Câu chuyện về HPG và ngành thép: Đầu tư dài hạn có xứng đáng?

I. Bức tranh của HPG trong ngành thép

  • Tồn kho ngành thép đã quay đầu sụt giảm khá mạnh trong Q2 vừa qua. Theo ước tính, tổng lượng tồn kho (đã bao gồm dự phòng giảm giá) của các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán cuối Q2 có giá trị vào khoảng 61.000 tỷ đồng, giảm 7.000 tỷ so với thời điểm cuối Q1. HPG là doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho giảm mạnh nhất trong Q2 với giá trị là 2.300 tỷ.

  • Thời điểm 30/6 tồn kho của HPG chiếm đến hơn một nửa tổng lượng hàng tồn kho của toàn ngành với giá trị 32.000 tỷ đồng (đã trích lập dự phòng giảm giá 259 tỷ đồng). Đây là giá trị tồn kho thấp nhất tại thời điểm cuối quý của doanh nghiệp đầu ngành thép kể từ quý 1/2021

  • Tồn kho ngành thép giảm mạnh trong bối cảnh giá thép thế giới có xu hướng giảm mạnh và có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất 3 năm vào cuối tháng 5. Mặc dù hồi phục trở lại trong tháng 6 nhưng giá thép thanh vằn tại Trung Quốc vẫn ghi nhận mức giảm hơn 10% nếu tính chung trong quý 2.

  • Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhu cầu thép yếu tại hầu hết khu vực trên thế giới và tâm lý tiêu cực đã tác động đến giá bán thép thành phẩm. Xu hướng giảm giá thép trên phạm vi toàn cầu càng được củng cố thêm khi các doanh nghiệp thép Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ giá giảm nhanh để cạnh tranh.

  • Tại thị trường trong nước, giá một số loại thép cũng đã liên tiếp sụt giảm thời gian qua. Giá thép D10 CB300 của HPG thậm chí đã trải qua 15 lần điều chỉnh giảm liên tiếp với mức giảm gần 2 triệu đồng/tấn. Xu hướng giảm giá thép phần nào phản ánh nhu cầu tiêu thụ suy yếu trong nước do thị trường bất động sản vẫn ảm đạm.

  • Theo VSA, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong nước yếu nên các nhà máy cạnh tranh liên tục, điều chỉnh giá bán giảm dần. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản chưa có tín hiệu khả quan trở lại, một vài dự án nhà ở xã hội cũng mới được triển khai chưa nhiều. Thép tiêu thụ nội địa gần 80% là thép xây dựng và HRC, còn lại là tôn mạ và ống thép

  • Trong khi đó, thị trường xuất khẩu cũng chưa thực sự khả quan. HRC và tôn mạ hiện chiếm khoảng 80% sản lượng thép xuất khẩu, còn lại là thép xây dựng và ống thép.

  • HPG đã hoạt động 6/7 lò luyện thép và sẽ dần mở lại lò cao cuối cùng tại dung quất trong Q3 này khi thị trường thép đang trong quá trình hồi phục.
    II. Luận điểm đầu tư

  • Theo quan điểm của em thì giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua, sự khó khăn của cả ngành thép cũng đã được phản ảnh hết vào giá trước đấy là Q4/2022 sang đến Q1/2023 hiện nay có các dấu hiệu hồi phục đang xuất hiện, ngành thép kỳ vọng tạo đáy nhờ giá nguyên vật liệu giảm mạnh và các nhà máy mở cửa trở lại.

  • Các dấu hiệu phục hồi của ngành như: sau giai đoạn tăng mạnh do chiến tranh Nga-Ukraine, giá than coke và quặng sắt đã giảm lần lượt 63% và 48% từ đỉnh của năm 2022, sản lượng tiêu thụ thép đang dần hồi phục, HPG đã hoạt động 6/7 lò luyện thép và dự kiến sẽ mở dần mở lại lò cao cuối cùng tại Dung Quất trong quý 3 này khi thị trường thép đang trong quá trình hồi phục.
    Ngoài ra các lĩnh vực khác của HPG gồm nông nghiệp, bất động sản, điện máy gia dụng vẫn được khẳng định tích cực chỉ có mảng thép được đánh giá là vẫn khó khăn khi cầu giảm.

