CEO siêu cổ 2022!

Phiên hôm nay sẽ vét sạch đấy.

1 Likes

CEO có cả QUẢNG NINH, PHÚ QUỐC, MÊ LINH

Bất động sản ở những tỉnh nào có khả năng “sôi động” trở lại dịp cuối năm nay?

Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp thị | 49 phút

Chia sẻĐăng lạiBình luận (3)

Thanh Hóa là một trong 7 thị trường bất động sản được dự đoán sẽ “sôi động” trở lại vào dịp cuối năm.

Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Thuận, Long An, Phú Quốc là 7 thị trường bất động sản được các chuyên gia dự đoán có khả năng sớm sôi động trở lại.

Nhận định chung về thị trường nhà ở quý III năm nay, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, trong đó có ngành bất động sản.

Hầu hết dự án phát triển bất động sản trên cả nước đều phải dừng xây dựng, thi công vì lệnh giãn cách và đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu và thiết bị. Những dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư không thể triển khai vì cơ quan chính quyền các tỉnh thành cũng phải tập trung chống dịch làm nguồn cung trên thị trường vốn dĩ đã thiếu hụt không có cơ hội để cải thiện.

Hoạt động giao dịch mua - bán bất động sản trên thị trường cũng bị ảnh hưởng vì không thể tiến hành gặp gỡ, trao đổi, giao nhận… Trong khi bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt phải qua rất nhiều khâu kiểm nghiệm, pháp lý khi phát sinh giao dịch.

Tuy nhiên theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, do cầu vẫn duy trì mạnh và sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp bán hàng trong tình hình mới của các sàn nên mặc dù thị trường chịu nhiều ảnh hưởng nhưng số lượng giao dịch có thể nói là tương đối tốt.

Toàn bộ nguồn cung trên thị trường bất động sản đa phần hàng tồn từ các quý trước. Lượng cung cũng như dự án mới rất hạn chế và không có dấu hiệu cải thiện. Số lượng nguồn cung trên toàn thị trường đạt ngưỡng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, do nguồn cung trên thị trường vẫn không có nhiều cải thiện, các dự án đang hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư (số lượng là rất lớn) chắc chắn vẫn gặp nhiều khó khăn chưa thể tham gia thị trường. Nguồn cung đất nền trên thị trường phần lớn không nằm ở các dự án được phê duyệt quy hoạch mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Về giá bất động sản, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng quý IV sẽ được điều chỉnh tương đương cùng kỳ năm 2020. Những dự án không điều chỉnh, vẫn giữ giá như đầu quý II năm nay chắc chắn sẽ có tỷ lệ hấp thụ thấp.

Về tỷ lệ hấp thụ, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng trên toàn thị trường dự báo đạt trên 40%. Thị trường bất động sản ở những địa phương có khả năng sôi động sớm gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Thuận, Long An, Phú Quốc.

Bất động sản nghỉ dưỡng: Tín hiệu xanh đã bật

Đỗ Linh | 04/10/2021, 11:56

Nới lỏng dần giãn cách, nhà đầu tư nhộn nhịp quay lại thị trường, các giải pháp kích thích nền kinh tế chuẩn bị được Chính phủ khởi động và nhiều địa phương vùng xanh thí điểm đón khách từ tháng 10. Những tín hiệu này đang được xem là liều vaccine cho thị trường BĐS nghỉ dưỡng sớm phục hồi trở lại.

Nhận diện “vaccine” của thị trường

Sau gần 3 tháng không có ca nhiễm trong cộng đồng và trở thành một trong những địa phương an toàn về dịch, từ ngày 21/9 Quảng Ninh đã chính thức mở cửa các điểm du lịch, tàu tham quan, lưu trú trên vịnh Hạ Long, đồng thời triển khai “hộ chiếu vaccine” đầu tiên.

