Chính sách thuế quan của Mỹ và sự chuẩn bị của Việt Nam

,

Phố Wall trong những tuần gần đây đã phải vật lộn với xu hướng giảm, do lo ngại lạm phát và suy thoái kinh tế sau khi Mỹ công bố một loạt thuế quan đối với các đối tác thương mại lớn, bao gồm Trung Quốc, Mexico và Canada. Tổng thống Mỹ Donald Trump dự tính vẫn sẽ áp dụng chính sách thuế quan “có đi có lại bắt” đầu từ ngày 2/4/2025 , nhưng một loạt mức thuế theo từng lĩnh vực cụ thể có thể sẽ được loại trừ. Vậy sự ảnh hưởng cũng như chuẩn bị của Việt Nam như thế nào việc áp thuế này cùng SimpleInvest cập nhật trong bài viết dưới đây nhé.

I. LÍ DO MỸ ĐÁNH THUẾ CÁC NƯỚC

-Từ ngày 1/1/2025, Hoa Kỳ đã triển khai một loạt biện pháp thuế quan mới nhằm điều chỉnh cán cân thương mại và bảo vệ lợi ích kinh tế quốc gia, trong đó, chính sách thuế nhập khẩu đối đẳng (Reciprocal Tariffs Policy) được xem là trọng tâm. Chính sách thuế nhập khẩu đối đẳng của Hoa Kỳ, hay còn gọi là “thuế có đi có lại”, là một biện pháp thương mại được thiết kế nhằm áp dụng mức thuế nhập khẩu ngang bằng với mức thuế mà các quốc gia khác đang áp dụng lên hàng hóa của Hoa Kỳ.

Ông Trump đã cam kết áp thuế lên tới 10% đối với hàng nhập khẩu toàn cầu và 60% đối với hàng hóa Trung Quốc, cộng với thuế nhập khẩu phụ thu 25% đối với các sản phẩm của Canada và Mexico.Từ Trung Quốc đến châu Âu, từ Canada đến Mexico, thị trường thế giới đang chao đảo vì lời đe dọa áp thuế quan của ông Donald Trump.

-Đối tượng đánh thuế nhắm vào các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ (Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong năm 2024 là 1,2 nghìn tỷ USD, con số lớn chưa từng thấy) Hiểu đơn giản là các quốc gia mà Mỹ xuất khẩu sang nước đấy ít (bán hàng cho nước đấy ít) mà nhập khẩu nhiều (mua hàng nước đấy nhiều))

=> Dòng tiền Mỹ nhận lại âm từ đó muốn thu lại thông qua tiền thuế.

1

-Hiện tại, các nhà đầu tư vẫn lo lắng về nguy cơ lạm phát và suy thoái trước thời điểm Tổng thống Donald Trump công bố thuế quan đối ứng vào ngày 2/4/2025 - Đây là một sự kiến khá trọng yếu, ảnh hưởng lớn đến các nước và cả thị trường chứng khoán ta.

-Tuy nhiên, tâm lý đã cải thiện phần nào khi BloombergWall Street Journal cho biết phạm vi thuế quan có thể thu hẹp hơn và một số lĩnh vực có thể không bị áp thuế ngay. Vào cuối ngày 24/3, ông Trump cho biết Mỹ có thể miễn thuế đối ứng cho “nhiều quốc gia”. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng cũng chia sẻ báo chí rằng thuế quan áp lên các lĩnh vực như dược phẩm và ô tô có thể được áp dụng trong “tương lai gần”. -->Tổng thống Trump cũng hé lộ khả năng có “sự linh hoạt” trong chính sách thuế đối ứng, giúp các chỉ số trung bình chính tăng điểm và S&P 500 tránh khỏi tuần giảm thứ 5 liên tiếp.

2

-->Đây là các loại thuế mà nhiều chuyên gia cho rằng, sẽ làm đảo lộn dòng chảy thương mại, làm tăng chi phí và dẫn đến sự trả đũa, kéo theo bất ổn lan rộng

II. VIỆT NAM TRƯỚC NỖI LO ÁP THUẾ

-Việt Nam là quốc gia có lượng thâm hụt nằm trong top của Mỹ, sau Trung Quốc, Mexico và lớn hơn cả Canada. Mặc dù gần đây các thông tin cho thấy Trump dọa áp thuế Canada nhiều lần nhưng Việt Nam chưa từng, có lẽ một phần đến từ mối quan hệ chiến lược của Việt Nam - Hoa Kỳ hơn là chỉ xét đến những con số thâm hụt về mặt kinh tế.