  • KQKD Q2 của HPG đạt doanh thu 29.800 tỉ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. LNST 1.448 tỉ đồng giảm 64% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù đi xuống so với cùng kỳ năm 2022, song lợi nhuận trong quý 2 năm nay của HPG đã bắt đầu được cải thiện đáng kể là quý có LNST lên đến con số nghìn tỷ trong 4 quý gần nhầt. Trong Q1 doanh thu đạt 26.589 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 397 tỷ đồng thì trong Q2 này doanh thu tăng lên 20.496 tỷ đồng nhưng LNST đã tăng lên 1.460 tỷ đồng tức tăng 3,7 lần so với Q1

  • Mặc dù doanh thu được cải thiện nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm HPG mới chỉ ghi nhận 56,665 tỷ đồng doanh thu, hơn 1,830 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế đạt 23% về lợi nhuận và 37% về doanh thu kế hoạch năm đã đề ra, nên áp lực hoàn thành kế hoạch sẽ dồn lại Q3, Q4, rất có thể trong năm nay HPG sẽ không hoàn thành kế hoạch đã đề ra như kỳ vọng.
    => Quan điểm của em là ngành thép đang bắt đầu phục hồi trong Q2 này và với các yếu tố vĩ mô đang dần trở nên tích cực ngành thép là một ngành đáng để đầu tư dài hạn và đối với HPG cổ phiếu dẫn dắt hàng đầu ngành thép cũng rất xứng đáng để chúng ta đầu tư trong dài hạn.
    III. Vùng giá hiện tại của HPG đã mua được chưa?

  • Nếu như ngành thép là một ngành có tính chu kỳ thì em đánh giá HPG mới chỉ đang bắt đầu con sóng của chu kỳ 2 tăng giá. Xem trên chart tuần HPG đã có gần 7 tuần tăng giá liên tục, giá break out ra khỏi vùng tích lũy và tăng giá rất mạnh, so với các cổ phiếu khác trong ngành thép như HSG hay NKG thì HPG đã có nhưng nhịp tăng giá đầy ấn tượng. Trong 2 tuần gần đây là 2 tuần có những nhịp điều chỉnh và cũng là tâm lý chốt lời của những ndt ngắn hạn đã mua ở vùng giá lúc tích lũy có những nguồn lợi nhuận đến 15-20% nên việc điều chỉnh gần đây em đánh giá là hoàn toàn bình thường, chưa kể cũng có những NDT gồng lỗ HPG trong năm ngoái thì họ cũng sẽ có tâm lý cắt bớt lỗ khi giá đã tăng lên.

  • Có nên mua HPG vào thời điểm hiện tại không? Với cá nhân em thì là có, giá điều chỉnh chỉ là trong ngắn hạn nếu các NDT muốn đầu tư HPG dài hạn từ giờ đến hết năm hay thậm chí là sang năm 2023 thì những nhịp điều chỉnh này là cơ hội thứ 2, thứ 3 cho những NDT chưa kịp mua hay muốn mua gia tăng tỉ trọng. Trong trường hợp giá điều chỉnh mạnh thì vùng hỗ trợ 24.6 sẽ là mức giá rất thích hợp để các NDT mua HPG.

4 Likes

trên đây là quan điểm cá nhân của em, còn rất nhiều sai sót mong a/c thông cảm và góp ý thêm để em cái thiện cho bài pt của mình.

3 Likes

Kinh nghiệm 3-4 năm qua cho thấy, HPG là hàng thời vụ, đầu tư theo thời vụ ngon hơn đầu tư dài hạn. Đầu tư theo thời vụ là tính bằng tháng, quý, còn dài hạn đơn vị tính là năm .
Soi lại biểu đồ giá HPG, rõ ràng nếu nhạy bén theo thời vụ kiếm ăn ngon hơn dài hạn nhiều!?

1 Likes

quan điểm của mình là đầu tư dài hạn nhưng theo chu kỳ vì ngành thép là ngành có chu kỳ chứ không phải là cầm quá dài hạn

2 Likes

Ngày hôm nay HPG chính thức xuất hàng những sản phẩm container đầu tiên, Nhà máy sản xuất container Hòa Phát được cho là có thể tiêu thụ 1 triệu tấn thép cuộn cán nóng HRC/năm, là đầu ra tốt cho Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất hiện tại và Dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát, hoàn thiện chuỗi giá trị gia tăng trong hệ sinh thái sản xuất gang thép của Hòa Phát.

3 Likes