận dụng sự biến động tỷ giá gia tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh ngoại hối. Ngược lại hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư chuyển từ lãi 213 tỷ sang lỗ gần 186 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu Ngân hàng tính đến 30/09/2023 là 18,941 tỷ đồng, tăng 19.9% ytd. Trong đó, nợ nhóm 4 tăng mạnh nhất, gấp 3.2 lần ytd. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng 0.13 điểm phần trăm (đpt) so với đầu năm, trong khi cuối quý 2.2023 chỉ tăng 0.03 đpt so với đầu năm – đây là mức tăng thấp nhất của hệ thống trong 6T.2023 trước bối cảnh nợ xấu gia tăng toàn ngành.

Tăng trưởng tiền gửi khách hàng cuối Q3.2023 là 4.9% ytd, gần tương đương với mức tăng trưởng 4.87% ytd thời điểm cuối Q2.2023. Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại đang tồn kho lượng tiền lớn do nhu cầu vay giảm trong khi huy động vốn vẫn tăng thì CTG được đánh giá là tích cực hơn khi tiền gửi của khách hàng trong quý 3 duy trì gần tương đương với quý 2 thì dư nợ tín dụng lại tăng từ 6.63% ytd (Q2.2023) lên 8.74% ytd (Q3.2023), điều này không những giúp cho CTG giảm gánh nặng dư tiền đồng thời giảm được chi phí huy động vốn trong khi tỷ lệ LDR (tổng cho vay/tổng huy động) vẫn duy trì trong ngưỡng an toàn dưới 85%.

*Triển vọng tăng trưởng cho vay mạnh nhất trong số các ngân hàng thương mại nhà nước:

Tính đến cuối quý 3 năm 23, CTG ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 8,7% so với đầu năm, cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng của ngành là 7,0%, chủ yếu là do các khoản vay doanh nghiệp dành cho FDI (+26,7% ytd) và khách hàng bán lẻ (+8,4% ytd). Chúng tôi giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho vay của mình cho CTG 11% trong năm 2023 – cao nhất trong các ngân hàng thương mại nhà nước.

*NIM có thể mở rộng nhờ CASA cải thiện và lãi suất huy động giảm:

NIM 9T23 đạt 2,9%, thấp hơn một chút so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 2,97% FY23F. Tuy nhiên, với CASA đang dần được cải thiện (20% vào cuối quý 3 năm 23 từ 18% vào cuối Q1.23) chủ yếu nhờ vào lượng khách hàng FDI và CTG lãi suất tiền gửi liên tục giảm (1,0-1,3% cho tất cả các kỳ hạn kể từ ngày 23/6), chúng tôi tin rằng CTG có thể đạt được mức NIM cao hơn là 2,97% vào cuối năm 2023.

*Chất lượng tài sản được kiểm soát với việc cung cấp tích cực:

CTG tích cực trích lập dự phòng trong 9 tháng 23 nhằm hạn chế nợ xấu gia tăng đẩy chi phí tín dụng 9T23 lên 2,06% so với 1,8% trong dự báo trước đó của chúng tôi. 3Q23 tỷ lệ xóa sổ tăng mạnh lên 1,16% từ mức chỉ 0,2% trong quý 3 năm 22.

Vì vậy, chúng tôi nâng cao chi phí tín dụng lên 1,9%/1,7% trong năm tài chính 23/24 từ mức 1,8%/1,5% trong dự báo trước đây của chúng tôi. Trong số các ngân hàng cùng ngành, CTG là ngân hàng thương mại duy nhất có tỷ lệ nợ xấu giảm hàng năm

*Định giá hấp dẫn nhờ cơ cấu tài sản mạnh của ngân hàng:

P/B năm 2023 của CTG là 1,1 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm là 1,3 lần và mức trung bình ngành cũng là 1,3 lần. Mức định giá này hấp dẫn khi xét đến cơ cấu cho vay đa dạng của ngân hàng, mức độ tín dụng thấp đối với lĩnh vực bất động sản và chất lượng tài sản vững chắc.

2 . ACB - Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

2.1) Tổng quan về ACB:**

Thu nhập lãi thuần Q3/2023 tiếp tục đi ngang trong bối cảnh tín dụng nền kinh tế ảm đạm, trong khi thu nhập ngoài lãi ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, gấp đôi so với cùng kỳ.

Nhờ vậy Tổng thu nhập hoạt động (TOI) luỹ kế 9 tháng năm 2023 vẫn duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số (+16.8% YoY), đạt 24,368 tỷ đồng. Chất lượng tài sản suy giảm đồng pha với bố cảnh chung của ngành, tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng từ mức 1.01% trong quý trước lên 1.2% trong quý 3/2023. LNTT sau 9 tháng đạt 15,024 tỷ (+11.3% YoY).

Kỳ vọng tín dụng hồi phục tích cực trong mùa cao điểm cuối năm mảng cho vay của ACB sẽ có diễn biến tích cực hơn so với nửa đầu năm nay. Dự phóng tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2023 của ngân hàng có thể đạt 12-13% so với hạn mức NHNN cấp là 14.5%. Cho năm 2024, chúng tôi dự phóng tăng trưởng tín dụng của ACB có thể đặt 14-15% trên nền thấp của năm nay và trong bối cảnh bức tranh kinh tế chung sáng hơn.

