Chiến sự Nga - Ukraine “tăng nhiệt” Bước Ngoặc hay Rủi ro 2024

, , , , , ,

TTCK Bản tin số 1 Chiến sự Nga - Ukraine “tăng nhiệt” Bước Ngoặc hay Rủi ro.

Chiến sự giữa Nga và Ukraine đang có diễn biến nguy hiểm khi quân đội Ukraine mở chiến dịch xuyên biên giới.Theo nhiều chuyên gia, Cuộc chiến sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Tính toán của Ukraine khi phá hủy cầu chiến lược tại tỉnh Kursk - Báo VnExpress

Chiến tranh từ trước đến nay luôn gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng đẩy giá lương thực và nhiên liệu tăng cao. Nhiều quốc gia trên thế giới đã phải đối mặt với lạm phát và suy thoái kinh tế.

Thật không may, Sự kiện trên đã gây ra sự biến động mạnh mẽ trên Thị Trường Chứng khoán thế giới trong đó có TTCK Việt Nam.

Liệu sắp tới: Chiến tranh leo thang, Thị trường Chứng khoán có tiếp tục điều chỉnh ?

Lãi suất có giảm trong thời gian tới? Đâu là yếu tố ủng hộ cho việc : Tăng điểm của Thị Trường?

Để trả lời cho tất cả câu hỏi ấy, nhân dịp những ngày cuối tháng 8, Em xin gửi đến quý nhà đầu tư bài cập nhật vĩ mô mà em thấy rất cô đọng và súc tích:

Chiến sự Nga - Ukraine “tăng nhiệt” .

Bước Ngoặc hay Rủi ro.

Phần 1: Tác động chiến tranh thế giới 2024 đến TTCK Việt Nam.

Phần 2: Lãi suất là chìa khóa cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Phần 3: Đâu là Bước Ngoặc cho TTCK trong thời gian tới?

Phần 1:Tác động chiến tranh thế giới 2024 đến TTCK Việt Nam.

Từ trước đến nay, Chiến tranh thường xảy ra ở các khu vực sản xuất dầu lớn hoặc các tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng, dẫn đến gián đoạn nguồn cung. Điều này tạo ra sự khan hiếm dầu trên thị trường, đẩy giá lên cao.

Việc hạn chế xuất khẩu dầu hoặc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu khí của các quốc gia sẽ làm giảm nguồn cung và đẩy giá lên cao.

Một số ví dụ lịch sử:

  •  Chiến tranh Yom Kippur (1973): Các nước Arab sản xuất dầu đã áp đặt lệnh cấm vận dầu lên các nước phương Tây ủng hộ Israel, dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu và giá dầu tăng vọt.
  •  Chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988): Cuộc chiến này đã làm gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung dầu từ hai quốc gia sản xuất dầu lớn ở Trung Đông, đẩy giá dầu lên mức kỷ lục.
  • Chiến tranh Nga-Ukraine (2022): Cuộc xung đột này đã gây ra nhiều lo ngại về nguồn cung dầu từ Nga, một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, và dẫn đến sự tăng giá dầu đáng kể.

Dù chiến tranh vẫn xảy ra, 2024 là năm giá “ Dầu” vào pha Suy yếu.

Năm nay là 1 năm khá đặt biệt bởi lẽ đáng lý ra Giá dầu sẽ tăng cao vì chiến tranh tuy nhiên giá Dầu thế giới bước vào Xu hướng Giảm.

 *Giá dầu giảm mạnh khi chạm mức 120*

Để giải thích lý do chúng ta cần biết rằng:

Các quốc gia không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến có thể tăng sản lượng dầu để bù đắp cho sự thiếu hụt từ các khu vực xung đột, giúp ổn định thị trường.

Dẫn chứng: Mỹ đã trở thành một nhà sản xuất dầu lớn và có khả năng tăng sản lượng để bù đắp cho sự thiếu hụt từ các khu vực khác.

Nhu cầu dầu giảm do đại dịch: Đại dịch COVID-19 đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu trên toàn cầu, gây áp lực giảm lên giá dầu.

Đầu tư vào năng lượng tái tạo: Sự tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo đã làm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ và làm giảm áp lực lên giá dầu.

Sự thay đổi trong kỳ vọng của nhà đầu tư về tình hình kinh tế, địa chính trị hoặc cung cầu dầu có thể gây ra biến động giá mạnh.

Vì vậy việc giá “ Dầu Giảm” sẽ làm giảm chi phí sản xuất, vận chuyển …v…v và tạo ra kỳ vọng lạm phát thấp hơn. Một khi lạm phát giảm mạnh sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế thế giới trong đó Việt Nam.

Kết luận: Việc Thị Trường giảm điểm thời gian qua không xuất phát từ Yếu Tố Chiến Tranh mà xuất phát từ Tâm Lý nhà đầu tư cá nhân nhiều hơn (1) Nỗi sợ nền kinh tế ; (2) Nỗi lo chiến tranh . Đây đều là những yếu tố tác động trong ngắn hạn.

Phần 2: Lãi suất là chìa khóa cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Lãi suất được coi là một chính sách tiền tệ quan trọng để kích thích nền kinh tế. Như chúng ta đều biết, Lãi suất và thị trường chứng khoán thường có mối tương quan tỷ lệ nghịch.

