VĨ MÔ THẾ GIỚI:
• Giá dầu:
Cuộc họp của Thống đốc OPEC+ vừa qua, Saudi arabia và Nga 2 quốc gia khai thác dầu lớn công bố duy trì cắt giảm sản lượng duy trì đến cuối năm=> Nguồn cung dầu bị thu hẹp.
Lượng dầu dự trữ Mỹ đã đưa về ngưỡng thấp nhất 40 năm=> khả năng phải quay lại mua ròng để tăng cường dự trữ thay vì bán ròng để trợ giá dầu.
EIB cho biết sản lượng xăng thành phẩm tuần gần nhất giảm về 8 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Nhu cầu suy yếu khi giá dầu tăng 3 tháng liên tiếp và đồng thời sự tăng mạnh của đồng USD.
=> Những yếu tố tiêu cực cho nguồn cung dầu thế dầu, yếu tố tác động lại gía đầu tăng trong tương lại. Nhưng hiện tại giá đang ở mức 84 USD/thùng giảm mạnh so với mức đỉnh cũ 96USD/thùng.
• Chỉ số việc làm:
- Theo ADP, số lượng việc làm khu vực tư nhân của Mỹ chỉ tăng 89 nghìn vào tháng 9, mức tăng ít nhất trong hơn 2 năm qua và thấp hơn nhiều mức dự báo 150 nghìn của Down Jones.
Báo cáo cơ Hội việc làm tháng 8 ( JOLTs) công bố với mức 9,6 triệu việc làm mở mới, tăng so với dự phòng 8,8 triệu của Dowjones.
=> Khảo sát cơ hội việc làm và Tỷ lệ luận chuyển lao động tháng 8 cho thấy thị trường lao động vẫn còn thắt chắt, chỉ số việc làm chưa đáng lo ngại.
• Lợi suất trái phiếu chính phủ:
LSTP kỳ hạn 10 năm hôm qua, tăng 11 điểm cơ bản lên 4,793 sau khi tăng lên 4,8% vào thứ 3. Lợi trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 cũng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007. => Áp lực rút dòng tiền.
• DXY Tăng mạnh:
USD Đơn vị chuyển đổi ra vàn, đây là đồng tiền thanh toán “ đồng tiền dự trữ lớn chiếm 60% tổng lượng giao dịch FX trên toàn cầu. Khi lợi suất chính phủ mỹ tăng mạnh kiến USD hút về đầu tư=>Cung giảm, cầu tăng đã làm USD tăng mạnh đẩy áp lực lên đồng tiền các quốc gia khác.
• Lo ngại về lạm phát:
6 Tháng đầu năm 2022 thời điểm bùng nổ của lạm phát Mỹ với mức tăng trưởng. 8-9% Yoy, tạo mức nền cao hỗ trợ cho 6 tháng đầu năm 2023.
Với yếu tố tác động lên lạm phát như giá đầu và chỉ số việc làm, cộng thệm mức nền lạm phát cùng kỳ năm trước dự thời gian từ đây đến cuối năm năm để giảm lạm phát giảm khá khó khắn.
Theo giả định nếu lạm phát Mỹ tăng 0,3% MoM trong tháng 9, mức lạm phát năm rơi vào 3,7% vẫn cao hơn mục tiêu 2% của FED => Theo phát ngôn của thống đốc FED nếu nếu lạm phát còn duy cao thì khả năng tăng lãi suất vào tháng tháng 11 tới và theo dự phóng FED giữ lại xuất >5% xuyên suốt 2023, để con số trên thẩm thấu vào thị trường theo nghiên cứu mất khoảng 15 tháng thời gian khá dài, đánh giá sẽ ảnh hưởng khá tiêu cực đến kinh tế Mỹ thời gian tới
VĨ MÔ VIỆT NAM:
• GDP Phục hồi nhưng vẫn chậm hơn kỳ vọng
Chỉ số tăng trưởng GDP Q3/ 2023 có sự tăng trưởng dương và dần đều từ đầu năm. ( Q1 tăng 3,28%, Q2 tăng 4,05%, Q3 tăng 5,33%) ước tính tăng 5,33 YOY.
Nhưng để đặt được kế hoạch chính phủ đặt ra đầu với mức tăng trưởng năm 2023 đặt 6,5% thì với hiện tại dự là khó để đạt kế hoạch, nếu Q4/2023 tăng trưởng GDP 9% thì tăng trưởng GDP mới mục tiêu trên.
=> Nhưng hiện tại với các chính sách đã được bung ra thì để có dư địa tăng mạnh rất là thách thức. Theo IMF đánh giá tăng trưởng Việt Nam 2023 chỉ ở mức 4,7%
• Kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại:
Kim ngách xuất nhập khẩu vẫn giảm nhẹ 6,2% so với năm tước và đà giảm đang dần thu hẹp, tuy nhiên vẫn có sự cải thiện một số nhóm hàng hoá như nông, lâm, thuỷ sản…
Xuất siêu 9 Tháng đầu năm 2023 đạt tới 21,68 tỷ USD (cao hơn đáng kể so với mốc 6,9 tỷ USD đạt được cùng kỳ năm 2022). => cán cân thương mại vẫn duy trì thặng dư tích cực.
• Đầu tư công:
Đầu tư công đạt mức giải ngân ~363,310 tỷ đồng (~51,38% kế hoạch). 9 tháng giải ngân được 51,38%, đối với đầu tư công 9 tháng, chưa năm nào vượt qua mốc 50%. Số tiền tuyệt đối mà chúng ta giải ngân cao hơn năm ngoái là hơn 110 nghìn tỷ đồng, đây là con số rất lớn.
• Tăng trưởng tín dụng:
Tính đến 20/9/2023, tăng trưởng tín dụng hệ thống chỉ đạt 5,73%. Tăng trưởng tín dụng chậm & khó đạt mục tiêu 2023
Lãi suất huy động & cho vay tiếp tục hạ trong bối cảnh đã 4 lần hạ lãi suất điều hành. Tuy nhiên dần hết dư địa.
• Lạm phát trong nước:
Tính chung 9 tháng 2023, CPI tăng 3,16% YoY; lạm phát cơ bản tăng 4,49%. Những chỉ số sẽ tác động lên lạm phát quý tới như giá thực phẩm, giá dầu, tỷ giá. DXY và đặc biệt giá điện thời gian tới.
=> Số liệu lạm phát có xu hướng tăng nhưng chưa đáng lo ngại khi vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát.
=>Đối với Việt Nam các sô liệu kinh tế đánh giá chưa quá tiêu cực, Q3/2023 cho thấy đà phục hồi tích cực sau những nỗ lực,dù vậy vẫn thấp hơn kỳ vọng. Ngoài ra Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức cần kích thích kinh tế trong bối cảnh toàn cầu đang thắt chặt.