-Gần đây Việt Nam cũng đã ký kết hợp đồng mua hàng hoá 90.3 tỷ USD từ Mỹ nhằm cân bằng lại thặng dư thương mại (con số thặng dư thương mai 2024 với Mỹ là 123,5 tỷ USD). Kể từ 2025, dự kiến có thể triển khai khoảng 50,15 tỷ USD, tập trung vào một số hàng hóa như máy bay, dịch vụ hàng không và khai thác dầu khí và các sản phẩm liên quan tới lọc hóa dầu. Đặc điểm chung là các hợp đồng chủ yếu do các công ty nhà nước thuộc tập đoàn điện lực, đầu khí đứng ra.

–>Việc Việt Nam có bước đi đầu tiên để giảm thâm hụt thương mại song phương với Mỹ là sự lựa chọn ứng phó chủ động, phù hợp cho Việt Nam, được giới doanh nghiệp, doanh nhân hết sức mong đợi.**

-Ở chiều ngược lại, chính sách thuế có thể tạo ra cơ hội cho Việt Nam gia tăng xuất khẩu. Một số quốc gia có mức thuế quan cao đối với hàng hóa Hoa Kỳ có thể bị đẩy ra khỏi thị trường Hoa Kỳ hoặc gặp khó khăn trong việc duy trì sản xuất. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế từ Việt Nam, làm tăng cơ hội xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực như dệt may, điện tử và thực phẩm chế biến sẵn.

III. CỔ PHIẾU NÀO HƯỞNG LỢI

-Đáng chú ý có GAS, đã ký hợp đồng dài hạn mua bán khí hóa lỏng (LNG) với các tập đoàn Mỹ. Lượng khí này đã có khách hàng, cùng là công ty con trong tập đoàn dầu khí Việt Nam, đó là POW. Ngay trong đầu tháng 3, GAS đã ký hợp đồng cung cấp khí cho nhà máy Nhơn Trạch 3, 4 POW trong 25 năm. Ước tính giá nhập (đã tính chi phí vận chuyển) rẻ hơn 20% so với giá nếu nhập tại châu Á. Chi tiết tiềm năng cập nhật cho khách hàng liên hệ với SimpleInvest để được hỗ trợ trực tiếp.

Ngoài ra với việc ký hợp đồng như trên, nhóm xuất khẩu sẽ đỡ lo về việc có một đòn áp thuế thẳng tay của Trump.

–>Việt Nam có lợi thế về chi phí lao động thấp, sản xuất giá rẻ, và các ngành công nghiệp xuất khẩu đang ngày càng trưởng thành. Đây là lợi thế giúp Việt Nam gia tăng sản lượng xuất khẩu và duy trì được tính cạnh tranh trong các ngành hàng chủ lực. Đồng thời, Việt Nam có thể thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như sản xuất điện tử, công nghệ, và chế biến thực phẩm nhờ vào các ưu đãi thuế và môi trường đầu tư ổn định.

Điểm khuyến nghị mua bán cụ thể liên hệ SimpleInvest để được hỗ trợ chi tiết và chính xác điểm mua bán nhất.

=> NHÀ ĐẦU TƯ MUỐN HỖ TRỢ CẬP NHẬT LIÊN TỤC VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHÍNH XÁC VÀ HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ NHẤT CÓ THỂ LIÊN HỆ TRỰC TIẾP ĐỂ THAM GIA HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHÍNH THỨC VÀ NHẬN TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ!

NHÀ ĐẦU TƯ NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY VÀ BỔ ÍCH HÃY ỦNG HỘ SIMPLEINVEST BẰNG NÚT LIKE VÀ BÌNH LUẬN ĐỂ ĐỘI NGŨ RA NHIỀU BÀI VIẾT HƠN NỮA NHÉ!