Chắc chắn lãi suất sẽ hạ nhiệt

Trong tuần này, việc NHNN thông báo giảm lãi suất điều hành là một sự xác nhận không thể rõ hơn về một chu kỳ nới lỏng trong tương lại gần của Việt Nam với mục tiêu kích thích nền kinh tế, tăng trưởng GDP.

Khi tỷ giá không còn là mỗi lo ngại chính

Có thể thấy được, hiện nay VND chỉ mất giá 0.6% so với cuối năm 2022, đây được xem là mức giá thấp so với đồng tiền trong khu vực.

Song hiện tại, chỉ số USD Index đang trong xu hướng giảm so với đỉnh ghi nhận vào năm ngoái.

Hơn nữa, mặc dù có khả năng FED đẩy mạnh mức độ tăng lãi suất trong năm 2023, song đó số lần tăng và mức độ tăng cũng sẽ thấp so với năm 2022.

Tín hiệu cho thấy suy giảm kinh tế trong nước

Trong 2 tháng đầu năm, mọi dữ liêu vĩ mô đều tăng trưởng chậm:

- IIP và Tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ đã giảm trong tháng 1. Đối với dũ liệu IIP, đây là mức giảm thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, kể cả dữ liệu trong tháng 2 có phục hồi tuy nhiên vẫn không vượt được so với tháng 01/2022.

=> Số liệu 2 tháng đầu năm thể hiện sức khỏe khu vực sản xuất và tiêu dùng rất yếu và cần những biện pháp kích thích phục hồi bằng cách giảm lãi suất điều hành để tác động giảm lãi suất thị trường.

- Ngoài ra, tính đến ngày 09/03, huy động vốn của các TCTD tăng 0.45% và tăng trưởng tín dụng tăng 1.12% so với cuối năm 2022. Đây là mức tăng trưởng thấp, có thể do 2 lý do (1) DN không vay khi lãi suất vay đang quá cao, và (2) DN nhận thấy tính hình sản xuất kinh doanh khó. Đây cũng là một yếu tố cần theo dõi trong các quý tới.

Áp lực lạm phát cũng sẽ không quá căng thẳng trong năm 2022

Áp lực lạm phát của năm nay được dự báo là có, tuy nhiên phía NHNN cũng đã chủ động dịch chuyển mục tiêu lạm phát từ 4% như các năm trước đó là 4.5% để tạo không gian cho việc nới lỏng.

- Giá xăng dầu và giá vật liệu xây dựng dù tăng cũng sẽ không tăng cao so với mức đỉnh của năm ngoái.

- CPI-Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đang cho tín hiệu tạo đỉnh, cụ thể thực tế là giá heo hơi đang giao dịch ở mức trung bình quanh 50 nghìn/kg.

Tổng kết lại tăng trưởng của nền kinh tế chính là yếu tố tiên quyết cần có có để VN-Index bước vào một sóng tăng mới. Giai đoạn hiện tại có 2 ý tưởng chủ đạo thuộc nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ hạ lãi suất và ý tưởng tăng cường hợp tác du lịch giữa Việt Nam và trung quốc là xu hướng chủ đạo. Nhóm hưởng lợi chính là: Dịch vụ tài chính, BĐS và Bán lẽ.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

Chắc chắn ls sẽ hạ nhiệt, xong hạ bao nhiêu, có như mong muốn của DN đi vay, nhà ĐT chứng khoán hay hông thì chưa biết, khó…cho nhưng ae đang ôm bụng cổ trên sàn

OK bro

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Tất cả dòng tiền lại đổ về chứng khoán.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Dự kiến có 2 ngân hàng sẽ được nới “room” ngoại lên 49%

![Dự kiến có 2 ngân hàng sẽ được nới “room” ngoại lên 49%](https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2023/3/28/avatar1679991562121-16799915630271393911313-0-38-315-542-crop-1679991577416191165613.jpeg “Dự kiến có 2 ngân hàng sẽ được nới “room” ngoại lên 49%”)

Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó có 2 ngân hàng nhận chuyển giao tại phương án có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng lên 49%.

Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã có Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam

Một trong những nội dung được quan tâm tại dự thảo này là việc điều chỉnh quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng (TCTD) nhận chuyển giao bắt buộc.

Cụ thể, Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) vượt giới hạn quy định tại khoản 5 Điều này khi phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc."

NHNN cho biết, theo kế hoạch, có 4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó có 2 ngân hàng nhận chuyển giao tại phương án có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng lên 49%.

Với phương án điều chỉnh quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD nhận CGBB vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ của TCTD nhận chuyển giao sẽ có 2 NHTMCP (chiếm 3,13% tổng số NHTMCP Việt Nam; 6,59% tổng tài sản của toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam; chiếm 5,26% thị phần huy động và 5,49% thị phần cho vay đối với thị trường 1 (các tổ chức kinh tế và dân cư) của toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam tại thời điểm 30/6/2022).

Qua số liệu nêu trên, việc chấp thuận cho các NHTMCP nhận chuyển giao tăng vốn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ và không vượt quá 49% vốn điều lệ của ngân hàng sẽ ảnh hưởng không quá lớn đối với toàn bộ hệ thống các NHTMCP Việt Nam cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Về tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại NHTMCP, NHNN cho rằng hiện nay chỉ nên mở rộng và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các TCTD yếu kém và TCTD nhận chuyển giao chưa nên mở rộng ra tất cả các TCTD.

Theo kế hoạch sẽ có 4 NHTM được chuyển giao bắt buộc, điều đó có nghĩa trong trường hợp cần thiết Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định ít nhất là 4 ngân hàng thương mại có tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại NHTM vượt 30% vốn điều lệ (là TCTD yếu kém). Ngoài ra, với việc điều chỉnh tại điểm 1 nêu trên, có thể có 2 ngân hàng thương mại cổ phần nhận chuyển giao được điều chỉnh tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, sẽ có ít nhất là 6 NHTM có thể tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt 30% vốn điều lệ chiếm tương đương 17,14% số NHTM. Ngoài ra, hiện nay còn có 2 NH liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Qua số liệu này, NHNN cho rằng, Việt Nam mở cửa lĩnh vực tiền tệ ngân hàng khá là sâu rộng và có sự hiện diện thương mại tương đối nhiều của TCTD nước ngoài tại thị trường Việt Nam.

Thực tế, khoảng 5 năm trở lại đây, đã có hiện tượng một số ngân hàng nước ngoài (chủ yếu từ Châu Âu) dần dần rút vốn đầu tư ra khỏi ngân hàng trong nước, chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hoặc các ngân hàng Châu Á từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản. Việc nhà đầu tư nước ngoài (cổ đông lớn, nhà đầu tư chiến lược) thoái vốn hoặc chuyển các khoản đầu tư của họ cho cổ đông khác đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể mất đi phần lợi ích từ nhóm khách hàng do nhà đầu tư nước ngoài mang lại (nhóm khách hàng có thể chuyển sang dịch vụ của những tổ chức khác có quan hệ với nhà đầu tư hoặc với TCTD do nhà đầu tư nước ngoài thành lập/tham gia góp vốn).

Ngoài ra, theo cơ chế Ratchet tại hiệp định CPTPP: yêu cầu các nước thành viên không đảo ngược tiến trình tự do hóa, điều đó có nghĩa khi Việt Nam điều chỉnh tăng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vượt giới hạn 30% vốn điều lệ của NHTMCP, nếu cần thiết Việt Nam không thể điều chỉnh giảm trở lại.