Không biết các bác thế nào chứ em thì theo anh PYN và tây đang xúc hàng ngày. EM đợi khi nào anh PYN bán thì em bán.
Chuẩn bị đóng sóng bất động sản cuối năm, dự là sẽ phi mạnh.
THAM KHẢO THÔI NHÉ ĐỪNG MUA
Du lịch khởi động trở lại
(ĐTCK) Vietravel cho biết sau thời gian đóng băng vì Covid đang chuẩn bị khởi động trở lại. Sun Group cũng đã sẵn sàng về tâm thế, chiến lược để đón khách trở lại với điểm đến Phú Quốc.
Ngày 5/10, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về tái khởi động du lịch.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết, nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã xây dựng lộ trình khởi động lại hoạt động du lịch trong giai đoạn cuối năm nay và đầu năm 2022. Du lịch nội tỉnh được coi là bước đệm cần thiết trước khi mở rộng hoạt động liên tỉnh và đón khách quốc tế.
Tại Quảng Ninh, hoạt động du lịch nội tỉnh phục hồi từ cuối tháng 9, dự kiến tiếp tục đón khách ngoại tỉnh vào tháng 11. Tại Khánh Hòa, du lịch nội tỉnh được hoạt động từ đầu tháng 10, dự kiến trung tuần tháng 10 sẽ đón khách ngoại tỉnh và kỳ vọng đón khách quốc tế vào cuối năm 2021, sau khi thí điểm tại Phú Quốc (Kiên Giang). Tại Hà Nội, dự kiến trong tháng 10 phục hồi du lịch nội tỉnh, đón khách ngoại tỉnh vào tháng 11.
Theo Tổng cục Du lịch, phương châm phục hồi du lịch trong giai đoạn này là “an toàn đến đâu mở đến đó” và “mở cửa phải an toàn”.
Vietravel vừa tổ chức thành công tour hành trình xanh Cần Giờ vào các ngày 1, 3 và 4/10 với sự tham gia của đội ngũ y, bác sỹ tuyến đầu chống dịch. Đây là hoạt động do UBND TP.HCM phối hợp cùng Sở Du lịch TP.HCM và Vietravel tổ chức tour tri ân. Các tour du lịch bắt đầu được kích hoạt trở lại cũng là lời khẳng định rằng cuộc sống của người dân đã bước vào thời kỳ bình thường mới.
Sau thời gian dài “đóng băng” do dịch bệnh, Vietravel chuẩn bị tái khởi động thị trường với những sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong tình hình mới. Cùng với một số địa phương tiến hành mở cửa và khôi phục kinh tế, đây được xem là giải pháp thiết thực nhằm phục hồi ngành du lịch, và dịch vụ trọng yếu khác sau nhiều tháng tạm ngưng hoạt động.
Để phát động lại thị trường, dự kiến trong tháng 10, Vietravel chuẩn bị mở cửa hoạt động kinh doanh tại trụ sở và các chi nhánh trên toàn quốc. Công ty sẽ phát triển sản phẩm nội vùng, cung ứng dịch vụ tại chỗ để phục vụ du khách. Cụ thể, tại TP.HCM có các sản phẩm như Cần Giờ, Củ Chi… Du khách sẽ có lựa chọn khá lý tưởng với Hành trình xanh Cần Giờ - Vàm Sát (1 ngày), khởi hành thứ Bảy hàng tuần, giá 1,69 triệu đồng, tour Củ Chi - Nông Trang Xanh - Địa đạo “Vùng đất thép” (1 ngày), khởi hành Chủ nhật hàng tuần, giá 699 ngàn đồng.
Tour du lịch Cần Giờ là điểm đến lý tưởng cho du khách du lịch an toàn.
Bên cạnh khởi động tour du lịch an toàn, Vietravel có triển khai dịch vụ vận chuyển với xí nghiệp vận chuyển Xuyên Á- Asia Express (trực thuộc Vietravel), đẩy mạnh mảng Inbound đón công dân Việt hồi hương, đón chuyên gia nước ngoài. Trung tâm vé máy bay của Vietravel cũng chính thức mở cửa phục vụ với các dịch vụ đặt vé máy bay, xe đón tiễn, đặt khách sạn, gia hạn hoặc làm visa đi Mỹ…
Chuẩn bị đón khách quốc tế
Kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế đến Phú Quốc vào tháng 10/2021 được lùi lại vào tháng 11/2021.