Từ đầu tháng 10, hàng loạt các tỉnh như Quảng Bình, Nha Trang, Bình Định, Phú Quốc… cũng bắt đầu mở cửa một số hoạt động trong tình hình mới. Ví dụ như Quảng Bình triển khai thí điểm cấp thẻ xanh, thẻ vàng cho phép các doanh nghiệp du lịch đón khách đã tiêm vaccine. Bình Định đồng ý cho phép sân FLC Golf Links Quy Nhon mở cửa phục vụ khách từ ngày 1/10. Còn Phú Quốc đang chuẩn bị cho kế hoạch mở cửa đón khách quốc tế vào cuối năm nay.

Trong bối cảnh Chính phủ đã xác định sẽ sống chung cùng dịch với việc ban hành những chính sách sát sườn với doanh nghiệp, một lần nữa cho thấy sự cấp thiết sớm mở cửa trở lại để phục hồi nền kinh tế, đặc biệt là những lĩnh vực quan trọng chịu nhiều ảnh hưởng như ngành du lịch, dịch vụ.

Các chuyên gia nhận định, lưu thông kinh tế sẽ là liều vaccine hiệu quả nhất để thị trường BĐS, một thị trường có vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế xã hội nhanh chóng trở lại sôi động. Trong đó những phân khúc giàu tiềm năng như BĐS nghỉ dưỡng sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ do nhu cầu du lịch giống như một chiếc lò xo đã bị nén quá lâu.

Về mặt xu hướng tổng quát và dài hạn, thị trường sẽ khởi sắc tươi sáng lên. “Kinh nghiệm từ xưa đến nay sau mỗi đợt dịch thị trường bất động sản lại trỗi dậy, và tới đây thị trường cũng sẽ phục hồi mạnh mẽ cả ở hai phía cầu và cung”, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên nhấn mạnh tại một tọa đàm BĐS tổ chức mới đây.

Dữ liệu Batdongsan.com.vn cho thấy, mức độ quan tâm tới BĐS luôn tăng mạnh sau mỗi đợt Covid-19. Cụ thể, sau đợt dịch 1, mức độ quan tâm tới thị trường tăng 306%, sau đợt 2 tăng 62% và sau đợt 3 tăng mạnh tới 378%.

Đón đầu cơ hội

Theo đánh giá của một chuyên viên môi giới lâu năm, BĐS nghỉ dưỡng là kênh đầu tư dài hạn có thể mang đến những giá trị gia tăng và lợi nhuận hấp dẫn hơn hẳn so với các kênh đầu tư khác, nhưng lại đòi hỏi sự trường vốn và kiên trì, hướng đến một thị trường chất lượng, an toàn và bền vững hơn.

Đối với các nhà đầu tư đường dài, giàu tiềm lực tài chính, nhu cầu kinh doanh đem lại lợi nhuận bền vững, dài hạn vẫn rất lớn. Điều này thể hiện qua chỉ số quan tâm đến BĐS gia tăng sau mỗi đợt giãn cách. Đặc biệt là sự nổi lên của xu hướng nghỉ dưỡng tại gia, săn tìm second home để đầu tư “3 trong 1”, vừa kinh doanh, vừa an cư và nghỉ dưỡng.

Bất động sản nghỉ dưỡng có những tín hiệu phục hồi mạnh mẽ

Có thể nhìn thấy lực cầu này qua một số báo cáo thị trường. Như là theo số liệu của Hội Môi giới BĐS Việt Nam khi lượng sản phẩm/giao dịch chào bán 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng so với cùng kỳ 2020. Trong đó, thấp tầng là phân khúc có tỉ lệ hấp thụ tốt, tỷ lệ chiếm 47,3%. Nhiều dự án được đầu tư quy mô đồng bộ tại các thị trường giàu tiềm năng về du lịch như Hạ Long, Phú Quốc, Quảng Bình… cũng đang ghi nhận có lượng sản phẩm đang chào bán trên thị trường được nhiều nhà đầu tư săn tìm, chủ yếu thuộc các dự án lớn như: Sun Tropical Village Phú Quốc, Novaland Phan Thiết, Hội An Royal Residences, KN Paradise Cam Ranh, FLC Quảng Bình…

Đã có kinh nghiệm ứng phó và thích nghi với trạng thái mới, nhiều doanh nghiệp BĐS nhanh nhạy đã nắm bắt những tín hiệu “xanh” để triển khai ngay kế hoạch phát triển các dự án, cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới với những chính sách ưu đãi chưa từng có nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tư BĐS đang tăng nhiệt vào những tháng cuối năm.

