Chia sẻ phân tích doanh nghiệp

VSC – M&A và tái cấu trúc để mạnh mẽ hơn.

Trong giai đoạn năm 2020-2021 đầy huy hoàng của ngành sản xuất và cảng biển, sau đó là giai đoạn yếu kém từ 2022 đến hết 2023 các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị khai thác cảng biển gặp rất nhiều khó khăn.

Chúng ta có thể thấy doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp khai thác cảng biển có sự cộng hưởng trong các giai đoạn tăng trưởng hay suy yếu. Với vị trí là bên trung gian lưu trữ và khai thác hàng hóa qua đường vận tải biển thì các doanh nghiệp khai thác cảng biển cũng sẽ hưởng lợi từ xu hướng xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Vậy VSC đã làm gì để đón nhận con sóng tăng trưởng mới này?

Chiếc thuyền VSC có gì:

  • Đầu 2023 VSC đã có kế hoạch mua lại Cảng Nam Hải Đình Vũ của GMD. Trong năm 2023 Viconship đã hoàn tất mua 36% vốn tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ với giá trị khoảng 1,049 tỷ. Với việc có thêm Cảng Nam Hải Đình Vũ, Viconship sẽ có 3 cảng biển lớn tại Hải Phòng, bên cạnh Cảng Xanh (Green Port), Cảng Xanh VIP (VIP Greenport). Hiện doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư, nâng cấp hạ tầng, trang thiết bị cho các cảng biển này. Nâng công suất lên hơn 2,6 triệu TEU, chiếm 30% thị phần tại khu vực cảng Hải Phòng.

  • VSC tiếp tục đẩy mạnh hoạt động M&A với mục tiêu nâng tổng sở hữu tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ từ mức 36% lên 79%(Tham vọng có thể sở hữu tối đa lên 100%). Để có nguồn vốn thực hiện cho hoạt động này VSC hiện đã thực hiện việc chào bán thêm hơn 133 triệu cổ phiếu. Trong đầu năm 2024 VSC đã phát hành quyền mua 133 triệu cổ phiếu giá 10,000 đồng với tỷ lệ 1:1, tăng vốn điều lệ lên 2.250 tỷ. Thông tin M&A sẽ được cập nhật sau ngày 10/6/2024.

  • Qúy 1/2024 VSC có mức doanh thu đạt 586 tỷ, tăng trưởng 26.6% YoY. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện lớn đạt 34.8% so với cùng kỳ, tăng 4.4% so với quý 4/2023. Tuy nhiên biên lợi nhuận ròng vẫn ở mức thấp do chi phí lãi vay tăng cao. Trong quý 2 VSC có thể nhận về 283 tỷ đồng tiền cổ tức của CTCP Cảng Xanh VIP(VGR).

Rủi ro trong cấu trúc cổ đông:

  • Cơ cấu cổ đông hiện tại của VSC không có bất cứ cá nhân hay tổ chức nào có số lượng cổ phần vượt quá 5%. Các thành viên trong HĐQT đều được bầu qua các nhóm cổ đông nhỏ lẻ với lượng cổ phiếu đóng góp trên 5%. Điều này ảnh hưởng tới các quyết định, chiến lược cho doanh nghiệp trong tương lai khi không có người đứng đầu có quyền tự quyết.

  • Nhóm cổ đông lớn như T&D Group đến cuối 2023 đã thoái toàn bộ vốn tại VSC. Tuy nhiên theo bản cáo bạch phát hành cổ phần ra công chúng, VSC cho biết phần lớn nguồn tiền huy động (1.320 tỷ đồng/1.334 tỷ đồng) được dùng để nhận chuyển nhượng thêm tối đa 44% vốn Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ từ các thành viên góp vốn hiện hữu, qua đó trở thành công mẹ Cảng Nam Hải Đình Vũ. Trong cuộc họp ĐHCĐ vào ngày 10/6, nếu VSC có người chủ thuyền mới có quyền tự quyết thì đây sẽ là 1 tín hiệu tích cực cho các cổ đông.

Sóng và thuyền đã chuẩn bị xong, vậy gió bắt đầu từ đâu?

  • Như đã đề cập ở phần đầu, với sự tăng trưởng trở lại của doanh nghiệp nội địa thúc đẩy xuất-nhập khẩu sẽ đem đến cơ hội cho VSC. Lượng đơn hàng xuất khẩu cao nhất 2 năm. Xuất khẩu tăng 15.2%, Nhập khẩu tăng 18.2% so với cùng kỳ. Khu vực cảng Hải Phòng đang có mức hàng hóa vận chuyển tăng trưởng trên 40% so với cùng kỳ.

  • Thông tư 39/2023/TT-BGTVT được thông qua nâng toàn bộ mức phí sàn dịch vụ của cảng biển trung bình lên khoảng 10%. Các thông tin căng thẳng trong ngành hàng hải như tắc nghẽn ở các cảng lớn do tình trạng chung tại Biển Đỏ, thiếu hụt container khi nhu cầu XNK tăng cao. Điều này có thể giúp VSC gia tăng biên lợi nhuận khi các chi phí trong ngành vận tải và khai thác hàng hóa tăng cao trong thời gian nửa cuối năm.

  • VSC được hưởng lợi 1 phần từ việc GMD tiến hành nạo vét kênh Hà Nam, khu vực cảng Đình Vũ có thể đón được tàu cỡ 48.000 DWT.

Giá trị sổ sách: 17,510 đồng

Giá mua gom: Vùng 20,000 – 22,000 đồng

Mục tiêu: Lợi nhuận rất lớn nhưng thuyền này khá sóng sánh, cần ngồi vững và thật lạc quan, yêu đời.

image
image
image