Nhìn vào biểu đồ bên dưới :

+VNIndex có một đà tăng vũ bão như 2020-2021 bởi lẽ lãi suất đã giảm trong thời gian này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời Covid.

+ Ở giai đoạn 2022 TTCK bước vào thời kỳ “ Down trend” cũng là lúc Lãi suất tiết kiệm tăng mạnh mẽ.

Quay về hiện tại, lãi suất trung bình của 13 ngân hàng Việt Nam đang nằm “ khá cao”

Mặc dù thời gian vừa qua ngân hàng nhà nước đã có những bước điều chỉnh giảm lãi suất tuy nhiên theo thống kê hiện tại. Lãi suất trung bình của 13 ngân hàng hiện tại vẫn chưa có nhiều thay đổi đâu đó ở mức 5,22%. Cho đến khi nào lãi suất bước vào giai đoạn giảm mạnh lúc đó chúng ta có kể kỳ vọng Thị Trường bước vào giai đoạn phi lý , nhà đầu tư cá nhân tham gia mạnh mẽ hơn.

Vì vậy, Có thể nói Lãi suất là chìa khóa quan trọng giúp TTCK tăng hay giảm trong tương lai. Ở thời điểm hiện tại, TTCK Việt Nam mang tính hồi phục. Do đó, cơ hội đầu tư hiện tại vẫn còn khá nhiều cho nhà đầu tư trước khi VNINDEX bước vào giai đoạn tăng giá mạnh mẽ.

Phần 3: Đâu là Bước Ngoặc cho TTCK trong thời gian tới?

Bước ngoặc quan trọng nhất để TTCK Việt Nam chuyển mình là khi **“**Lãi suất suy giảm”

Lãi suất thấp giúp giảm chi phí vay vốn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất và tạo ra nhiều việc làm hơn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp trên sàn Chứng khoán kinh doanh có “ Lời” đồng thời đẩy mạnh giá trị cổ phiếu.

Lãi suất thấp tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng vốn FDI vào nền kinh tế.

Về góc nhìn cá nhân Lãi suất thấp làm tăng giá trị hiện tại ròng của các dự án đầu tư, khuyến khích nhà đầu tư rót vốn vào thị trường chứng khoán.

Các ngành được hưởng lợi khi lãi suất giảm:

Bất động sản: Khi lãi suất giảm, chi phí vay vốn để mua nhà, xây dựng dự án sẽ giảm đi đáng kể, kích thích nhu cầu mua nhà và đầu tư vào bất động sản.

Tiêu dùng : Lãi suất giảm giúp giảm gánh nặng nợ nần của người tiêu dùng, tăng khả năng chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng khác.

Chứng khoán:

  • Tăng thanh khoản thị trường: Lãi suất giảm thường đi kèm với việc tăng thanh khoản trên thị trường chứng khoán, tạo điều kiện cho nhà đầu tư giao dịch.
  • Giá cổ phiếu tăng: Nhiều công ty sẽ hưởng lợi từ việc giảm chi phí vốn, dẫn đến tăng lợi nhuận và giá cổ phiếu.

Từ những yếu tố trên, chúng ta có thể rút ra kết luận

Chiến Tranh thế giới không làm ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam. Thị Trường giảm điểm nằm ở yếu tố: Tâm Lý.

Lãi suất suy giảm là chìa khóa kích thích nền kinh tế phát triển trong thời gian tới.

Người Việt Nam chúng ta có câu: Quá tam ba bận . Đây là một thành ngữ tiếng Việt thường được sử dụng để chỉ việc gì đó đã xảy ra quá nhiều lần cho kết quả không mong đợi. Sự kiện Chiến Tranh, suy thoái bắt bớ có lẽ đã phần nào quá quen thuộc và thử thách tâm lý nhà đầu tư trong thời gian qua. Do đó NĐT cần vững vàng và không để bị tâm lý chi phối đến hành vi giao dịch trong thời điểm này.

======================

Nhà đầu tư quan tâm có thể liên hệ trực tiếp em Tô Uyên* để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là những gì em muốn gửi đến qua bài viết tuần này. Anh/ Chị *có thể liên hệ ** để em có cơ hội hỗ trợ trực tiếp. Cảm ơn Anh/ Chị đã đọc đến cuối bài viết.

Trong nguy luôn luôn có cơ, cơ hội ở tất cả mọi nơi, quan trọng là chúng ta có đủ cái nhìn tỉnh táo và gạt đi tiêu cực, bi quan để tìm ra cơ hội cho mình.

4 Likes

MSN sắp chạy chưa ad nhỉ

1 Likes

Mấy bẹn môi giới vừa rồi hô bán ngay đáy :stuck_out_tongue_closed_eyes:

Vậy mình phải lên kế hoạch mua lại sớm thui ạ ^^

Dạ MSN sẽ tăng trong thời gian tới, Và tăng mạnh mẽ hơn khi vượt được giá 80.000 ạ

1 Likes

MSN quanh 70 kh vào, giờ tiếc qá

MSN có 2 vùng mua hoặc về gần 70.000 hoặc vượt hoặc 80.000 Anh tham khảo lại trong thời gian tới nhé ạ

dầu cứ PLX BSR OIL mà múc bác ạ

2 Likes

Cả 3 đều hình thành Mẫu Hình Vai Đầu Vai Ngược. Target sắp tới còn rất xa…

có target kh em