Chiến lược giao dịch tuần 31/07 – 04/08

I. Thị trường quốc tế.

TTCK tiếp tục xu hướng tích cực

Như thị trường kỳ vọng, FED nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 7, đưa LSĐH lên mức 5,25-5,5%. Số liệu lạm phát và tình hình thị trường lao động sẽ là trọng tâm chú ý của thị trường cho đến cuộc họp tiếp theo vào ngày 20/9.

NĐT cũng lần lượt đón nhận các dữ liệu kinh tế tích cực trong 2 ngày cuối tuần. Cụ thể, GDP Q2.2023 tăng 2,4% YoY, cao hơn mức kỳ vọng 2% YoY được khảo sát bởi Dow Jones. Bên cạnh đó, chỉ số PCE lõi tháng 6 tăng 4,1% YoY cũng thấp hơn kỳ vọng và là bước tăng thấp nhất kể từ tháng 9/2021.

Các dữ liệu vĩ mô mới nhất cho thị trường kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ có khả năng “hạ cánh mềm”. Các chỉ số chứng khoán giữ vững đà tăng dù diễn ra rung lắc trong tuần qua. Nasdaq +2,02%, S&P 500 +1,01% và DJIA +0,66% trong phiên cuối tuần.

Với phiên thứ Sáu đảo chiều hồi phục, S&P 500 kết tuần tại 4.582,2 điểm với RSI duy trì tín hiệu tích cực. Như vậy, chỉ số sẽ tiếp diễn đà tăng và kiểm định vùng đỉnh cũ trung hạn tại 4.600. Nếu vượt ngưỡng trên thành công, chỉ số sẽ hướng đến mục tiêu tiếp theo là 4.638. Ngược lại, chỉ số S&P 500 sẽ lùi về 4.530.

Thị trường hàng hóa:

Động thái thắt chặt nguồn cung từ OPEC+ cùng với nhiều hơn các yếu tố tác động tích cực đến triển vọng nhu cầu như kỳ vọng Chính phủ Trung Quốc sẽ ban hành chính sách thúc đẩy kinh tế hồi phục và dữ liệu khả quan từ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý gần nhất đã tiếp tục củng cố cho xu hướng đi lên của giá dầu.

Phiên tăng tốt cuối tuần đã nới rộng biên độ dầu Brent lên mức 4,62% so với ngày thứ Sáu liền trước. Theo đó, mặt hàng này kết tuần tại 84,4$/thùng.

II. Thị trường chứng khoán Việt Nam

Diễn biến chung của thị trường tuần 17/07 – 21/07:

TTCK Việt Nam có thêm tuần giao dịch tích cực với 4/5 phiên tăng điểm. VNIndex kết phiên thứ Sáu tại 1.207,7 điểm, tăng 1,84% theo tuần. Qua đó, đã đánh dấu mức cao mới kể từ ngày 22.09.2022 trong tuần thứ 4 đi lên liên tiếp.

Thanh khoản ghi nhận mức cao mới từ đầu năm. GTGD bình quân sàn HOSE tăng 14% so với tuần trước, lên mức 20,5 nghìn tỷ đồng.

Trên vùng giá cao, giao dịch theo từng nhóm NĐT đang phần nào cho thấy sự thận trọng hơn:

Khối cá nhân trong nước, tạo động lực chính cho thị trường đi lên, đang gia tăng bán ra qua động thái bán ròng mạnh ở 3 phiên cuối tuần.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng 807 tỷ đồng, thấp hơn mức 1,2 nghìn tỷ đồng ở tuần liền kề. Quy mô vào ròng các quỹ ETFs thu hẹp còn 127 tỷ đồng từ mức 360 tỷ đồng vào tuần trước, phần lớn nhờ đóng góp của KIM VN30 và Vaneck với tồng GT gần 240
tỷ đồng. Trong khi đó, Fubon (-65 tỷ đồng) và VFM VNDiamond (-41 tỷ đồng) bị rút ròng nhiều nhất.

III. Chiến lược thị trường

Một số lịch sự kiện:

Nhận định và Khuyến nghị

➢ Nhận định

Trên biểu đồ, chỉ số VNIndex đã lần lượt vượt các ngưỡng kháng cự trung hạn để tìm đến các mốc cao mới.

Các chỉ báo kỹ thuật như RSI và ADX đều vận động trong vùng tín hiệu mạnh và chưa có dấu hiệu suy giảm, cho thấy chỉ số VNIndex sẽ duy trì đà tăng và hướng đến mục tiêu 1.225 - 1.130 trong tuần giao dịch kế tiếp.

Ngưỡng hỗ trợ trung hạn của chỉ số VNIndex được dịch chuyển lên với vùng xác lập mới tại 1.160.

➢ Khuyến nghị

Thị trường nhìn nhiều hơn vào triển vọng hồi phục với mức P/E VNIndex ước tính cho năm 2023 ở mức vừa phải là 11,8 lần. Tuy nhiên cung chốt lời ngắn hạn sẽ gia tăng với “khoảng trống thông tin” khi mùa BCTC quý 2 dần đi qua.

Thị trường cũng sẽ bước vào giai đoạn đánh giá lại kết quả quý 2 và sàn lọc cơ hội cho giai đoạn tới.

Theo đó, NĐT có thể hạ dần tỷ trọng ở vùng giá cao các nhóm cổ phiếu đã tăng vượt kỳ vọng và hướng sang tích lũy dần các mã có tiềm năng tăng trưởng ở vùng giá thấp.

Giữ tỷ trọng cổ phiếu cân bằng nhằm hạn chế rủi ro khi thị trường xác nhận đảo chiều điều chỉnh ngắn hạn.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487