Được biết, sau giai đoạn thí điểm tại Phú Quốc, dự kiến trong nửa đầu năm 2022, hoạt động đón khách quốc tế sẽ được mở rộng tới một số điểm đến khác đáp ứng yêu cầu như Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng).
Các doanh nghiệp cũng đang chuẩn bị cho hoạt động này. Tập đoàn Sun Group cho biết, đã có sự nghiên cứu, đánh giá và chuẩn bị sẵn sàng về tâm thế, chiến lược. Những kế hoạch ứng phó trong dịch, chuẩn bị đón khách trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát đã luôn được tính toán với nhiều phương án, để đảm bảo an toàn không chỉ cho du khách mà cho cả cán bộ nhân viên tại các điểm đến.
Với kế hoạch thí điểm đón khách quốc tế áp dụng hộ chiếu vắc-xin tại Phú Quốc, Sun Group cho biết đã sẵn sàng để đón khách. Sun Group đã kịp đưa vào vận hành khu nghỉ dưỡng mới New World Phu Quoc resort, nâng tổng số phòng cũng như đa dạng thêm loại hình phòng nghỉ để có thể phục vụ nhiều đối tượng du khách hơn nữa.
Bên cạnh đó, tất cả các khu nghỉ và khách sạn của Sun Group đều được quản lý bởi những đối tác quốc tế hàng đầu về du lịch, nghỉ dưỡng, sở hữu nhiều kinh nghiệm thực tế về việc triển khai hộ chiếu vắc-xin tại các điểm đến trên thế giới như Marriott International, Accor Hotels hay Rosewood Hotels Group. Đây cũng là một lợi thế để Sun Group có thể xây dựng một quy trình đón khách an toàn với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chương trình thí điểm đón khách tới Phú Quốc sử dụng hộ chiếu vắc-xin.
Theo Sun Group, thời gian qua, thông qua chiến dịch “phủ áo mới” và nâng cấp chất lượng dịch vụ một cách đồng bộ, mạnh mẽ, các khu nghỉ dưỡng và tổ hợp vui chơi giải trí của Sun Group tại Phú Quốc đã có sự thay đổi lớn về diện mạo, chất lượng dịch vụ cũng như bổ sung thêm các trải nghiệm mới.
Cụ thể, các hạ tầng trò chơi tại công viên nước Aquatopia đã được chỉnh trang lại toàn bộ. Tổ hợp vui chơi giải trí biển Sun World Hon Thơm Nature Park đã được bổ sung những hàng cây xanh, cáp treo Hòn Thơm được bảo dưỡng đường cáp, vệ sinh các cabin để chuẩn bị sẵn sàng đón khách trở lại.
Mấy cụ Tây vẫn tích cực gom hàng. Ta đang gom và giữ rồi. Giờ này cụ nào bán là mất ăn đấy. Đang chân sóng thần.
Không gom bây giờ thì đợi khi nào hả các bác. Du lịch sẽ là nghành kinh tế mũi nhọn của VN, nó sẽ đóng góp vào GDP hướng tới 20, 30%. Tiềm năng vô cùng to lớn.
bán là sẽ mất hàng đấy các bác nó chỉ nhúc nhích tay to gom mới chân sóng thôi.
Tình hình là khi nào tấy nó dừng mua đấy bác.
CEO phải tăng mạnh đó
Em thấy tây họ múc mãi không ngừng. Tình hình là đóng sóng quý 4, đất MÊ LINH lại vừa quyết vành đai 4 Hà Nội thì giá chắc tăng mạnh lắm.
Cụ Tây múc xong là cất tủ đấy. Gần đây gia tăng mạnh số lượng mua vào. Chắc ko phải lướt T+ chứ?
Chuẩn rùi đó bác
Đôi khi đừng nghi ngờ nhiều quá e ạ
Cổ đất lo gì giá cổ rẻ quá lái đang gom lại hết
Em chỉ hỏi tu từ thôi cụ. Chứ múc như vậy và tiền năng của nó thì chả ai nghĩ ăn 30, 40%. Có chốt thì cũng phải chốt từ 2x trở lên.
CEO Mê Linh tăng giá gấp mấy lần đây các bác.
Phú Quốc lên thành phố rồi, Vân Đồn thì đặc khu kinh tế không đùa được đâu.