Ghi nhận tại thị trường hội tụ nhiều điểm đến tiềm năng như Bắc Trung Bộ, dự án đại đô thị biển FLC Quảng Bình với đa dạng các dòng sản phẩm, gây chú ý với gói chính sách 5K mang đến gói quà tặng hơn 3 tỷ đồng. Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ với dự án biệt thự Grand Mercure Hội An triển khai cam kết mua lại sau 3 năm nhận bàn giao. Thị trường miền Nam với dự án Novaworld Phan Thiết cũng đưa ra chính sách cam kết mua lại, cung cấp các sản phẩm nghỉ dưỡng khác nhau.

Dự kiến, Chính phủ sẽ hoàn thành mục tiêu tiêm 150 triệu liều vaccine cho 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng ngay trong năm 2021 hoặc đầu năm 2022. Khi công tác phòng chống dịch có thêm nhiều kết quả tích cực, dòng tiền sẽ dồn về các “vùng trũng” như đất nền, đại đô thị, khu du lịch có tiềm năng phát triển. Cùng với các chính sách lần đầu tiên triển khai của chủ đầu tư, cơ hội mở ra rất lớn cho nhiều nhà đầu tư đi trước đón đầu, lựa chọn được những sản phẩm chất lượng tại các dự án có tiềm lực, pháp lý minh bạch của các chủ đầu tư uy tín.

Tây cứ múc đều thế này thì sớm hết hàng giá rẻ.

tiền đổ vào dòng này mạnh nhỉ

mở cửa nên tiền đang vào dòng bds, bds du lịch nghỉ dưỡng.

1 Likes

Tây vẫn mút rất chăm chỉ, mỗi ngày tấy cất đi 400k, 500k.

Chơi đẹp hay k còn chờ a bình kk

Những năm trước làm ăn ngon cổ tức tiền mặt 10% vậy là quá đẹp rồi. Còn hơn ngân hàng toàn cho ăn giấy, nói chung phải như nào PYN nó mới sở hữu gần 40 triệu cổ và tây hiện tại vẫn đang múc đều.

Hay dở chờ doanh nghiệp chứng minh kk

Cổ nào cũng có giai đoạn khó khăn, SSI 2020 giá dưới 20 rồi lên 60, Hoà Phát trước có hơn 10. Thực ra bác chắc cũng quan tâm nhưng muốn giảm để vào thôi. Chứ ko quan tâm thì cũng chẳng cần phải tham gia topic làm gì.

1 Likes

Quan tâm chứ, vì mua giá 9.8-9.9 mà.Quan tâm lấy thêm thông tin.

Bác mua cao thế à, em hô mua từ giá 8. Lúc mà nó sập xuống đáy ấy.

Mới để ý đến nó kk , nên giờ cần đọc thêm thông tin.

Tranh thủ mà mút đi Tây nó gia tăng mạnh hơn từng ngày. Ta cũng đg mút mạnh thới của CEO đến rồi. Cơn Bi cực của CEO phải chịu 2 năm rồi mới có giá này cho các cụ mút. Đến lúc nó chạy 2x tranh nhau vào mua.

Cuối năm sóng dòng bất động sản là hợp lý.

Tây xúc nhiều quá các bác. CEO sớm có giá 15 thôi.

Có CEO CEO đấy :smiley:

1 Likes

Thế này cái dự án CEO Mê Linh có giá bao nhiêu, vành đai 4 thì giá đất cứ gọi là tăng vù vù:

Thẩm định xong dự án đường vành đai 4 Hà Nội trong tháng 10/2021

Lê Tươi

Lê Tươi

tuoi.le@baogiaothong.vn

03/10/2021 18:28

Tuyến đường Vành đai 4 Hà Nội với chiều dài 98 km, hiện đang được Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét 19 nội dung…

Tin tức trong ngày hôm nay

Trong tháng 10 thẩm định dự án đường vành đai 4

Ông Nguyễn Chí Dũng Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội.