Chiến lược tập trung nhóm khách hàng cao cấp sẽ tạo những hiệu ứng cộng hưởng cho tăng trưởng dài hạn với chiến lược tập trung, số lượng khách hàng Priority của ACB sẽ tiếp tục tăng lên. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng, có thể mang lại hiệu ứng cộng hưởng cho ACB:
+Đóng góp đáng kể vào nguồn huy động và CASA cho ngân hàng do quy mô tài sản của nhóm KH này lớn.
+Tăng trưởng tín dụng,
+Kết hợp khai thác bán chéo các sản phẩm khác.

Giữ vững vị thế chất lượng tài sản an toàn top đầu ngành ACB luôn đặt chất lượng tài sản lên hàng đầu hơn là tham gia vào cuộc đua tăng trưởng của các ngân hàng TMCP. Với danh mục đầu tư không có TPDN và cho vay phát triển bất động sản cùng với việc nợ xấu đang được kiểm soát tốt, ACB là một lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư.

2.2) Điểm nhấn đầu tư:

Kỳ vọng tín dụng hồi phục tích cực trong mùa cao điểm cuối năm những tháng cuối năm thường là thời điểm tăng trưởng tín dụng có sự tăng tốc nhờ tính mùa vụ, chúng tôi kỳ vọng mảng cho vay của ACB sẽ có diễn biến tích cực hơn so với nửa đầu năm nay.

Dự phóng tăng trưởng cho cả năm 2023 của ngân hàng có thể đạt 12-13% so với hạn mức NHNN cấp là 14.5% nhờ:
+Sự hồi phục nhu cầu từ nhóm KHCN trong các dịp lễ tết cuối năm
+Tình hình xuất khẩu ấm lên giúp doanh nghiệp có thêm những đơn hàng mới, từ đó thúc đẩy nhu cầu vay vốn của nhóm khách hàng này phục vụ cho hoạt động sản xuất
+Lãi suất cho vay của ACB tương đối hấp dẫn so với các ngân hàng TMCP, thậm chí cạnh tranh ngang với nhóm Ngân hàng Quốc Doanh (SOB).

Cho năm 2024, chúng tôi dự phóng tăng trưởng tín dụng của ACB có thể đặt 14-15% trên nền thấp của năm nay và trong bối cảnh bức tranh kinh tế chung sáng hơn.

Với chiến lược xuyên suốt tập trung vào nhóm khách hàng bán lẻ trong nhiều năm nay, sắp tới ACB sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhóm này ở phân khúc Priority (nhóm KH khá giả giàu có). Đây là nhóm khách hàng đã được ACB khai thác trong nhiều năm, hiện đang đóng góp khoảng 40% nguồn thu trong mảng KHCN. Theo chia sẻ từ phía ngân hàng chiến lược mới sẽ chuyên môn hóa hơn, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm mở rộng quy mô tệp khách hàng. Chúng tôi đánh giá với chiến lược tập trung này, số lượng khách hàng Priority của ACB tiếp tục tăng lên.

Đây là nhóm khách hàng tiềm năng với quy mô tài sản lớn, có thể mang lại hiệu ứng cộng hưởng cho ACB bao gồm:
+Đóng góp đáng kể vào nguồn huy động và CASA cho ngân hàng.
+Tạo động lực tăng trưởng tăng trưởng tín dụng.
+Kết hợp khai thác bán chéo các sản phẩm khác. Trao đổi với ngân hàng, chúng tôi được biết ACB đã và đang hợp tác với các tổ chức tài chính khác để cung cấp thêm các sản phẩm mới, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn đầu tư hơn bên cạnh hình thức gửi tiết kiệm truyền thống.

2.3) Giữ vững vị thế chất lượng tài sản an toàn top đầu ngành:

Một trong những lí do khiến chúng tôi yêu thích ACB là bởi ngân hàng luôn đặt chất lượng tài sản lên hàng đầu hơn là tham gia vào cuộc đua tăng trưởng của các ngân hàng TMCP.

Tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 19 bps từ quý trước lên mức 1.2%, song ACB vẫn là ngân hàng có NPL thấp nhất ngành cùng với VCB, trong đó nợ xấu nội bảng là 1.08%, còn lại là do ảnh hưởng từ CIC. Theo phân khúc khách hàng, nợ xấu mảng từ mảng KHCN, SME lần lượt là 1.16% và 1.07%, trong khi nhóm KHDN có NPL tăng mạnh lên mức 2% tập trung ở 1-2 khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ở các ngân hàng khác, dẫn đến bị điều chỉnh trên hệ thống CIC.

Dù vậy, trong bối cảnh khó khăn như hiện tại việc kiểm soát nợ xấu quanh mức 1% của ACB cho thấy ngân hàng luôn thận trọng trong hoạt động cho vay, điều này cũng giải thích một phần cho mức tăng trưởng tín dụng không quá ấn tượng so với các ngân hàng cùng quy mô khác. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy nợ xấu hình thành và nợ nhóm 2 (G2) đã bắt đầu tăng chậm lại, chúng tôi kỳ vọng ngân hàng sẽ kiểm soát tỷ lệ này quay trở lại mức 1% trong năm 2024.