Hà Nội sẽ đưa 3 huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh lên thành phố
LĐO | 06/10/2021 | 10:51
Đường phố Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Tô Thế
Giai đoạn 5 năm tới, Hà Nội dự kiến đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố.
Báo cáo HĐND thành phố Hà Nội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội cho biết, trong lĩnh vực quy hoạch, và quản lý quy hoạch, UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ xây dựng, trình phê duyệt Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề xuất các nội dung để tích hợp vào Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch phát triển vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Đáng chú ý là đề xuất chủ trương và xây dựng quy hoạch vùng huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh thành thành phố.
UBND TP.Hà Nội cũng hoàn thành các quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống, các đô thị vệ tinh; quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị các khu dân cư làng xóm hiện có, cải tạo chỉnh trang các khu vực hai bên tuyến đường giao thông.
Cùng với đó, hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm (trục Tây Thăng Long, các tuyến vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục, vành đai 2 đoạn Mai Động - Ngã Tư Vọng, vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Giải Phóng, vành đai 4…)
Triển khai đầu tư xây dựng các cầu vượt sông Hồng (Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Thượng Cát, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên). Phát triển các tuyến đường có tính kết nối với các đô thị vệ tinh và kết nối vùng nội vùng và liên vùng (cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 6,…).
Xây dựng nền tảng hạ tầng kinh tế - xã hội tại khu vực huyện dự kiến thành quận giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo (Thanh Oai, Mê Linh, Thường Tín).
UBND thành phố Hà Nội cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị, các công trình ngầm gắn với khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khác công cộng. Đưa vào vận hành 2 - 3 tuyến đường sắt đô thị vận tải hành khách khối lượng lớn, tốc độ cao. Khởi công 1 tuyến đường sắt đô thị.
Phát triển mạng lưới giao thông tĩnh. Quy hoạch, xây dựng công trình đỗ ô tô ngầm và nổi; đẩy nhanh xây dựng các bến xe, các bãi đỗ xe ngầm trong vành đai 3 và 1 số bãi đỗ xe ngầm, nổi và cao tầng, nâng tỉ lệ quỹ đất giao thông đô thị lên 12 - 15% diện tích đất đô thị.
Sắp có thành phố Mê Linh rồi à các cụ. CEO toàn đất thành phố với đặc khu kinh tế thì cuối năm 2x rồi.
Tình hình sắp tới có giá rẻ mua không các bác. Mở lại đường bay thì sớm đi du lịch Phú Quốc thôi.
Mở lại 10 đường bay nội địa từ ngày 10/10
Chí Bình - 16:49 06/10/2021
(VNF) - Các chuyến bay nội địa sẽ gồm 10 đường bay giữa TP. HCM với Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Phú Quốc, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và giữa Thanh Hóa với Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc.
Ngày 6/10, Cục Hàng không Việt Nam cho biết sau khi triển khai xin ý kiến 21 tỉnh, thành phố có cảng hàng không, sân bay, cơ quan này đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT nội dung hoàn thiện Kế hoạch triển khai các đường bay nội địa thường lệ chở khách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Theo đó, tính đến ngày 6/10, Cục Hàng không Việt Nam đã tiếp nhận ý kiến trả lời bằng văn bản của 13 tỉnh, thành phố, trong đó có 6 địa phương thống nhất toàn bộ với kế hoạch, gồm: Điện Biên, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thanh Hóa và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang); 4 địa phương thống nhất từng phần kế hoạch, gồm: TP. HCM, Đắk Lắk, Nghệ An và Thừa Thiên - Huế; 3 địa phương chưa thực hiện kế hoạch, gồm: Hà Nội, Hải Phòng và Gia Lai.
Với các nội dung đã nhận được sự thống nhất toàn bộ của 6 địa phương và từng phần của 4 địa phương, các đường bay có thể thực hiện theo kế hoạch đã được Cục Hàng không Việt Nam xin ý kiến, gồm 10 đường bay giữa TP. HCM - Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Phú Quốc, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và giữa Thanh Hóa - Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc.
Theo Cục Hàng không, các đường bay chỉ được mở sau khi có ý kiến đồng thuận của cả 2 địa phương có cảng hàng không, sân bay liên quan đến đường bay; các đường bay tiếp tục được bổ sung khi có thêm ý kiến đồng ý của các địa phương khác.