Đường vành đai 4 được đầu tư sẽ giảm áp lực cho tuyến đường vành đai 3 hiện tại - Ảnh minh họa

Theo đó, Hội đồng thẩm định sẽ xem xét 19 nội dung thuộc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội theo phương thức đối tác công, tư (PPP) như: sự cần thiết đầu tư; lựa chọn hình thức đầu tư; khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước; dự kiến quy mô, thời gian thực hiện dự án; xác định sơ bộ tổng mức đầu tư; đánh giá phương án bồi thường, hỗ trợ dự án…

Các phiên họp thẩm định dự án của hội đồng được tiến hành trong tháng 10/2021. Nếu Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua, dự án sẽ tiếp tục được báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Trước đó, vào tháng 8/2021, UBND thành phố Hà Nội trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội. Đây là báo cáo được UBND TP Hà Nội giao Tập đoàn VinGroup lập hồ sơ đề xuất.

Ba nhà đầu tư đề xuất đầu tư đường vành đai 4

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, hiện dự án đường vành đai 4 đang có 3 nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án ở bốn phân đoạn.

Cụ thể, Công ty Cổ phần tập đoàn T&T đề xuất đầu tư 2 đoạn, gồm: từ cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến QL32 và từ QL32 đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Tổng mức đầu tư được lập trước đây cho 2 đoạn này là 16.200 tỷ đồng.

Liên danh Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng giao thông Phương Thành - Công ty PTHT Nguyên Minh đề xuất làm đoạn từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, bao gồm cả cầu Mễ Sở. Tổng mức đầu tư đoạn này khoảng 9.800 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đề xuất xây cầu Hồng Hà (Đông Anh) và đường dẫn 2 đầu cầu với tổng mức đầu tư 8.800 tỷ đồng.

Trao đổi với PV Báo Giao thông một trong 3 đơn vị đề xuất đầu tư dự án, ông Phạm Văn Khôi - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành cho biết, đơn vị này đã đề xuất làm đường vành đai 4 đoạn từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hiện đang chờ Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội phê duyệt để nhanh chóng triển khai thi công dự án.

Trước đó, Sở GTVT trình UBND TP. Hà Nội báo cáo tổng thể tuyến đường vành đai 4. Theo đó, tuyến đường vành đai 4 được chia làm 7 đoạn và có tổng chiều dài là 98km.

Trong đó, đoạn trên địa bàn Hà Nội dài 54km; trên địa bàn tỉnh Hưng Yên dài 23km; đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 21km. Điểm đầu của dự án là đoạn nút giao với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, điểm cuối đoạn giao cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Tuyến có một đoạn đi trùng với QL18 và cao tốc Nội Bài - Hạ Long.

Đáng chú ý, theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, qua rà soát tính toán sơ bộ để đầu tư toàn tuyến Vành đai 4, phương án 1 sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 105.000 tỷ đồng; còn theo phương án 2 cần nguồn vốn khoảng 135.000 tỷ đồng.

TP. Hà Nội đã thống nhất, biểu quyết 100% quyết nghị đồng ý về chủ trương triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Đồng thời lưu ý cần xây dựng phương án và phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực, bảo đảm hiện đại, đồng bộ toàn tuyến, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giao thông trước mắt và lâu dài; có giải pháp kết nối khu vực hai bên tuyến đường, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh; giải quyết các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh, bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh.

Các quy trình, thủ tục đầu tư dự án phải thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP), xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan. Nhà đầu tư thực hiện dự án thành phần theo hình thức PPP phải có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai dự án bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ theo quy định.

CEO ngon quá, mấy chục ha Mê Linh định giá bao nhiêu đây các cụ. Phú Quốc Và Vân Đồn thì CEO sớm lên mặt bằng giá mới. Bảo sao Tây mút không ngừng nghỉ, ta vào gom mạnh mẽ.