Chiến tranh khu vực, mâu thuẫn địa chính trị kéo dài ảnh hưởng kéo lùi nền kinh tế

:bar_chart: Chiến tranh khu vực, mâu thuẫn địa chính trị kéo dài ảnh hưởng kéo lùi nền kinh tế

Ukraine gia nhập Nato dự kiến vào tháng 7/2024 tại Mỹ. Sự kiện này góp phần thúc đẩy liên minh NATO gia tăng Mâu Thuẫn Với Nga. Nhưng đồng thời sẽ gây chia rẽ thêm giữa các thành viên trong khối, vì không phải mọi thành viên đều thích bị kéo vào mối liên quan tới cuộc chiến này, họ muốn hoà bình ổn định.

Sự kiện này, nhanh thôi sẽ tiếp tục đẩy giá vàng tăng tiếp, là điều cực kì bất ổn cho nền kinh tế. Trung Quốc 2023 là nước tăng cường dữ trữ vàng nhiều nhất thế giới, chiếm 1/4 lượng mua vào. Trung Quốc bổ sung 300 tấn vàng vào dự trữ ngoại hối kể từ tháng 10.2022. Tính đến cuối năm 2023, dự trữ vàng của ngân hàng trung ương Trung Quốc lên tới 2.235,3 tấn. Mục tiêu là để phòng thủ khi địa chính trị phức tạp và đa dạng hoá nguồn dự trữ giảm lệ thuộc USD.

Các xung đột khu vực như Biển Đỏ, rồi Iran - Israel chỉ góp phần tăng thêm gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy giá dầu lên cao. Giá dầu đang hướng tới dần mốc 100 USD/thùng. Tất cả sẽ dần đưa vào giá làm thành quả kiềm chế lạm phát toàn cầu diễn ra chậm hơn và có nguy cơ trở lại mạnh.

FED - Hình như người dân Mỹ đã thích nghi với lãi suất cao, họ cũng chưa có những kế hoạch cụ thể rõ ràng về cắt giảm lãi suất như hồi cuối 2023 có đưa ra vài hi vọng. Có thể từ giờ tới hết năm - Họ cũng chỉ hạ tổng tầm 0.5%.

Phức tạp địa chính trị, kèm chiến tranh khu vực kéo dài thường kéo lui phát triển kinh tế và gây lạm phát thậm chí siêu lạm phát, chưa nói tới “nguy cơ” chiến tranh lan rộng thêm dù một chút cũng sẽ gây nhiều các diến biến khó lường.