Tần suất khai thác ban đầu không vượt quá số lượng đã xin ý kiến và nhận được sự đồng ý của các địa phương, sẽ được Cục Hàng không Việt Nam phân bổ cho các hãng hàng không Việt Nam đã đăng ký (có thể thấp hơn tần suất đã đăng ký).
Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, giai đoạn ban đầu dự kiến khai thác từ ngày 10/10.
Hành khách là đối tượng không phải cách ly tập trung tại nơi đến theo quy định của Bộ Y tế và phải tuân thủ “thông điệp 5K”; khai báo y tế tại điểm xuất phát và điểm đến theo quy định; phải có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, trong đó, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất phát hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 06 tháng tính đến thời điểm xuất phát.
Đối với hành khách xuất phát từ vùng được đánh giá là “nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ (cấp 4)”, nhà chức trách hàng không Việt Nam yêu cầu phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong vòng 72 giờ.
Việc điều chỉnh, mở rộng đối tượng khách khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ được đánh giá trên tình hình thực tế hoặc có ý kiến đề xuất của các địa phương tiếp nhận chuyến bay chở khách đến, đảm bảo yếu tố không yêu cầu cách ly tập trung.
Trong giai đoạn ban đầu, dự kiến từ ngày 10/10, Cục Hàng không sẽ áp dụng giãn cách ghế trên tàu bay đối với các đường bay TP. HCM đi Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Phú Quốc và ngược lại, với tần suất mỗi đường bay 4 chuyến/ngày (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Air khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày/hãng).
Với đường bay Thanh Hóa – Khánh Hòa và ngược lại sẽ khai thác 1 chuyến/ngày (Vietjet Air khai thác); đường bat Thanh Hóa – Buôn Ma Thuột và ngược lại cũng sẽ có 1 chuyến/ngày (Vietnam Airlines khai thác); đường bay Thanh Hóa – Phú Quốc và ngược lại cũng có 1 chuyến/ngày (Vietjet Air khai thác).
Đường bay TP. HCM – Huế và ngược lại sẽ khai thác 1 chuyến/tuần (Vietnam Airlines khai thác); chiều từ Nghệ An đi TP. HCM sẽ khai thác 2 chuyến/tuần (Vietnam Airlines khai thác). Các đường bay khác khi có ý kiến đồng ý bổ sung của các địa phương sẽ khai thác 4 chuyến/ngày.
Trong giai đoạn ban đầu, Cục Hàng không yêu cầu hành khách xuất phát từ TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An trước khi di chuyển thực hiện xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.
Khi đến nơi thực hiện tự theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày, thực hiện “thông điệp 5K” và xét nghiệm vật chất di truyền (ARN) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên mẫu đơn 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7; trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS CoV-2 thì xử trí theo quy định.
Từ giai đoạn 2 trở đi, Cục Hàng không cho biết sẽ không áp dụng giãn cách ghế trên tàu bay. Các đường bay kết nối các tỉnh, thành phố có cảng hàng không, sân bay đồng ý tiếp nhận chuyến bay nội địa thường lệ chuyên chở hành khách mà không yêu cầu cách ly tập trung với tần suất trong phạm vi quy định, trừ khi có ý kiến khác của các địa phương đang có chuyến bay.
“Sức khỏe” thị trường BĐS vẫn rất tốt và có thể bùng lên bất cứ lúc nào
06-10-2021 - 17:05 PM | Bất động sản
[Chia sẻ6](javascript:
BÁO NÓI - 3:29
![“Sức khỏe” thị trường BĐS vẫn rất tốt và có thể bùng lên bất cứ lúc nào](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2021/10/6/photo1633514601433-16335146015772022637278.jpg ““Sức khỏe” thị trường BĐS vẫn rất tốt và có thể bùng lên bất cứ lúc nào”)
Bất động sản có bị tác động tiêu cực đến “sức khỏe” nhưng thị trường này vẫn có sức sống, “không chết, chững hay phải đứng lại” do bối cảnh dịch bệnh.
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Quảng Ngãi quy hoạch trung tâm đô thị hơn 772ha
Với 2-3 tỷ đồng, đầu tư đất vùng ven nào quanh Hà Nội?