7 Likes

cám ơn bạn nhé!

4 Likes

Tin tức cũng có phần ủng hộ nhiều hơn cho nền kinh tế nói chung và chứng khoán nói riêng.

Các chỉ số kinh tế Mỹ đã ổn định và có nhiều chuyển biến tốt. Tuần này tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số lạm phát CPI của Mỹ sẽ được công bố trong ngày 8/12

Hiện xu hướng chung thị trường vẫn đang kì vọng cho CPI tiếp tục giảm và FED sẽ ko tăng lãi suất trong cuộc họp tháng này. Có thể sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ năm sau.

Trong nước các DN vẫn vận hành đều đặn, NHNN đang cố gắng thúc đẩy tín dụng để tăng sức cầu trong dân cho đợt Tết cuối năm

4 Likes

https://nguoiquansat.vn/hai-ong-lon-big4-giam-lai-suat-huy-dong-tu-ngay-29-11-101831.html

4 Likes

Cả TT chạy. Còn mình ngân hàng chưa chạy :face_with_raised_eyebrow:

4 Likes
4 Likes
4 Likes

Về nhóm ngân hàng thì trước mắt không muốn tham gia vì nhóm trong giai đoạn này dòng tiền không tập trung vào. Do đó dành tiền cho nhóm này hiệu suất sẽ không có

4 Likes

4 Likes

ACB
Lợi nhuận Q3 đạt hơn 5k tỷ tăng trưởng hơn so với Q2,Q3/2022. Thu nhập ngoài lãi tăng 45% góp phần giúp ACB tăng trưởng lợi nhuận

Mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư tiếp tục góp phần lớn vào thu nhập đưa tỷ trọng thu nhập ngoài lãi lên 23% tổng doanh thu (cao hơn cùng kỳ 18%)

Tiền gửi KH trong 9 tháng đầu năm tăng vượt hơn trung bình ngành → giúp gia tăng thị phần huy động

Quy mô tiền gửi không kỳ hạn liên tục được cải thiện , tăng trưởng tốt và phục hồi so với đầu năm.

4 Likes

4 Likes

EPS hiện tại của ACB 3.840 đồng /cp với giá hiện tại (hết phiên 4/12/2023 là 22.300đ/cp)
P/E đạt khoảng 5.8 lần
→ ACB đang ở mức giá hấp dẫn so với p/e trung bình ngành

4 Likes

CTG
Kỳ vọng chính phủ sẽ thúc đẩy thực hiện đầu tư công một cách mạnh mẽ trong cuối năm 2023. Với việc CTG là một trong những kênh giải ngân quan trọng của Chính phủ trong đầu tư công, kỳ vọng ngân hàng có thể tận dụng cơ hội này để cung cấp khoản vay cho các dự án hạ tầng công cộng → từ đó thúc đẩy tăng trưởng cho vay cũng như LDR của mình.

Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt nhờ trích lập dự phòng mạnh mẽ: Trong số các NH cùng nhóm, CTG là NH duy nhất có tỷ lệ nợ xấu giảm do NH đã trích lập mạnh mẽ trong t9/2023, khi mà tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 1,16% trong q3/2023. Tỷ lệ bao nợ xấu của NH cũng được cải thiện lên 172%- cao thứ 2 trong số 15 NH niêm yết lớn nhất.

5 Likes

Hình ảnh 05-12-2023 lúc 09.33 (1)

5 Likes

5 Likes

Nước ngoài bán khá rát trong phiên sáng tuy nhiên lực cầu vào đỡ giá vẫn rất mạnh

5 Likes

Trong phiên hôm qua VNI điều chỉnh khá mạnh, nhưng không làm thay đổi triển vọng thị trường, khối lượng dưới mức trung bình. Khối ngoại bán ròng mạnh gây áp lực lên chỉ số chung, cần theo dõi thêm tiềm nội có cân lại lực bán trong phiên tới không. Phiên hôm nay là phiên hàng về, có thể áp lực bán sẽ mạnh hơn vào buổi chiều.

5 Likes

Xu hướng tăng tiếp diễn. VNI xác nhận phiên test cung trước đó thành công, đóng vượt đỉnh vào ngày hàng lớn về , mặc dù hôm qua khối ngoại bán ròng hơn 500 tỷ → NĐT có thể cân nhắc nạn tỷ trọng sớm , tránh việc gia tăng muộn và dùng phải dùng margin khi cp đã vượt ra khỏi vùng an toàn.

5 Likes

chưa gì mới sáng mà thanh khoản dữ dội

5 Likes

Thị trường biến động tương đối mạnh trong phiên sáng, với thanh khoản lớn. Có thể do nhiều tin tức liên quan đến việc hoãn KRX sang năm sau bắt đầu xuất hiện gây tâm lí hoảng loạn lo lắng cho NĐT

4 Likes