Chiều ngày 6/10, Báo điện tử VnExpress đã tổ chức tọa đàm “Bất động sản Việt Nam: Bình thường mới - Nhu cầu mới - Xu thế mới”. Tại tọa đàm, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết ông cùng các cộng sự thường xuyên bám sát tình hình thị trường, từ khi bắt đầu xuất hiện Covid-19 đến nay.
“Từ đầu 2020, từ đợt dịch đầu tiên, tôi cũng cảm thấy hoang mang, lo sợ. Từ quý 1, tỷ lệ giao dịch đã chạm mức thấp nhất kể từ khủng hoảng năm 2013, tỷ lệ hấp thụ chỉ khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sau khi xem xét, đánh giá thật kỹ lưỡng, tập trung tổ nghiên cứu để theo dõi thật chặt, đến cuối 2020, tôi khẳng định thị trường bất động sản không vướng phải khủng hoảng”, ông Đính cho biết.
Nhìn chung, ở Việt Nam, cứ một dự án ra đời, chỉ cần 18 tháng là hấp thụ hết, trong khi đó, thời gian trung bình của ASEAN là 5 năm. Trong 2 năm xuất hiện Covid-19, nhiều lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, do đó, nhiều nhà đầu tư lấn vào bất động sản - thị trường có tiềm năng. Tuy nhiên, nguồn cung lại không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường do nhiều rào cản như quy trình kiểm duyệt, tạm dừng thi công… Theo đó, thị trường không có nhiều sản phẩm mới, dẫn tới cung không đủ cầu.
Trong quý 3, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam có thực hiện thống kê ở 12 điểm cầu và nhận thấy rằng vẫn có hàng vạn giao dịch, ngay trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn ra ở một số khu vực. Tuy nhu cầu tiêu dùng có giảm nhưng nhu cầu của nhà đầu tư không giảm bởi đây là đối tượng cần đi trước.
Vì vậy, ông Đính khẳng định, bất động sản có bị tác động tiêu cực đến “sức khỏe” nhưng thị trường này vẫn có sức sống, “không chết, chững hay phải đứng lại” do bối cảnh dịch bệnh.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - Võ Trí Thành mở rộng thêm về xu hướng tiêu dùng “trả thù”. Ông tự đặt ra hàng loạt câu hỏi: Nền kinh tế này sẽ phục hồi như thế nào? Bất động sản là lĩnh vực quan trọng ở góc độ tài sản, đời sống, nhà đầu tư có thể nắm giữ? Quý ba vừa qua tăng trưởng của Việt Nam được xem là thấp nhất trong lịch sử, khó khăn là rất lớn. Song ông đánh giá vẫn có những điểm tích cực.
“Chúng ta khống chế được dịch. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm tới là 6% trở lên. Đầu tư bất động sản vẫn còn nhiều kỳ vọng. Hai năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam thì bất động sản vẫn là điểm sáng, thanh khoản, giá cả tốt. Xét về góc độ người tiêu dùng lại khó khăn vì giá tăng. Điều này phản ánh dịch chuyển về lối sống, sống xanh, sống tốt, vui vẻ, ăn toàn, kéo theo xu thế dịch chuyển bất động sản”, ông Thành nói.
Ở khía cạnh khác, PGS. TS Trần Đình Thiên chia sẻ thị trường bất động sản thế giới đang có sự phục hồi nhanh, có thể yếu tố giúp cho bất động sản trong nước đi lên. Số lượng giao dịch thực ở quý cuối năm nay đang có dấu hiệu tăng. Không chỉ các nhà phát triển chọn thời điểm tung hàng cuối năm mà người mua cũng tự tin hơn khi xuống tiền.
Cũng theo ông Trần Đình Thiên, nền kinh tế chịu nhiều tác động mạnh từ dịch bệnh, sẽ cần sự ưu tiên chính sách. Làm sao cho nền kinh tế vận hành trơn tru thì càng tốt. Đó là điều kiện tiên quyết giúp cho bất động sản trở lại đà tăng trưởng.
Sắp có thành phố Mê Linh rồi. Sóng bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng CEO bank nóc.
Mê LInh lên thành phố, Vành đai 4 duyệt rồi thì CEO Mê Linh khủng đấy. Phú Quốc sắp đón khách thì đầy tiền, bán thêm shophouse Vân Đồn 600 căn nữa thì tiền về đầy nhà. Thao hồ mà đếm cua